lundi 6 août 2007

१- Sư Thật về Cuộc Tổng Khởi Nghĩa 19 – 8 – 1945 tại Việt Nam - Phan Đức मिन्ह

Sư Thật về Cuộc Tổng Khởi Nghĩa 19 – 8 – 1945 tại Việt Nam - Phan Đức Minh

1/2

Viết bài này, chúng tôi mong uớc có dịp nói chuyện tâm tình với các bạn trẻ Việt Nam ở hải ngoại, là những người, vì nhiều lý do, không có dịp biết nhiều về lịch sử Việt Nam. Nhất là lúc này môn học “ Văn Học & Lịch Sử Việt Nam “ đã được giảng dậy tại nhiều Trường Đại Học của Hoa Kỳ, trong lúc Cộng Đồng người Việt định cư tại Mỹ ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, có nhiều nhân vật nam, nữ gốc Việt tham gia vào những hoạt động Chính Trị, Tư Pháp,Văn Hóa, Kinh Tế, Khoa Học trong chính quyền cũng như xã hội Mỹ, ở những vị trí quan trọng. Đôi khi cần, chúng tôi xin phép ghi chú thêm bằng Anh Ngữ để các bạn trẻ dễ nhận rõ những sự việc đã xẩy ra trong Lịch Sử dân tộc của chúng ta.


1.- Việt Nam trước 19 tháng 8 - 1945 :

* Đi theo đường lối, chính sách cuả hai triều Vua tiền nhiệm : Các Vua Minh Mệnh và Thiệu Trị cuả nhà Nguyễn, Vua Tự Đức không chấp nhận mọi việc liên lạc, giao thiệp với các quốc gia khác, dù chỉ là trên căn bản thương mại mà thôi.

* Các chính phủ Anh, Pháp, Tây Ban Nha lúc đó đang trên đường đi tìm kiếm thuộc địa hầu đáp ứng đà phát triển cuả nền công kỹ nghệ trong nuớc về tài nguyên, nhân công, thị trường tiêu thụ vv… cho nên đã giúp đỡ cho nhiều tầu buôn cuả tư bản nuớc mình, mang theo giấy giới thiệu để xin vào Việt Nam liên lạc buôn bán làm ăn. Vua Tự Đức thẳng tay chối từ, không chấp nhận.

* Cũng trong thời gian này, các vị Giáo Sĩ từ Âu Châu tới Á Châu cũng như Việt Nam để truyền bá Đạo Thiên Chuá. Vua Tự Đức ban hành Dụ cấm đạo : người ngoại quốc vào Việt Nam giảng đạo sẽ bị tử hình, các Linh Mục Việt Nam không chịu bỏ đạo sẽ bị khắc chữ vào mặt và bị đưa đi các trại giam ở vùng núi rừng hiểm độc. Phải đối phó với càc vụ nổi loạn cuả các lực lựợng còn hoài vọng Nhà Lê, chống lại triều đình Nhà Nguyễn, lại thấy các Giáo Sĩ Tây Phương vào truyền đạo ngày một lan rộng, trái với chính sách cuả triều đình lúc đó là “ Tuyệt đối không liên lạc, giao thiệp với nuớc ngoài duới mọi hình thức “ , Vua Tự Đức ban hành thêm Sắc Dụ ngày 21 - 3 - 1851, trong đó có nói : xử tử hình tất cả các Giáo Sĩ Tây Phương cũng như Việt Nam trên toàn lãnh thổ đất nước. Các giáo dân bị coi là đồng loã với quân phản nghịch ngoại quốc nên cũng chịu chung hình phạt. Ngày 1 - 5 - 1851, Giáo Sĩ Augustin Schoeffler bị chém đầu ở Sơn Tây. Năm sau , Giáo Si Jean Louis Bonnard bị chém đầu cùng với nhiều giáo dân ở ngoài Bắc...

* Chính phủ Pháp- đang cần có thêm nhiều thuộc địa ( Colonies ), nhân dịp này, tạo cơ hội để đưa quân vào đánh chiếm Việt Nam. Đánh chiếm Gia Định trong Nam. Sau đó chiếm Đà Nẵng năm 1858. Năm 1867, Nam Bộ trở thành nhượng địa, trực tiếp cai trị bởi chính phủ Pháp . Năm 1875, quân Pháp đánh chiếm Thành Hà Nội. Năm 1884, tất cả phần còn lại cuả đất nuớc Việt Nam bị đặt dưới sự bảo hộ cuả nuớc Pháp ( 1884 : French protectorate imposed over the rest of the country ).




Người Pháp cai trị Việt Nam :

* Năm 1897, ông Doumer làm Toàn Quyền Đông Dương ( Governor General of Indochina- Viết dựa theo gốc chữ Pháp : Gouverneur Général, chớ không viết General Governor ) , đặt ra các thứ thuế đinh, điền, thổ trạch, muối, thuốc phiện, xuất nhập cảng. Trong thời gian này, nền nông nghiệp, công kỹ nghệ tại Việt Nam được mở mang, canh tân, phát triển, đường xá, cầu cống được xây dựng. Năm 1902, Ông Beau thay ông Doumer trong chức vụ nói trên, thiết lập chuơng trình dậy học dựa theo kiểu cuả người Pháp. Pháp ngữ là ngôn ngữ chính được dùng trong các truờng học lớn nhỏ, thay thế cho nền nho học chịu ảnh hưởng cuảTrung Quốc. Các cơ sở bưu điện, y tế được xây dựng vv… Bộ mặt bên ngoài cuả đời sống xã hội Việt Nam quả thực có nhiều thay đổi tiến bộ, Tuy nhiên, ï người Pháp tới Việt Nam, một thuộc địa tốt nhất về nhiều mặt so với các thuộc địa cuả Pháp đã có lúc bấy giờ, không phải vì lòng tốt, giúp cho dân tộc Việt Nam tiến bộ, phát triển với “ Tinh thần tương trợ quốc tế - Spirit of International Mutuality ) như trong các sinh hoạt cuả cộng đồng quốc tế ngày nay. Những công trình mở mang, phát triển lúc đó trên lãnh thổ Việt Nam, chính yếu là thúc đẩy Việt Nam theo kịp với nhu cầu đòi hỏi cuả người Pháp trong việc khai thác thuộc địa, phục vụ cho sự phát triển cuả nền kinh tế tại Pháp Quốc đang được kỹ nghệ hoá (industrialized) một cách mạnh mẽ trong nội địa cũng như trên “ thương trường quốc tế - International market “.


* Người Pháp cũng cứng rắn dập tắt mọi sự chống đối đưa đến “ nỗi loạn, khởi nghiã – Revolt, rising up in arms “ cuả dân bản xứ. Người Pháp không quên đào tạo lớp người bản xứ được hưởng khá nhiều quyền lợi, để tiếp tay với họ cai trị thuộc điạ này. Sự căm hờn, uất ức cuả giới trí thức, lớp người hiểu biết, có tinh thần quốc gia, yêu nước, thương xót dân tộc cứ càng ngày càng âm ỉ rồi lớn mạnh dần lên.

* Cụ Phan Tây Hồ đã gửi cho nhà cầm quyền Pháp 1 bức thư, nói: “Chính phủ nên chọn hiền tài, trao quyền hành cho họ, lấy lễ mà mà tiếp, lấy thành mà đãi, nới rộng quyền ngôn luận cho các nhân sĩ, báo chí để thông đạt tình dân, thưởng phạt nghiêm minh, kiểm soát quan lại tránh cho dân những điều bất công, oan trái, sưả đổi luật pháp, giảm bớt sưu thuế ,khuyếch trương công nghệ thì sĩ dân sẽ vui lòng giúp chính phủ. Lúc ấy sẽ không còn ai lo toan tính đến việc chống lại chính phủ nưã...” Người Pháp khi nào chịu nghe những lời khuyến cáo cuả Cụ Phan-Tây-Hồ cũng như gạt bỏ lý thyết “ Pháp-Việt đề huề – French- Vietnamese Concord “ do Cụ Phan Bội Châu đưa ra để thực hiện một cuộc “Sống chung “ trong an bình vui vẻ giưã chính phủ cai trị và dân chúng bản xứ.

3.- Những cuộc chống đối cuả tầng lớp trí thức mới :

Ở đây, vì khuôn khổ hạn hẹp, chúng tôi chỉ nêu lên những vụ tiêu biểu, điển hình nhất mà thôi.

* Cụ Phan-Bội-Châu vận động cho phong trào Cách Mạng chống Pháp, nhờ sự giúp đỡ cuả Trung Hoa và Nhật Bản lúc đó. Cụ bị bắt năm 1925 tại Thượng Hải rồi bị dẫn về Việt Nam trị tội. Do sự phản kháng cuả dân chúng trong nước lên cao dữ dội nên người Pháp không dám quyết liệt hạ thủ Cụ Phan, mà chỉ liên lạc với Nhật Bản trục xuất Cụ.

* Năm 1917, Ông Lương-Ngọc-Quyến từ Nhật Bản về Việt Nam gây dựng lực lượng đấu tranh chống Pháp, nhưng Ông đã bị mật thám Anh ( British secret police ) bắt tại Hương Cảng rồi giao lại cho Pháp vì lúc đó Anh và Pháp là những “ Đế quốc – Imperialist nations “ đang cai trị nhiều thuộc địa trên thế giới, có quyền lợi chính sách giống nhau nên là bạn đồng minh với nhau. Ông Quyến bị giam vào nhà tù ở Tỉnh Thái Nguyên, miền thượng du Bắc Việt.

* Ít lâu sau, Ông Đội Cấn chỉ huy cuộc khởi nghiã chống Pháp nhưng sức yếu nên bị quân đội Pháp dẹp tan trong vài tháng.

* Sau Thế chiến thứ I, năm 1919, một Hội Nghị Hòa Bình được tổ chức tại Versailles ở Pháp, một nhóm nhân vật dấu tranh cho Độc Lập của Việt Nam đang cư trú tại Thủ Đô Paris, trong đó có Nguyễn Ái Quốc ( Nguyen, the Patriot ), tức Hồ Chí Minh, cán bộ Cộng Sản Quốc tế và lãnh tụ cộng sản Việt Nam sau này, soạn thảo một chương trình 8 điểm cho cuộc đấu tranh giành Độc Lập cho Việt Nam và gửi tới Hội Nghị Hòa Bình nói trên. Nguyễn Ái Quốc tìm gặp Tổng Thống Mỹ Woodrow Wilson ( 1856- 1924, vị Tổng Thống thứ 28 của Mỹ, 2 nhiệm kỳ, và được coi là 1 trong những vị Tổng Thống vĩ đại của Hoa Kỳ ) để yêu cầu ủng hộ cho chương trình 8 điểm nói trên, nhưng vị Tổng Thống Mỹ lại muốn Việt Nam đi đến Độc Lập theo chương trình 14 điểm của Ông dành cho tất cả các dân tộc trên thế giới đang bị cai trị bởi một quốc gia khác. Mỹ chống đối chính sách thuộc địa. Thế là mộng ước của Nguyễn Ái Quốc không thành.

* Năm 1923, một thanh niên Việt nam yêu nước, Phạm Hồng Thái , đã cho nổ bom mưu sát viên Toàn Quyền Đông Dương lúc đó là Martial Merlin, đi công cán ở Nhậït Bản rồi về Sa-Điện, thuộc Quảng Châu, Trung Hoa. Merlin thoát chết, nhưng một số người Pháp, tổ chức tiệc tùng đón tiếp, bị chết và bị thương. Chiến sĩ Phạm Hồng Thái đã nhẩy xuống sông để tự sát, không cho Pháp bắt và khai thác lấy tài liệu, tin tức. Tinh thần chống chính quyền cai trị cuả thực dân Pháp (French colonialits ) càng dâng cao như bão nổi ở Việt Nam. * Năm 1925, Vua Bảo-Đại lên ngôi lúc 12 tuổi. Sau đó sang Pháp tiếp tục con đường học vấn.

* Tại Quảng Đông, Trung Hoa, Nguyễn Ái Quốc thành lập “ Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội - The Revolutionary Youth League of Vietnam ), tổ chức nòng cốt đầu tiên của Phong Trào Cộng Sản quốc tế ở Đông Dương ( the first truly Marxist organization in Indochina ), với mục đích cộng sản hóa toàn thể vùng này ( Vietnam, Laos & Cambodia ). Một Chi Bộ ( Party cell ) được đưa về Việt Nam gây dựng cơ sở và lực lượng chống Pháp, tạo chính nghĩa ( Just cause ) cho cuộc đấu tranh lâu dài. Cũng thời gian đó Việt Nam Quốc Dân Đảng ( The Vietnam Nationalist Party ) được thành lập với đường lối chủ trương đối lập hẳn với tổ chức cộng sản nói trên.

* Năm 1929, thấy thời cơ đã thuận lợi, Nguyễn-Ái-Quốc - người đã được đào tạo, huấn luyện rất thuần thục về mọi chiến thuật, chiến lược đấu tranh ( struggling tactics & strategies ) tại Nga Sô , đổi tên “ Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội “ thành “ Đông Dương Cộng Sản Đảng – Indochinese Communist Party “ để ra mặt hoạt động , đấu tranh theo đường lối, chính sách của phong trào cộng sản toàn cầu.

* Năm 1930, Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học, lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng khởi nghiã vũ trang chống Pháp tại Tỉnh Yên Bái, miền thượng du Bắc Việt vào ngày 10 tháng 2, nhưng thất bại vì lực lượng không cân xứng, lực lượng quân đội Pháp được trang bị vũ khí tối tân và mạnh hơn gấp nhiều lần. Lãnh Tụ Nguyễn Thái Học cùng các nhân vật lãnh đạo cuả Đảng , 13 người, bị bắt và bị xử tử: chặt đầu bằng máy chém ( Guillotine ) ngày 17 – 6 – 1930. Nguyễn Thái Học cùng các đồng chí bình thản, hiên ngang bước lên máy chém, không chút sợ hãi. Nguyễn Thái Học còn để lại cho hậu thế câu nói bất hủ “ Không thành công thì cũng thành nhân “. Ông muốn nói: không đạt được mục tiêu của đại cuộc thì ít nhất cũng xứng đáng làm một người con yêu nước của Tổ Quốc Việt Nam.

Aucun commentaire: