mercredi 15 août 2007

BUỔI HỌP CUỐI CÙNG QUỐC HỘI LƯỠNG VIỆN VNCH

BUỔI HỌP CUỐI CÙNG QUỐC HỘI LƯỠNG VIỆN VNCH
Trần Đính Ngọc

... Sau khi Dân Biểu Cộng Sản nằm vùng Lý quý Chung, một đệ tử thân tín và trung thành của tướng Dương văn Minh, vào buổi họp chót của Quốc Hội Lưỡng Viện VNCH, tức là vài ngày sau cùng của Miền Nam VN thân yêu còn trong tay người Quốc gia, Lý quý Chung, với định kiến và đã bàn với Dương văn Minh, Vũ văn Mẫu cũng như chịu lệnh của Thích Trí Quang, y đã “tả xông hữu đột”, hết sức thuyết phục Quốc hội Lưỡng viện VNCH trao quyền Tổng Thống cho Dương văn Minh, càng sớm càng tốt.


Lý quý Chung đã viện dẫn nhiều lí do, đưa ra những lời cam kết long trọng rằng chỉ có Đại tướng Dương văn Minh mới cứu vãn được tình thế đã quá suy sụp này. Y tha thiết xin Quốc Hội sớm trao quyền TT cho Đại tướng Dương văn Minh kẻo nguy ngập lắm rồi. Hơn nữa, trong cuộc trao đổi ở giữa cuộc họp chính, bởi vì không khí căng thẳng quá, các Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hạ Viện, các trưởng Khối của Quốc Hội được hội ý với các Đại sứ như Pháp, Mỹ, Canada v.v... theo đó Cộng hòa miền Nam VN được bắn tin rằng Hà Nội có thể nói chuyện với Chính Phủ Dương văn Minh (một ngón đòn của Hà Nội, ghi chú của người viết) và còn đưa ra kì hạn là 12 giờ đêm nay nếu Hà Nội không nhận được tin QH/VNCH trao quyền cho Dương văn Minh thì chúng sẽ gủi vào 10,000 đạn pháo 122 ly cho dân Sàigòn. Vì thế đêm đó, 27-4-1975, lúc hơn 10giờ, Quốc Hội đã bỏ phiếu thỏa thuận Đề luật đó bởi chẳng còn con đường nào khác.


Tôi đã dự một phiên họp Quốc Hội vô cùng gay cấn, căng thẳng thần kinh, bàng hoàng nghĩ rằng miền Nam đã đến ngày tận số, còn ai có cây đũa thần biến đổi tình hình miền Nam này được và tôi ngồi đây, cũng chỉ là để chứng kiến một cuộc bức tử thảm thiết (trong đó tôi cũng là một thành phần); cái thòng lọng đã treo lơ lửng trên đầu tội nhân “vô tội”, ngực gắn mảnh giấy ghi 4 chữ đỏ trên nền vàng: “Việt Nam Cộng Hòa” sau 21 năm kiên cường chống Cộng sản, bọn người với dã tâm xích hóa toàn vùng Đông Nam Á.


Ông TT Nguyễn văn Thiệu đã xin rút khỏi chức vị TT để trở về với Quân Đội đặng có thêm “một tay súng”(!) cho Quân Đội, trao quyền cho cụ Trần văn Hương.


Cụ Trần văn Hương già yếu, vốn xưa nay chỉ là nhà giáo, nhờ cụ dạy và làm gương về đạo đức và thanh liêm hoặc hành chánh thì được nhưng nhờ cụ đánh đông dẹp bắc, an định tình thế, chỉ huy tướng lãnh trong lúc hỗn loạn như thế này thì quả là “đưa người yếu đi đánh vật và chỉ trao quyền lấy được”. Cụ không muốn nhận là phải bởi cụ có biết gì về quân sự!


Và đến bây giờ là Dương văn Minh!

Tôi nhớ bữa đó có một số DB, NS vắng mặt, vắng mặt nhiều nhất trong những phiên họp QH Lưỡng viện từ ngày tôi vào Quốc Hội. Tôi thông cảm, ai cũng tìm đường sống nhưng còn nhiệm vụ nặng nề thì bỏ cho ai đây? Chẳng lẽ chỉ làm DB, NS những lúc thanh bình, được ăn trên ngồi trốc, sung sướng bản thân và gia đình còn lúc quốc biến thì nhanh chân chuồn, trước tất cả mọi người? Lương tân kẻ sĩ không cho phép ta làm điều đó!

Bởi thế sau này, cuối năm 1985, khi cả gia đình tôi được đoàn tụ ở Hoa Kỳ, sau khi đã mất hết tài sản một đời làm việc, dành dụm vì cho con vượt biển, băng rừng, nhà tôi cứ trách tôi rằng chính vì tôi bỏ mấy chiếc tầu đánh cá ở Bến Đá Vũng Tàu về họp QH Lưỡng viện bữa đó mà suýt nữa cả gia đình tiêu tan và suýt nữa tôi đi tù cải tạo không có ngày về, có khi đã chết.

Tôi nhớ, đang cuộc họp này, cuộc họp QH Lưỡng Viện ngày 27-4-1975, một Cảnh lại trình lên bà Nguyễn thị Hai, Đệ nhị Phó chủ tịch HNV, lúc đó bà đang ngồi trên bàn Chủ tọa, báo rằng bà có một cú điện thoại cần. Sau khi nghe ĐT, bà Hai bỏ đi một nước không trở lại họp nữa. Sau này được biết rằng, máy bay đang đợi bà trong Tân Sơn Nhất, họp chẳng họp thì đừng!

Chiến lược bỏ miền Trung của TT Nguyễn văn Thiệu sai lầm ngay từ đầu nên ngày nay tướng Ngô quang Trưởng, Tư lệnh Vùng I Chiến thuật còn phàn nàn, một cuộc rút lui vô tổ chức khiến hại người, hại của và cũng vì chạy vô trật tự như thế, Cộng quân đã được đà đánh đuổi quân dân ta. Người dân chạy tán loạn trên đường, leo lên xà lan, lên tầu, Cộng quân pháo theo chết như rạ thây rớt xuống biển, xuống sông, thây nằm đầy đường, máu me cùng khắp, thực chưa có một chiến trận nào thảm khốc bằng.


Từ cuộc tháo chạy ở miền Trung ấy, quân, dân miền Nam đã mất nhuệ khí, điều rất cần trong khi đánh giặc, nhiều đơn vị chạy vào đến Sàigòn thì quân số đã hao hụt, tán lạc quá nửa, không còn tập trung lại được mà cũng chẳng có ai đứng ra làm việc ấy. Qua ngày 28, tướng tá đã đi khá nhiều; Thiệu, Khiêm, Kỳ, Cao văn Viên, Thủ tướng Nguyễn bá Cẩn v.v...có lẽ đang ung dung ở ngoại quốc bởi những anh này dư phương tiện. Chỉ dân đen với chức quyền không phương tiện là khốn khổ!


Dù có biết sách lược triệt thoái miền Trung là sai, tất cả đã quá trễ. Người ta bảo TT Nguyễn văn Thiệu tính “tháu cáy” Mỹ, để Mỹ sớm gửi quân viện cho miền Nam (vì không quân viện là phải chết) nhưng Mỹ đã có chương trình riêng của Mỹ, Mỹ “don’t care”. Ông Thiệu có nói một câu đáng cho ta suy nghĩ: “Làm kẻ thù của Mỹ dễ hơn là làm đồng minh với Mỹ”.(Liệu ngày nay, Mỹ có thể dùng Việt cộng như cái lá chắn Trung cộng được không?)


Thực vậy, điều vô cùng quan trọng và là chìa khóa của ván bài: Chính phủ Mỹ, do tiến sĩ giấy Henry Kissinger thao tác, đã đi đêm với Nga-Tàu, mặc cả, đổi chác, quyết lòng dâng miền Nam cho CS quốc tế (mà Việt gian CS chỉ là tay sai, được CS quốc tế cho phép quản lí) để đổi lấy một cái gì đó chỉ họ biết với nhau; thí dụ để đổi lấy an toàn cho Đài loan, hay dồn tiềm lực lo cho Do Thái (nước mẹ của Kissinger) đang bị nhiều áp lực từ khối Hồi giáo ở Trung đông v.v... (Đã đến nước đó thì VNCH mạnh mấy cũng phải qui hàng. Tương tự, nếu Việt gian CS cũng bị quốc tế CS hi sinh để đổi chác với Hoa Kỳ thì Hà Nội sẽ có rừng cờ vàng ba sọc đỏ ngay. Bởi thế, những anh cán ngố chớ nên kiêu căng, tự phụ!)


Kể từ sau khi QH bỏ phiếu “Thuận”, trao quyền TT cho Dương văn Minh đêm đó, Bộ Tham Mưu của Dương văn Minh rất hồ hởi phấn khởi, anh nào cũng đinh ninh là mình sẽ có một ghế Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng; tép riu cũng Tổng Giám đốc, Giám đốc...những anh tự nhận thành phần thứ ba, ở trong nước và từ Pháp, từ Mỹ về cũng hi vọng tràn trề; còn Vũ văn Mẫu, con đẻ của Ấn Quang, một tên Việt gian xuẩn động ăn cơm QG thờ ma CS thì nắm chắc cái ghế Thủ tướng. Những anh há họng chờ sung này nghĩ rằng cuộc đời sẽ đẹp như mơ!


Nhưng ở đời, thấy vậy mà không phải vậy!

TỰ DO HAY LÀ CHẾT

Buổi họp Quốc hội Lưỡng viện hôm đó, với cá nhân tôi, cũng là buổi họp Quốc Hội cuối cùng trong 4 năm Dân Biểu Hạ Nghị Viện (1971-1975) vì như đã trình bày, tôi biết chắc chắn Sàigòn sẽ mất đến nơi, tự nhủ lòng bằng bất cứ giá nào, tôi phải tìm đường ra ngoại quốc dù có để lại tài sản hàng nghìn tỉ đô-la (tôi không có, nhưng giả sử có) cũng không hề tiếc xót. Khi tôi mới hơn chục tuổi đầu, bố tôi đã căn dặn tôi không được đi theo, sống với Vẹm vì Hồ là một tay Việt gian hung ác cực kì, không thể tin được. Bố tôi đã gia nhập VNQDĐ, đã du học Tàu và Nhật thới Đông kinh Nghĩa thục của các cụ Phan bội Châu và Phan chu Trinh, và chắc chắn là bố tôi đã quá rõ về ông Hồ chí Minh. Bố tôi đã bị Pháp và Việt Minh bắt giam nhiều lần rồi thả.


Vì thế, với tôi, tâm tâm niệm niệm lời bố tôi nói, sống nghèo, thanh đạm, đủ ăn cũng được nhưng có tự do bởi tự do quí như sinh mạng con người. Sống mà không có tự do, thà chết sướng hơn như nhà tư tưởng Hoa Kỳ, Franklin, đã nói:”Give me Liberty or give me death” (Cho tôi tự do hay là giết tôi đi). Giầu có, tiền nhiều thóc dư mà sống trong nhà tù (dù lớn là cả nước như VN hiện nay, hay nhỏ là trại giam) thì cuộc sống cũng vô nghĩa.


Tân đệ nhất phu nhân Pháp, bà Cecilia Sarkozy, nói với báo chí khi TT Nicolas Sarkozy mới đắc cử tháng 6-2007, là bà không thích hợp với vai trò đệ nhất phu nhân (tù túng) ở điện Elysée mà bà thích mặc chiếc quần jean, cái áo thung đi bát phố, muốn tấp vào đâu coi, ăn quà, xem ciné cũng được, không ai nhòm ngó, không ai phiền hà. Đó chính là tự do.


Còn công nương Diana, hoàng gia Anh, lúc sinh thời cũng cùng một ý nghĩ y như Cecilia Sarkozy. Ấy là hai phụ nữ trẻ này đang sống trong hoàng cung, sung sướng bậc nhất, muốn gì được nấy mà vì nghi lễ bó buộc của phủ tổng thống, của hoàng tộc, hai bà đã phải thốt ra như thế. Đủ biết tự do quan trọng cho đời sống như thế nào!


LM Nguyễn văn Lý, người anh hùng của dân tộc VN đã tuyên bố ở giáo xứ Nguyệt Biều trước khi bị công an CS bắt:


“Tự Do tôn giáo hay là chết”


Sau này, LM Nguyễn văn Lý không chỉ tranh đấu cho Tự do tôn giáo mà cho các quyền tự do của đồng bào VN: Tự do ngôn luận, tự do ra báo, tự do hội họp, lập đảng chính trị, tự do ứng cử, bầu cử, tự do đi lại v.v...Những quyền tự do ấy không một công dân nào không cần và theo Công pháp quốc tế, không một quyền lực nào có thể xâm phạm hay triệt tiêu chúng khỏi con người.


Hồ tặc và bọn thủ hạ Việt gian chưa hề bị mất tự do nên không biết nó khổ như thế nào nên chúng cứ ngang nhiên đày đọa, ngược đãi người dân, bỏ tù cùm kẹp người dân tàn ác hơn những kẻ độc ác đày đọa những con thú, chà đạp lên sự đau thương thống khổ của đồng bào.

Lí do tôi có tầu vượt biển cho cả gia đình thật giản dị. Tôi quen vợ chồng anh chị Nguyễn văn T. làm nghề ngư phủ ở Bến Đá, Vũng Tàu, những người ít học nhưng chân chất thật thà, CG ngoan đạo. Tôi biết anh T. từ khi ra Vũng Tàu (dăm năm trước 1975) để sinh hoạt với các cháu thiếu nhi trong một giáo xứ CG mà chị T. là đoàn trưởng thiếu nhi, còn tôi là hướng dẫn viên và bảo trợ viên. cho các cháu.


Nhiều lần, tôi và các thiếu nhi, có những anh, chị lớn, đốt lửa trại, ca hát, diễn kịch, học hỏi giáo lí và những điều hữu ích v.v...thật vui và bổ ích. Lần nào ra Vũng Tàu tôi cũng ngủ đêm tại nhà anh chị T., gặp lúc tầu đánh cá của anh chị từ biển về, tôm, cá, sò, ốc ê hề, tôi tổ chức cho các thiếu nhi cùng ăn bữa tối với nhau trước khi đốt lửa trại. Cả đoàn sinh hoạt rất vui vẻ và bổ ích.


PHẢI RA ĐI DÙ SỐNG HAY CHẾT


Đại gia đình anh chị T. (gồm cha mẹ, ông bà, anh, chị em, hiện nay đang ở Hoa Kỳ) có tất cả 5 chiếc tầu đánh cá, hai cái mới tinh, lớn, tốt có thể lênh đênh trên biển hàng vài tháng vẫn có đủ dầu để chạy và thức ăn, nước uống cho nhiều người. Ba cái kia nhỏ hơn nhưng vẫn ra khơi đánh cá cả tuần mới về, mỗi cái chở được cả trăm người.


Bữa đó, tôi có việc ra Vũng Tàu và nhân tiện ghé anh chị T. Tôi nói với anh T. tình hình quân sự với áp lực nặng nề của Cộng quân và lo rằng có thể phải di tản. Anh chị T. mời tôi và gia đình xuống tầu đi với anh chị nếu tình thế quá nguy hiểm. Anh nói đại gia đình có 5 chiếc tầu đánh cá, tôi muốn lên tầu nào cũng được, có thể đi tới Guam, Phi luật tân, Indonesia v.v.... Anh nói sang ngoại quốc, vì anh không biết tiếng Anh, anh nhờ tôi giúp anh chị vấn đề thông dịch, hoặc điền giấy tờ, kiếm việc làm v.v... Được anh chị đồng ý, sau đó tôi đã rủ thêm hai người bạn thiết của tôi, gia đình anh A và gia đình anh T. ở ông Tạ cùng xin đi tầu với anh chị T. Ba người chúng tôi đã đưa cho anh T. hơn 3 triệu đồng, dư dả để mua xăng, dầu thực phẩm và nước uống. Mọi việc sắp xếp xong vào đầu tháng 4-1975 chỉ còn chờ tình hình “biến chuyển mạnh” là ra khơi.


Giữa tháng 4-75, e con đường Vũng Tàu sẽ bị nghẽn vì chiến cuộc, tôi và hai anh bạn A và T đã đưa gia đình ra trú ngụ tại nhà anh T. để chờ ngày lên đường. Khoảng ngày 24 hay 25 gì đó, chúng tôi nghe được lời thông báo trên radio là mời các DB, NS về họp Quốc Hội Lưỡng viện, việc rất quan trọng.


Sau khi nghe nhiều lần nhắc đi nhắc lại, tôi tự nghĩ mình phải về làm nhiệm vụ của DB do cử tri đã trao phó cho mình. Trong lúc dầu sôi lửa bỏng thế này, dân chúng tản lạc hết, chạy trốn hết mà mình cũng bỏ nhiệm sở thì thực thiếu sót. Sau khi suy nghĩ kĩ, tôi dăn gia đình cứ ở lại đó, khi nào gia đình anh chị T. xuống tầu ra khơi thì đi với gia đình anh chị ấy. Họ sống mình sống, họ chết mình chết. Còn phần tôi, tôi phải về Sàigòn họp Quốc hội, sau đó nếu có chuyện gì tôi cũng sẽ tìm đường đi, một mình tôi xoay xở vẫn dễ hơn là có cả gia đình vì các con đa số còn nhỏ.


Dân dò xong, tôi lái chiếc xe LaĐàlạt về Sàigòn. Nhưng khi tôi mới về đến nhà được vài giờ, đang liên lạc với văn phòng HNV thì nhà tôi đưa các cháu về. Hỏi tại sao về? Nhà tôi nói sợ ra ngoại quốc mà tôi bị kẹt lại thì biết xoay xở làm sao ở ngoại quốc. Chết một đống hơn sống một người. Thôi thế là hỏng hết! Tôi than thấm và chính vì thế mà gia đình tôi bị kẹt lại đến 6 năm sau cho những đứa con và gần 11 năm sau nhà tôi với cô con gái áp út mới được đoàn tụ với tôi ở Hoa Kỳ qua diện đoàn tụ.


Dầu sao, Ơn Trên vẫn còn phù hộ gia đình tôi. Của cải bị mất hết vì nhiều chuyến bị lừa vì vượt biển nhưng người thì qua khỏi hết, không bị chết trên biển hoặc trong rừng già biên giới Miên-Việt mà hơn nửa triệu người là nạn nhân. Điều đó tôi nghĩ cũng từ mẹ tôi. Cả đời bà, bà dạy tôi và các anh chị tôi:


“Có đức mặc sức mà ăn.”

xem ra quá chí lí.

Nếu không có những may mắn đó, không biết giờ này tôi có còn được ngồi đây gõ computer mà chuyện trò với bạn đọc không, khi đã có rất nhiều anh em đồng ngũ (Khóa 13 Sinh viên SQ Trừ Bị Thủ Đức) và đồng Viện (QH) khi xưa đã bỏ mình trên các chiến trường, trong các trại tù Cộng sản, trong đường rừng và trên biển Đông!

Và tôi nghĩ, họ muốn tôi nói lên giùm họ những điều họ đã nghĩ và chưa nói ra được!


THẦY GIẾT CON RỒI !


Được biết tướng Dương văn Minh tuyên bố danh sách thành phần Chính phủ ngay sau đó, gồm:

- Đại tướng Dương văn Minh, Tổng Thống nước VNCH, Tổng Tư Lệnh Quân Lực VNCH.

- Thủ tướng: GS Vũ văn Mẫu

- Bộ trưởng Thông tin: DB Lý quý Chung

- Bộ Trưởng Nội Vụ: Nghị sĩ Hồng sơn Đông

- Thứ trường Nội Vụ: Dân Biểu Đoàn Mại.

- Còn lại nhiều chức vụ khác nhưng người kể không nhớ.

Sau khi đã sắp xếp xong, Dương văn Minh mời tất cả Nội các và tay chân thân tín, yểm trợ viên (rất đông) đến họp ở Dinh Hoa Lan, nơi ông ta ở.

Nên nhớ rằng tình hình lúc đó quá bi đát. Việt cộng và quân ta vẫn còn quần thảo với nhau ở mặt trận Long Khánh. Các cửa ngõ vào Sàigòn đều có Việt cộng, đều có mũi tiến công của Việt cộng với nhiều Sư đoàn tinh nhuệ của Bắc việt. Tinh thần quân ta vẫn cao nhưng những tiếp tế, tiếp viện đều đã bị đứt đoạn với quân số không đủ, không còn trông mong gì nữa. Những Cố vấn Mỹ cuối cùng cũng đã đến điểm hẹn để lên phi cơ trực thăng. Dân chúng đô thành Sàigòn thì chỉ nghĩ đến chạy, người ta đã hoảng loạn cực kì vì Việt cộng sắp vào tới nơi rồi.

Người kể chuyện cho biết, sau khi đã an tọa, với định kiến, trước mặt bá quan văn võ, tức tân Nội các của Thủ tướng Vũ văn Mẫu, Dương văn Minh giáo đầu vài câu rồi bảo mọi người im lặng. Ông ta quay phôn cho Thượng tọa Thích trí Quang. Dương văn Minh nói lớn, tất cả mọi người đều nghe, và lời nói từ đầu giây kia cũng nói lớn nên ai cũng nghe rõ cuộc đối thoại:

-“Alô, Alô. Thưa có phải là thầy Trí Quang đấy không ạ?”


Đầu giây kia:

- “Phải, tôi là Thượng tọa Trí Quang đây. Ai đó?”


Đại tướng Dương văn Minh:

- “Thưa thầy, con là Dương văn Minh đây! ”

Đầu giây kia:

- “Có gì đấy Đại tướng?”

- “Thưa thầy, Quốc hội đã trao quyền Tổng Thống cho con 10 giờ đêm hôm qua và hôm nay con đã sắp xếp xong Nội các của con rồi. Con xin báo cáo thầy và con muốn xin thầy liên lạc với Chính phủ HàNội để thu xếp một cuộc ngưng bắn...”


Đầu giây kia:


- “Tôi đã giúp cho Đại tướng lật đổ Diệm, nay lại hạ bệ cả Thiệu, tù giờ phút này thì Đại tướng phải tự lo lấy...Nhiệm vụ của tôi đến đây là chấm dứt!!!”

Dương văn Minh có vẻ hốt hoảng:


- “Thưa thầy, thầy nói sao ạ?”

Thích Trí Quang:

- “Tôi nói từ giờ phút này, Đại tướng phải tư lo liệu lấy. Nhiệm vụ của tôi đến đây là chấm dứt!”

Dương văn Minh thảng thốt la to lên:


- “Thầy giết con rồi!”


Nói xong câu đó, Dương văn Minh cấm khẩu, quăng cái điện thoại, mặt tái xanh tái tử cắt không còn giọt máu. Ông ôm đầu, tỏ vẻ rất đau khổ, ngồi bất động một lúc lâu vì cú “sốc” quá nặng. Còn các tai to mặt lớn ngồi xung quanh, từ Vũ văn Mẫu trở xuống đều xanh xám mặt mày, thở dài thở vắn, không nói không rằng, tỏ vẻ vô cùng thất vọng. Không khí cuộc họp trở nên ngạt thở, tưởng là vui sướng lại hóa ra buồn lo.


Đó là cuộc họp đầu và cũng là cuộc họp cuối của Nội các Vũ văn Mẫu do Dương văn Minh lập ra.


VÀI ĐIỀU CẦN NÊU LÊN Ở ĐÂY

a- Dương văn Minh có quá nhiều tham vọng từ hồi được Tổng Thống Ngô đình Diệm cử làm Tư lệnh chiến dịch Rừng Sát để diệt trừ Bảy Viễn (Bình Xuyên) mặc dù họ Dương chỉ là cái cốt khố đỏ, thiển cận và theo nhiều sĩ quan cao cấp trong Bộ TTM nói với người viết, Dương văn Minh đầu óc rất trì độn, không xứng đáng là một vị tá chứ chưa nói đến tướng.( Đại tá Nguyễn hữu Duệ có viết trong cuốn hồi ký của ông “Những ngày bên cạnh TT Ngô đình Diệm” có kể Dương văn Minh ăn chận một “sắc ma ranh” đầy tiền Đông dương và kim cương, binh sĩ tịch thu được của tên Paul, con Bảy Viễn; trong chiến dịch Rừng Sát. Dương văn Minh lấy luôn không báo cáo với TT Ngô đình Diệm nhưng TT Diệm biết được, liền cho DVM ngồi chơi xơi nước nên DVM đem lòng oán hận. Dương văn Minh trả thù anh em TT Ngô vào dịp 2-11-1963, đồng lõa với Trần thiện Khiêm)


b- Dương văn Minh trông cậy vào Thích Trí Quang, coi Trí Quang như một siêu quyền lực có thể giúp Dương văn Minh gỡ những ván cờ bí khi Minh lên làm TT/VNCH.

c- Dương văn Minh cũng nghĩ Thích Trí Quang rất có “thớ” với Hà Nội, nói gì Hà Nội cũng phải nghe. Khi Trí Quang gạt phắt về vụ xin ngưng bắn, Dương văn Minh đã quá thất vọng và cả “nội các” Vũ văn Mẫu tái mặt. Lý quý Chung hiện rõ nguyên hình gia nô CS, nhưng sau cùng thì y hối hận. Y diễn tả sự ăn năn trong cuốn hồi kí của y trước khi chết. Khi Lý quý Chung còn sống, cha của Lý quý Chung đã mắng con khi thấy con mê muội theo CS:”Mày mù hay sao mà đi làm tôi mọi cho CS? Đến nước này mà mày không nhìn ra chân tướng CS?”

Còn Vũ văn Mẫu, trí thức rởm, thiển cận không biết phải trái, hay dở không xứng danh trí thức từ khi y xuống tóc thời TT Ngô đình Diệm, lòn trôn Ấn Quang, chó hùa phản đối nhà Ngô về vụ treo cờ Phật giáo. Y cũng như nhiều tên khác, ăn cơm QG thờ ma CS, như: Lý chánh Trung, Nguyễn văn Trung, Nguyễn ngọc Lan, Vũ Hạnh, Hồ ngọc Nhuận, Ngô công Đức, Phan xuân Huy, Nguyễn văn Binh, Kiều mộng Thu, Đinh văn Đệ, Nguyện hữu Hạnh, cha hổ mang Phan khắc Từ, Trương bá Cần, Thiện Cẩm v.v... là những tên phản bội QG, lòn trôn CS để chẳng được gì, lại mất trắng cả cuộc đời với CS, không được đồng bào thương, thông cảm như BS Dương quỳnh Hoa, Nguyễn văn Trấn...


Những con người giả trá, lưu manh này cần phải lột mặt nạ cho đồng bào thấy. Phan khắc Từ có được một chút “lợi” là y vẫn làm LM, chánh xứ Vườn Xoài, vẫn dâng lễ hàng ngày, đi gặp Hồng Y Phạm minh Mẫn, nhưng y vẫn lấy vợ, đẻ con. Người CG đã tởm lợm y như một cái quái thai, một con chó ghẻ!

d- Nhìn thành phần nội các Vũ văn Mẫu, người ta thấy hầu hết là bọn xôi thịt, ham chức quyền, ham bổng lộc, không vì dân tộc đất nước gì hết mà chỉ ngóng một chiếc ghế để vơ vét, làm giầu, nhất là những chiếc ghế như Thủ tướng, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại, Bộ trưởng Tài chánh, Thống đốc Ngân Khố QG, Tư lệnh, Giám đốc Cảnh sát...Nay nghe Trí Quang phán một câu xanh rờn: ”Nhiệm vụ tôi chấm dứt” làm nhiều anh té ngửa, lên kinh phong, cấm khẩu, bởi quá thất vọng, nhất là Lý quý Chung và Vũ văn Mẫu, hai tên Việt gian tay sai của Ấn Quang và là xung kích cho CS.

Nội các này hi vọng sẽ là thành phần thứ ba, không QG không CS, để cai trị miền Nam, ít nhất cũng làm được vài năm, lợi dụng vơ vét, sau đó ra đi đường đường chính chính nếu có thay đổi nữa chứ không phải trốn chui trốn nhủi như hiện tại (cuối tháng 4-75). Nào ngờ cả thầy lẫn tớ lọt vào cái rọ của VC, nhiều anh phải vào trại tù cải tạo, có anh chết ở trong tù.


e- Từ bên Tây, bên Anh, bên Mỹ về, nhiều chính khách “sa-lông” (xin miễn nêu tên) trước hi vọng bao nhiêu, nay vỡ mộng với Dương văn Minh bấy nhiêu vì không được mời một chức vụ gì, hụt giò hụt cẳng mà tình hình quân sự thì quá đen tối. Nhiều anh chị muốn trở lại Âu châu trốn cái lò thuốc súng Sài gòn không biết sẽ nổ tung lúc nào nhưng không kịp nữa. Chỉ còn chờ ngày trình diện VC đi tù. Thực không cái dại nào giống cái dại nào!


f- Đến lúc đó, lúc mà VC vào gần đến Sàigòn, tòa đại sứ Mỹ đã di tản, mặt trận cuối cùng ở Long Khánh với tướng Lê minh Đảo sắp kết thúc, với vài trái bom CBU mà Dương văn Minh vẫn còn như người mộng du, mơ tưởng một cuộc ngưng bắn, gọi Trí Quang giúp. Thảo nào các sĩ quan làm việc với y bảo y trì độn là rất đúng! Giả sử có CP ba thành phần, ngưng bắn thiệt mà giao miền Nam cho y thì khác nào trao cho đứa bé lẫm chẫm biết đi quả trứng gà cho nó cầm chơi!


g- Bây giờ ta hãy bình tâm ngồi nhìn hai miền Bắc và Nam VN.


Bắc do Hồ tặc và thủ hạ cai trị bằng chủ nghĩa Mác-Lênin quá sắt máu, gian dối, tàn ác, lừa phỉnh khiến nhân dân đồ thán, nghèo túng, lầm than cơ cực và bị giết chóc cả mấy triệu trong hơn nửa thế kỉ, truyền thống đạo lí, văn hóa tiêu vong cùng với biển đất dâng cho ngoại bang để đổi lấy vũ khí giết anh em miền Nam....


Miền Nam có Dân chủ, Tự do, Nhân quyền nhưng ngoài TT Ngô đình Diệm là tương đối khá.(nhưng TT Diệm đã bị bọn khố xanh khố đỏ theo lệnh Mỹ giết nên mới xẩy ra ngày 30-4-75). Bọn còn lại, tên thì khố đỏ khố xanh, trì độn, ba búa như Trần thiện Khiêm, Nguyễn chánh Thi, Vương văn Đông, Nguyễn triệu Hồng v.v...Những tên làm tay sai cho giặc Cộng, cõng rắn cắn gà nhà, ăn cơm QG thờ ma CS như Ngô công Đức, Phan xuân Huy, Nguyễn văn Binh...,;


tên về liếm gót giầy kẻ thù như Nguyễn cao Kỳ, Đỗ Mậu và tên nhạc sĩ già mất nết Phạm Duy v.v....


Xin hãy công bình suy xét, đất nước chúng ta, từ những người lãnh đạo cả hai Miền đồng thời như thế, có khá được không???

Vài trăm năm nữa cũng chưa đuổi kịp Singapore đâu, thưa bạn đọc!


KHÔNG THÀNH CÔNG THÌ THÀNH NHÂN


Tôi không nhớ hết những nhóm quân nhân cả sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ đã đứng thành vòng tròn, hát bài Quốc ca: ”Này công dân ơi!..”rồi hô: "Việt Nam muôn năm”, " QLVNCH muôn năm”


rồi 1,2,3, mở dăm quả lựu đạn đồng thời. Những người anh hùng này thà chết chứ không chịu rơi vào tay giặc mà từ bao năm họ đã chiến đấu kiêu hùng dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ, tượng trưng cho ba miền.


- Tôi đã quên tên Người Anh Hùng, Trung tá TQLC đã tự sát bằng lựu đạn ở vườn hoa trước Hạ Nghị Viện; nhưng tôi không quên Trung tá Võ ngọc Đường khóa 11 Đàlạt đã tự sát tại BCH Biệt động quân và Đại tá Hoàng văn Hoàn thuộc đơn vị 101 (Nhảy toán ra Bắc)Vùng 3 Chiến thuật (trực thuộc phòng Nhì Bộ TTM) đã tự sát ngay trước sân cờ Bô TTM ngày 30-4-75 sau khi Dương văn Minh đầu hàng CS. Còn rất nhiều nữa mà có lẽ chúng ta phải thâu thập tài liệu hình ảnh để làm một cuốn sách riêng về ngày 30-4-1975 lưu lại cho con cháu đọc và hiểu rõ mọi ngọn ngành, vì sao có cuộc chiến đó, Việt gian CS xâm lược cưỡng chiếm với vũ khí của quốc tế CS ra sao và miền Nam đã tự vệ với sự giúp đỡ của người Mỹ như thế nào?

Tôi không đồng ý với LS Cung đình Thanh, trong bài Thế nước, lòng dân” đăng trên Diễn đàn Huyết Hoa, có câu rằng:


“Năm 1973 Hòa hội Paris......


Không biết u mê nào đã dẫn dắt những lãnh đạo của hai miền đất nước (VN) hai bên vẫn tiếp tục quần thảo nhau và để rốt cuộc đầu năm 1975, Cộng sản đã cưỡng chiếm miền Nam...”


Tôi thiển nghĩ những người cầm bút nên cẩn trọng khi viết về những dữ kiện lịch sử.

Ông Cung đình Thanh cần nhớ rằng, Hồ chí Minh và đảng Việt gian CS miền Bắc đã xua quân vào quấy phá, giết hại người miền Nam chứ không phải u mê nào đã dẫn dắt những lãnh đạo của hai miền tiếp tục quần thảo nhau đâu.

Nếu Hồ chí Minh còn sống, ông chỉ hỏi Hồ là rõ tất cả. Hồ chết rồi thì còn người dân hai miền, nhất là dân miền Nam là biết ai gây ra chiến tranh, ai chỉ đóng vai thế thủ.

Người miền Nam, từ Tổng Thống Ngô đình Diệm cho đến TT Nguyễn văn Thiệu sau này, chỉ có tự vệ, chỉ có chống đỡ, giặc xông vào đánh mình thì mình phải đánh trả, đuổi chúng về Bắc chứ không có xâm lược ai, không tự nhiên đem quân đánh người khác, nhất là người miền Bắc, đã được quốc tế thỏa thuận cho cả hai miền đình chiến cũng như đã chia thành 2 miền theo Hiệp định Geneva năm 1954.


Ông Cung đình Thanh cũng cần nhớ rằng, Việt gian CS gây ra muôn vàn tang tóc điêu linh cho cả đôi bên chứ người miền Nam chỉ mong được VC để yên để làm ăn, học hành và tiến bộ. Đó là sự thực chúng ta không thể chối bỏ được. Nếu VC không xâm chiếm miền Nam thì miền nào ở yên miền ấy, nước VN vẫn có hòa bình như Nam và Bắc Hàn, Đài loan và lục địa và Đông Đức với Tây Đức.


- Tôi không nhớ chính xác con số vài trăm viên chức và Cảnh sát xã ấp ở Tuy Hòa bị CS bắt đứng ra xếp hàng cho chúng xử tử ngay khi chúng chiếm được Tuy Hòa, Phú Yên.


- Đồng viện với tôi, một DB khá thân, đã đứng tuổi, cùng tôi từng ngồi tâm sự về tình hình thời cuộc khi chúng tôi có giờ giải lao tại HNV, đó là anh Nguyễn Mậu, DB Quảng Tín, lập trường QG vững chắc, đã bị CS bắn ngay khi chúng vừa chiếm được Quảng Tín chỉ vì anh kiên định lập trường Quốc gia dân tộc, không nhường bước CS.

- Một đồng viện khác của tôi, anh Huỳnh văn Lầu, đạo Hòa Hảo, DB Châu đốc, một người bộc trực, ăn to nói lớn, lập trường QG, đã bị CS đưa ra sân vận động bắn khi chúng vừa chiếm được tỉnh này.

Còn rất nhiều anh hùng liệt nữ khác đã chết cho miền Nam trong ngày 30-4-75 mà bài này không thể đề cập hết. Những anh hùng Nguyễn khoa Nam, Lê văn Hưng, Phạm văn Phú, Trần văn Hai, Lê nguyên Vỹ, Hồ ngọc Cẩn, Nguyễn đình Bảo, và rất nhiều cấp Tá, cấp Úy, Hạ sĩ quan, binh sĩ v.v..., những người con yêu của Tổ quốc sẽ muôn đời được ghi nhớ bởi những chiến tích trừ gian, khử bạo, tiêu diệt bọn Việt gian CS gian ác, phi nhân, phi dân tộc, đặt mình làm nô lệ cho CS quốc tế, bán đứng đất nước cho ngoại bang!


Tôi chân thành nghiêng mình kính cẩn trước hương linh chư vị anh hùng liệt nữ đã hi sinh vì miền Nam Tự Do Dân chủ. Tôi cam đoan với quí vị rằng, quí vị đã ra đi nhưng danh thơm còn mãi mãi bởi các vị đã làm đúng, đứng về phía lẽ phải và Dân tộc, như ngày nay, cả thế giới công nhận sự hi sinh hữu ích của quí vị, phủ nhận bạo quyền hung ác tàn phá nước Việt. Những Nguyễn khoa Nam, Hồ ngọc Cẩn v.v...sẽ sống mãi trong lòng dân tộc và nhân dân thế giới tự do Trái lại, bạo quyền đã bị nhân dân VN và nhân dân thế giới phỉ nhổ, thóa mạ và còn tiếp tục thóa mạ dài dài. Quốc Hội Âu châu ngày 12-7-2007 lại lên án chế độ dã man tàn bạo CSVN, đòi CS phải tôn trọng Nhân quyền và các quyền Tự do của Nhân dân Việt Nam.

--------------------------------------------------------------------------------

TRÌNH DIỆN ĐI TÙ CẢI TẠO

Ngày 1-5-1975, Ủy Ban Quân quản của Việt Gian Cộng sản ở Sàigòn thông báo trên Radio, Truyền hình là các quân nhân, công chức các cấp trong chính quyền Sàigòn phải đi trình diện tại đơn vị cũ của mình. Ai bất tuân sẽ bị nghiêm trị. Các Dân Biểu Hạ Nghị Viện VNCH phải đến Văn phòng HNV trình diện.


Người bạn của Bút Xuân, tức anh A ở những bài trước, mặc quần áo lèng xèng, đi xe ôm lên HNV (xe hơi phải bỏ xó) trình diện vào ngày 2-5-75 thì gặp đồng viện là DB Nguyễn văn Kim, hai anh rủ nhau vào trình diện.

Vào đến văn phòng hỏi nhân viên bây giờ trình diện ai? Nhân viên nói nhỏ:

- “Các ông Dân Biểu phải trình diện ông cựu DB Nguyễn văn Phước, bây giờ là Thượng tá công an CS đấy."

Thượng tá Phước ngồi ở văn phòng ông Lê công Thành (nguyên Tổng Quản Trị/HNV, tức là một công chức cao cấp lo về hành chánh, lương bổng nhân viên).

Hai anh A và Kim gõ cửa vào, thấy DB Nguyễn văn Phước (đơn vị Châu đốc), một đồng viện của mình trước đây, rất mờ nhạt trong sinh hoạt HNV, đang ngồi ở bàn làm việc, nhìn ra, mặt mày vênh lên, ra vẻ ta đây, trông rất hách.

Thượng tá công an CS Nguyễn văn Phước đeo kính đen, mặc một bộ quần áo bốn túi mầu gụ, như kiểu đại cán, đi dép Bình-Trị-Thiên (lốp xe hơi), vai khoác cái khăn rằn của dân miền Nam, đường đường là một cán bộ cấp cao Cộng Sản, hét ra lửa, mửa ra khói. Một cái nón cối mầu cỏ úa để cạnh bàn.

Sau khi lễ phép chào, anh A hỏi:

-“Thưa anh Phước, chúng tôi đến trình diện theo lệnh của Ủy Ban Quân quản thành phố Sàigòn. Chúng tôi phải trình diện ai thưa anh?”

Nguyễn văn Phước vỗ vào ngực mình, hươi hươi tự đắc, lên giọng kẻ cả:

-“Các anh trình diện tôi, chứ trình diện ai!”

Sau đó NVP chỉ cho hai anh Kim và A đến cái bàn đã có cuốn sổ ghi tên, ngày giờ, kí tên trình diện.

Nhìn quang cảnh, Dân Biểu A thấy các nhân viên HNV, từ Giám đốc đến thư kí, đến cảnh lại, tùy phái xanh mắt khi nghe DB Nguyễn Văn Phước tự xưng là Thượng tá CS, tiếp thu HNV. Mọi người đều chạy có cờ khi Phước sai bảo. Phước rất hống hách để tỏ uy quyền làm nhân viên HNV nghĩ rằng các quan CS chỉ nói miệng:”cán bộ là đầy tớ dân, công an với dân như cá với nước” nhưng thực sự công chức thời Pháp thuộc kể cả những người bị gọi là cường hào ác bá khi xưa cũng không phách lối, hách dịch, kiêu căng với dân bằng cán bộ, công an Cộng sản. Trong nhân dân có câu thành ngữ:

Không quan nào sướng bằng quan Cộng sản

Không dân nào khổ như dân trong chế độ Cộng sản.

Khi hai anh A và Kim chào, ra về, Thượng tá công an Phước bảo hai anh:

-“Các anh có gặp anh em bảo họ phải đến trình diện đúng kì hạn. Nhờ ơn bác, nhờ ơn đảng, cách mạng sẽ khoan hồng cho các anh. Nếu trốn tránh sẽ bị nghiêm trị.”

Hai anh A và Kim dạ dạ, vâng vâng ra về với một nỗi buồn lo: không biết tương lai mình sẽ ra sao đây?

....

GS Bút Xuân TRẦN ĐÌNH NGỌC


Cựu DB Hạ Nghị Viện VNCH
(vnfa)

vendredi 10 août 2007

Cuộc cờ nào cho dân tộc Việt Nam?

Cuộc cờ nào cho dân tộc Việt Nam?

Phương Duy

Xin hỏi tác giả cuốn Tổ Quốc Ăn Năn ( http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=Content&pa=showpage&pid=2
) : Tổ Quốc tại sao lại phải ăn năn? Chỉ có con người sống trong đó với các hành vi tội lỗi hay phá hoại Tổ Quốc cần biết ăn năn và mong được Tổ Quốc tha thứ mới phải chứ?

Tuy nhiên, tôi vẫn cho rằng dù những ý lạ của ông sai đúng hay dở, ông vẫn thể hiện nhiều nhiệt tâm với đất nước, không nhiếu thì ít cũng có lợi cho công cuộc dân chủ hoá Việt Nam. Điều nên làm là dù không ủng hộ cũng không chỉ trích phê bình gây chia rẽ ngô nhận. Mọi con đường đều tới La Mã.

Lần này, qua 2 bài: Thời điểm của một xét lại bắt buộc ( http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=3585
) và Kịch bản nào cho cuộc cờ này? ( http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=1943
), những ý tưởng “ khác lạ” của ông, theo tôi nhận định, đã trở thành “quái lạ”, một từ mà có lẽ ông sẽ phật ý, vì tôi không biết dùng từ nào nhẹ nhàng hơn. Thôi cũng đành làm buồn lòng ông, và cũng như ông, tôi thích nói thẳng, nói thật những gì mình suy nghĩ, cho dù những điều mình nói ra có thể làm người khác đau lòng hay nổi giận.Dù vậy, xin vẫn ở trong tinh thần góp ý xây dựng. Bài “Thời điểm một cuộc xét lại bắt buộc” của ông có rất nhiều điểm đáng tranh luận, và đã có nhiều tác giả trong ngoài nước tranh luận rất thuyết phục nên xin mạn phép để đó. Riêng lúc này, tôi xin góp vài ý với ông qua đề tài: “Kịch bản nào cho cuộc cờ này?”

Hồi còn trẻ, cũng như ông, tôi thích đánh cờ. Không may mắn như ông, tôi không gặp được sư phụ và cũng không đam mê cờ quá độ. Cho nên trình độ chơi cờ của tôi luôn luôn ở cái mức như ông đánh giá là người không biết đánh cờ. Nói nhẹ hơn là chưa sạch nước cản. Có một điều, dù không biết đánh cờ, tôi cũng có được kinh nghiệm, không phải kinh nghiệm đánh cờ, mà là kinh nghiệm về thái độ của người đánh cờ. Vì những nước cờ thấp như vịt, những cao thủ không muốn đánh cờ với tôi (boring). Vì thế, để có đấu thủ, tôi đi dạy cho những đứa bạn chưa biết chơi cờ. Trong số, có một thằng bạn rất láu cá và có tính háo thắng. Dù chỉ mới biết sơ, nó ít khi nào chịu thua một cuộc cờ. Khi bị chiếu bí, nó đòi đi hoàn lại, nhiều khi đến hai, ba bước cũ. Nhưng khi tôi sơ hở để bị nó chiếu, chưa kịp nhìn ra thì nó đã chộp ngay quân tướng của tôi để tuyên bố thắng lợi và kết thúc cuộc cờ. Có lần, tôi cũng bắt chước, chụp lấy quân tướng của nó để không cho nó đi lại, thì nó nổi nóng cầm nguyên bàn cờ đập lên đầu tôi. May bàn cờ chỉ bằng cạc tông nên không hề hấn gì. Đó là kinh nghiệm đánh cờ khá thú vị.

Trở về với bàn cờ chính trị Việt Nam qua nhận định của ông Nguyễn Gia Kiểng (NGK) trong việc đi tìm một kịch bản cho sự thắng lợi của cuộc đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam, chúng ta thử đánh giá lại lực lượng của hai đấu thủ trong cuộc cờ này. Một bên là nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) được lãnh đạo chi phối bởi đảng CSVN. Bên kia là lực lượng đấu tranh đòi hỏi tự do, dân chủ và nhân quyền cho nhân dân VN.

Chúng ta cần xác định rõ ràng lực lượng này là những ai? Đó chỉ là một số cá nhân hoặc tổ chức trong và ngoài nước thường được gọi chung một cách chính trị là những nhà dân chủ phản kháng hay là toàn thể lực lượng nhân dân đấu tranh chung bao gồm cả những người dân lao động bình thường trong và ngoài nước đã từng cùng đứng tranh đấu hỏi như các biểu tình đòi hỏi quyền lợi tối thiểu của công nhân, khiếu kiện chống tham nhũng bất công của dân oan, những vụ xuống đường chống đối sự đàn áp ở trong nước của các giới chức cầm quyền CSVN của người Việt hải ngoại khi những người này có mặt ở nước ngoài? Đấu tranh đòi hỏi những quyền căn bản của con người như vậy dường như luôn luôn mang một mầu sắc chính trị, nhưng có thực sự là một đấu thủ bình đẳng trong một cuộc cờ chính trị hay không?

Hơn thế nữa, nếu chỉ chú trọng vào một số cá nhân, tổ chức điển hình, chúng ta cũng có thể thấy rõ: một người hay một tổ chức đấu tranh có thể là một nhà chính trị, nhưng cũng có thể chỉ là một người(hay một tổ chức ) hoạt động trong lãnh vực xã hội. Ngược lại, một nhà chính trị cũng có thể là hay không là một nhà đấu tranh cho dân chủ , nhân quyền. Các tổ chức như Hội Ân Xá Quốc Tế, Uỷ ban bảo vệ nhân quyền, tổ chức tranh đấu cho nữ quyền,các nhà lãnh đạo tôn giáo lên tiếng cho những người bị áp bức phê phán chính quyền của họ cũng có vẻ nhuốm màu chính trị nhưng họ vẫn không cho mình là những người hoạt động chính trị để có thể đặt lên bàn cờ trong cuộc đấu. Những người tạm gọi là những nhà lãnh đạo phong trào phản kháng đấu tranh ở trong và ngoài nước, một số chỉ chủ trương quan tâm đòi hỏi đến những quyền tự do căn bản nhất của con người , một số nhắm đến những mục tiêu cao hơn về dân chủ đa nguyên , ngay cả một số muốn có một giải pháp thay đổi chế độ trong phương pháp bất bạo động, họ là những linh hồn, những người hướng dẫn khối quần chúng ở một phía của bàn cờ trong cuộc cờ chính trị VN, nhưng chưa chắc đã là một nhà chính trị.

Nói chung là có nhiều khuynh hướng Những khuynh hướng này có thể khác nhau, đôi khi đối chọi với nhau nhưng vẫn có cùng một mục tiêu dân chủ hoá Việt Nam. Liệu đây có thể được coi là nhửng giải pháp, những thế cờ cho cuộc cờ chính trị Việt Nam hiện tại? Vậy thì việc non dại, thiếu kinh nghiệm trong đấu tranh là điều có thể hiểu được?

Tôi còn được an ủi vì thằng bạn láu cá dù ăn gian và háo thắng vẫn để cho tôi có đầy đủ các quân cờ khi bước vào trận đấu. Cuộc cờ chính trị VN hiện tại không có cơ may ấy. Nhà cầm quyền CSVN hiện có đầy đủ trong tay binh hùng tướng mạnh, nắm toàn bộ công an quân đội, tự giành quyền lãnh đạo đất nước, tự ý làm luật và thi hành pháp luật theo ý mình, nắm hết nguồn tài sản đất nước : đất đai, nguồn nhân vật lực , nắm hết các phương tiện truyền thông báo chí, tức là họ có đầỳ đủ tướng sĩ tượng xe pháo mã. Không những thế, họ còn để các quân cờ của họ tự do tung hoành ngang dọc.

Trong khi đó phía đối thủ bên kia chỉ được phép có những quân cờ là những con chốt chỉ được đi từng bước ngang hay đi lui thì xin hỏi có bài bản nào, nơi chỗ nào trên thế giới cho ta học hỏi để đưa đối phương vào thế bí mà không cần tìm cách hạ bớt những quân cờ ngang ngược kia đi? Thế thì, trong khi chúng ta phải hy sinh nhiều nước cờ và chưa có một giải pháp nào khả dĩ chiếu bí đồi phương, những đóng góp của mọi quân cờ để làm giảm áp lực đối phương, chúng ta chọn cách nào: cộng tác để hỗ trợ hay chỉ trích (kiểu mỉa mai là lên đồng tập thể hay đấu tranh không lượng sức cốt lấy tiếng để rốt cuộc vào tù) và cho rằng chỉ có đường lối của mình là đúng đắn. Hãy khoan nói đến đa nguyên đa đảng, chưa vội bàn đến hoà hợp hoà giải, hãy chỉ chú trọng đòi hỏi tới những quyền tự do căn bản nhất của con người, quyền sống, quyền đối xử bình đẳng trước pháp luật, quyền tự do tư tưởng , tự do ngôn luận, những quyền mà nhiều khi súc vật còn được đối xử tốt hơn con người tại VN. Đối với một cuộc cờ chênh lệch bất tương xứng như vậy, điều nào chúng ta nên làm trước: tìm cách hoá giải bớt những chênh lệch khi vào cuộc đấu, hay cứ lay hoay đi tìm những thế cờ bí hiểm dẫn đến thắng lợi mà ai cũng thấy thấp phần khó khăn? Nếu chấp nhận việc hoá giải bớt những chênh lệch là việc nên làm tức là chúng ta đang đi tìm những áp lực.

Nói đến áp lực, xin đồng ý với ông NGK với 2 loại áp lực: của quốc tế và của xã hội quần chúng Việt Nam.

Áp lực quốc tế, đặc biệt là của Hoa Kỳ và Liện Hiệp Âu Châu ai cũng thấy rõ. Còn áp lực của quần chúng Việt Nam. Chúng ta sẽ định nghĩa thế nào về khối quần chúng này? Nó sẽ chỉ là khối nhân dân trong nước hay bao gồm cả khối người Việt tại hải ngoại? Nếu cho rằng họ (khối người Việt hải ngoại) không nằm trong thành phần quần chúng Việt Nam thì khối này phải nằm trong thành phần quốc tế, một lực lượng mạnh trong việc cộng tác và thúc đẩy áp lực quốc tế có phản ứng mạnh mẽ và sâu rộng hơn lên sự biến chuyển nền dân chủ hoá Việt Nam.

Ngược lại, nếu cho khối này nằm trong khối quần chúng Việt Nam thì áp lực thứ hai này lên nhà cầm quyền CSVN đã có sức mạnh. Quần chúng Việt Nam đã tự vận động để đang có những áp lực mạnh mẽ. Những người dân trong nước đã trỗi dậy làm áp lực nặng nề lên nhà cầm quyền CSVN qua các cuộc xuống đường biểu tình của công nhân, nông dân và các dân oan khiếu kiện trong thời gian vừa qua và hiện vẫn còn tiếp diễn, cho chúng ta thấy người dân đủ sừc hiểu biết quyền lợi của họ và sự nhịn nhục áp bức đã quá mức chịu đựng để đòi hỏi nhà cầm quyền phải thay đổi luật chơi dân chủ mà chưa cần đến sự vận động bên ngoài.

Áp lực quần chúng trong việc xuống đường khiếu kiện dài ngày vừa qua của đồng bào các tỉnh thành miền tây Nam bộ tuy đã bị nhà cầm quyền dùng vũ lực hoá giải dễ dàng, nhưng không làm nó tàn lụi. Với kinh nghiệm rút tỉa sự thất bại này để học hỏi cho những lần tranh đấu sau, khối quần chúng ô hợp lẻ loi, phân tán đã biết tập họp liên hợp để tạo nên một áp lực khá mạnh mẽ làm phía cầm quyền lúng túng, buộc lòng phải sử dụng bạo lực để giải tán. Đánh rơi cái mặt nạ đảng CSVN là đại diện của giai cấp công nông, và đảng không có quyền lợi nào khác ngoài quyền lợi của nhân dân lao động.. Kết quả của từng người tranh đấu không đạt được nhưng lại có tiếng vang và càng làm cho những người dân khác, ngay cả đám công an đàn áp họ và một số đảng viên CS chưa mất lương tâm thấy rõ bộ mặt giả dối của đảng là do dân, vì dân và đảng CS thoát thai từ nhân dân lao động. Bất công càng nhiều, áp lực càng cao. Có ai bảo đảm là qua việc đàn áp dân oan, những bất công không những tồn tại không được giải quyết mà còn gia tăng thêm, người dân oan không còn những bức xúc uất hận, họ không học hỏi được kinh nghiệm gì cho những đấu tranh đòi hỏi trong tương lai được tốt đẹp hơn, áp lực của họ lên phía cầm quyền CSVN mạnh mẽ hơn, qui mô hơn, có tổ chức hơn, gây khó khăn hơn cho bọn công an trong hành động dẹp tan biễu tình bằng bạo lực. Điều lớn nhất mà họ học hỏi được là sự biết kết hợp để đấu tranh sẽ trấn áp được nỗi sợ cá nhân và lại làm cho đối thủ hoảng sợ.

Cả hai áp lực trong và ngoài đã có sẵn. Như vậy, việc vận động tạo ra áp lực lên phía cầm quyền CSVN không còn là vấn đề then chốt. Chuyện cần làm là thúc đẫy 2 áp lực này mạnh mẽ hơn, sự kết hợp chặt chẽ hơn. Khối người Việt hải ngoại dù đặt trong loại áp lực nào, quốc tế hay Việt Nam cũng đang làm cái chức năng tiếp sức hỗ trợ cho cả 2 áp lực trong và ngoài ấy, những hành động họ làm mà ông NGK đang phê phán là lên đồng tập thể. Thử hỏi, nếu không có những hành động ấy trong bao năm qua, áp lực quốc tế có chú ý dến tình trạng nhân quyền tồi tệ của VN không? Các chính phủ Hoa Kỳ, các quốc gia Liên Âu cũng như các tổ chức NGO (ngoài chính quyền) có sẵn sàng lên tiếng không? Các phong trào lên tiếng đấu tranh, đòi hỏi dân chủ, tư do, công nhân biểu tình đòi quyền lợi, nông dân đòi lại nhà đất, dân oan khiếu kiện bất công có hoạt động mạnh mẽ như trong thời gian vừa qua? Tại sao chúng ta không bàn luận với nhau về những giải pháp để phát huy những áp lực có sẵn ấy có hiệu quả cao hơn nữa? Áp lực quốc tế không chỉ lên tiếng quan tâm mà cần có hành động cụ thể. Áp lực trong nước từ sự tự phát cần có sự kết hợp chặt chẽ hơn, có sự lãnh đạo khôn ngoan hơn, có tổ chức hơn, để không dễ dàng bị bẻ gẫy và hoá giải luận điệu cố hữu của nhà cầm quyền là: ”người dân bị bọn phản động xúi giục gây rối.”

Dân chủ đa nguyên. Hoà hợp hoà giải. Đa nguyên như thế nào? Ai hoà giải với ai? Những vấn đề trên quá to lớn và phức tạp mà phạm vi của một bài tiểu luận không thể phân tích. Ở đây xin bàn đến mốt yếu tố nhận định của ông NGK cho rằng nó từng bị đả kích, rồi sau đó được chấp nhận. Có một sự mơ hồ trong nhận định này: nó đã bị đả kích ở dâu? Ra sao? Sau đó được chấp nhận khi nào? Trong trường hợp nào? Theo nhận thức thông thường của tôi thì không có chuyện trước đả kích, sau chấp nhận. Thưc tế cho thấy, mọi sự việc biến chuyển theo thời gian.

Trong những thập niên trước, khi ý thức hệ CSCN còn bao trùm một phần khá lớn của thế giới. công cuộc đấu tranh của người Việt cũng giới hạn trong hai chữ quôc cộng, việc thông tin tuyên truyền còn rất trở ngại khó khăn. Việt Nam đang ở trong thời hãnh tiến bao cấp đen tối nhất trong lịch sử, người dân muốn ra khỏi giai đoạn đen tối này chỉ còn tìm cách thoát đi. Những người có tâm huyết với đất nước như Hoàng Cơ Minh, Võ Đại Tôn muốn quay trở về quang phục quê hương cũng chỉ có cách duy nhất là đấu tranh bằng võ trang, dù biết đây là việc làm vô cùng khó khăn, đội đá vá trời. Mục đích vận động toàn dân giải phóng Việt Nam khỏi chế độ độc tài cộng sản, đó cũng là một hình thức đòi hỏi dân chủ đa nguyên không thể cho đó là thời điểm chống đối dân chủ đa nguyên, hoà hợp hoà giải (dân tộc đích thực).

Đầu thập niên 90, khi CSCN sụp đổ trên toàn cầu, thế giới bước vào kỷ nguyên tin học với các thông tin nhanh chóng hơn hàng trăm ngàn lần, nhân loại có chiều hướng thiên về chủ trương hoà bình và do nạn gia tăng khủng bố trên thế giới, các phương thức đấu tranh vũ trang trở thành lỗi thời để nhường chỗ cho một hình thức đấu tranh nhân bản và ít tốn xương máu hơn, đó là các cuộc đấu tranh bất bạo động, còn gọi là đấu tranh trong hoà bình. Bất bạo động nhưng vẫn đầy kiên quyết và không nhân nhượng. Đây là một sự điều chỉnh theo tình thế biến chuyển, không phải là mới được chấp nhận như nhận định của ông NGK. Nhà cầm quyền CSVN cũng biết rõ về sự biến chuyển cũa hình thức đấu tranh này, nên họ thường lên tiếng rêu rao cảnh báo đảng viên của họ về cái họ gọi là “âm mưu diễn biến hoà bình” của quốc tế và “bọn phản động VN ở nước ngoài” nhằm mục đích giải thể sự lãnh đạo độc đoán của CSVN lên dân tộc VN.

Ông NGK đã tự mâu thuẫn khi ở phần trên, ông bày ra cuộc cờ cho Việt Nam, một bên là sự lãnh đạo độc tài đảng trị của đảng CSVN, bên kia là cuộc cách mạng của nhân dân VN đấu tranh cho dân chủ VN, nhưng phần dưới, ông lập luận rằng: kẻ thù chính của cuộc cách mạng dân chủ Việt Nam lại không phải là chủ nghĩa cộng sản mà là chủ nghĩa luồn lách. Chủ nghĩa cộng sản, thực tế, đã sụp đổ. Đảng CSVN hiện tại chỉ còn cái vỏ bọc cộng sản, ngoài đỏ trong xanh (màu đô la), ôm chặt quá khứ để bám víu quyền lực, bảo vệ sự lãnh đạo duy nhất mà họ tự ban cho mình. Lý tưởng của họ bây giờ là tham vọng quyền lực cá nhân, vơ vét chiếm hữu bằng mọi cách , giữ vững độc tài độc đảng bất kể lợi hại cho đất nước, cho dân tộc. Chính sự độc tài độc đảng này đã mang đến hệ quả của sự luồn lách.

Con người trong một xã hội chuyên quyền luôn phải luồn lách để sống, để tồn tại. Đó không phải là một chủ nghĩa, mà là một lối sống của những kẻ cơ hội. Những kẻ này thì ở thời nào cũng có, nhưng nó phát triển mạnh ở trong những xã hội khép kín. Công cuộc cách mạng dân chủ khi tranh đấu giành lại những quyền cơ bản của nhân dân là tìm cách biến chuyển cái xã hội khép kín này thành một xã hội mở. Khi đó, người cầm quyền, dù dưới một chế độ nào, đảng phái nào cũng không thể chuyên quyền, những kẻ cơ hội không có chỗ để luồn lách. Khi sự độc tài lui bước thì sự luồn lách cũng tiêu tan. Nhận thức được rằng sự độc tài độc đảng là nguyên nhân của vấn nạn, là kẻ thù chính của việc đấu tranh đòi hỏi dân chủ cho VN thì việc ai cầm quyền lãnh đạo đất nước, kể cả đảng CS, trong một thể chế dân chủ sẽ không còn là vấn đề. Đảng CSVN vẫn có thể cầm quyền trong một chế độ đa nguyên đa đảng, nếu như toàn dân trong một đất nước tự do vẩn tin tưởng vào sự lãnh đạo của họ qua bầu bán tư do. Vấn đề là đảng CSVN có chịu từ bỏ độc tài đảng trị, chấp nhận trò chơi dân chủ hay không?

Một cuộc cờ quá chênh lệch như vậy, làm sao đưa đến thắng lợi?

Nhà cầm quyuền CSVN nắm giữ hết mọi phương tiện và quyền lực, được coi như có hết toàn bộ những quân cờ chủ yếu trong tay. Họ lại toàn sử dụng những thế cờ cổ điển độc ác: đàn áp, trấn lột, cấm đoán, bưng bít, tuyên truyền, lừa bịp, đổi mới giả hiệu, bất chấp dư luận để chống lại công cuộc cách mạng dân chủ đích thực. Nhìn khái quát theo lối biết chơi cờ, ông NGK nghĩ rằng họ ở thế mạnh và đang trên đà thắng lợi, lưc lượng đấu tranh cho dân chủ VN ở thế yếu và đang tàn lụi. Có thưc như thế không?

Theo thiển ý, lực lượng đấu tranh cho dân chủ đang đi những nước cờ chậm rãi nhưng vững chắc. Những quân cờ mà ông gán danh hiệu “lên đồng tập thể” đang lên tiếng cho thế giới phải quan tâm đến tình hình dân chủ tại Việt Nam. Những quân cờ khác đang bị bầm dập trong lao tù mà ông tuởng rằng làm cho phong trào đấu tranh trong nước tàn lụi đi thì đã nhanh chóng xé tan cái bộ mặt giả dối của đám lãnh đạo CSVN để cho mọi người thấy rõ những trò lừa bịp xảo trá cùng những hành động dã man tàn ác của họ. Lại có những người đang sử dụng những kỹ thuật phương tiện truyền thông thông tin mới cực kỳ nhanh chóng, , đưa tin tức và hình ảnh chính xác để lột trần những âm mưu hèn hạ bỉ ổi buôn dân bán nước của đám lãnh đạo CS tồi tệ, tham nhũng, bè phái, thối nát, đồng thời mang đến cho người dân thường đang bị bưng bít thông tin một tầm hiểu biết rộng rãi hơn về một nền dân chủ đích thực. Và còn nhiều nước cờ khác nữa, âm thầm nhỏ nhoi nhưng đang có nhiều hiệu quả của tức nước vỡ bờ. Một giọt nước đứng lẻ loi thì vô hại, nhưng kết hợp lại thành sông thành suối sẽ có khả năng cuốn trôi mọi thứ nó đi qua.


Chúng ta đang ở trong cuộc với một thế trận gay go: có thể không cùng trên một bàn cờ!
Nguồn: sandlotscience.com
--------------------------------------------------------------------------------

Phải nhận thấy rằng đối thủ của công cuộc đấu tranh dân chủ cho Việt Nam ở phía bên kia chỉ là một nhóm lãnh đạo thiểu số. Trong bàn cờ chính trị hiện nay, những binh hùng tướng mạnh họ đang có trong tay chỉ là những công cụ. Những công cụ này hiện là vũ khí cho công cuộc đàn áp nhân dân, bảo vệ chế độ cho họ. Nhưng chính chúng một ngày nào đó sẽ là phương tiện tiêu diệt chính kẻ điều khiển chúng. Đàn áp, bắt bớ được một người dân, giống như hạ được một quân cờ, họ rêu rao thắng lợi, họ sẽ phải đấu với hơn tám mươi triệu quân cờ cho tám muơi triệu lần tuyên bố thắng lợi. Những quân cờ dân chủ nhỏ bé, yếu ớt, nếu biết liên hoàn đoàn kết để bảo vệ che chở cho nhau, dù không tiêu diệt ngay được những xe, pháo mã thì cũng làm vật cản bước chân, vô hiệu hoá làm chúng không thể tung hoành, hoặc lợi hại hơn, làm cho chúng trở thành vật trở ngại, bao vây giam hãm chính chủ tướng của chúng.

Công cuộc đấu tranh cho dân chủ là một sự đấu tranh triền miên và nối tiếp. Mục tiêu của nó là hướng đến một xã hội bình đẳng, tươi đẹp, hoàn thiện hơn. Xã hội này chỉ có trong ước mơ. Một thành quả đạt đưọc thường nảy sinh một vấn đề cần giải quyết. Vì thế, đấu tranh cho dân chủ sẽ mãi mãi tiếp diễn và không có thắng lợi cuối cùng. Ngay cả những nền dân chủ tiên tiến nhất trên thế giới vẫn tồn tại những đòi hỏi tự do dân chủ, những thay đổi mới. Do đó, sự đấu tranh dân chủ cho Việt Nam không dừng lại khi đạt được một vài thắng lợi nhỏ nhoi, ngay cả khi có một chế độ đa nguyên. Bước đầu của công cuộc đấu tranh, người dân đòi hỏi các quyền tự do căn bản của con người, đòi lại các tài sản vật chất và những giá trị tinh thần đã bị chiếm đoạt. Người dân không cần tuyên bố thắng lợi vì không ai tuyên bố thắng lợi với kẻ cướp bóc mình. Nếu được đặt lên bàn cờ thì chúng ta đang ở trong cuộc cờ với một thế trận gay go. Chúng ta đang cần nhiều quân cờ nhập cuộc. Mỗi quân cờ, dù nước cờ non yếu, dù “chưa biết chơi cờ”, dù chỉ là một quân cờ hỗ trợ ít giá trị hay một quân cờ phải hy sinh làm vật cản cũng là một trong muôn ngàn thế cờ mà phía bên kia phải bận tâm đối phó, là một bước nhỏ nhoi cho sự đấu tranh tiến gần hơn tới đích.

Với những nước cờ nông cạn kém cỏi, công cuộc đấu tranh cho dân chủ Việt Nam đang mong đợi những thế cờ “tuyệt chiêu “ của những cao thủ. Còn những người “biết chơi cờ” đã đang hình thành một thế cờ “bí hiểm xuất thần” nào đó hay chưa?.

Australia, August 4, 2007

© DCVOnline
http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=3728

jeudi 9 août 2007

Orchestration

Orchestration (Kết)


Minh Võ

Lạm bàn về “Hòa Âm” (30/04/2001)


Tiếp theo phần I

Tiếng Sáo Trương Luơng

Lại một điều đặc biệt nữa trong ban đại hòa tấu của HCM. Ông ta đã dùng tà ma yêu thuật gọi hồn Trương Lương chết đã gần 22 thế kỷ về, để xin mượn chiếc sáo thần đã thành tinh. Chẳng những nó có thể hóa thân thành nhiều loại sáo đủ cỡ bằng trúc, bằng đồng, mà đặc biệt là nó có thể hóa kiếp thành những con sáo có lông có cánh biết nói tiếng người để bay tới tận London đậu trên cửa sổ hãng tin Reuters và đến tận Washington hót cho những Karnow ở tòa soạn tuần báo Time nghe, để rồi những con này hót lại cho nhân dân Mỹ và nhất là chính phủ và quốc hội Mỹ nghe. Những kẻ được nghe sẽ nửa tin nửa ngờ, kẻ bênh kẻ chống làm suy yếu hay tan rã các chiến lược, chiến thuật, kế hoạch hành quân lớn (như kế hoạch tối mật Vulture, thời tổng thống Eisenhower, dùng bom nguyên tử giải vây cho quân Pháp kẹt ở Điện Biên Phủ năm 1954, chiến lược Lùng và Diệt của tướng Westmoreland vân vân… hay những dự tính dùng bom nguyên tử chiến thuật tiêu diệt gần 4 sư đoàn bao vây căn cứ Khe Sanh…)

Đàn sáo đó bay vù một cái đến các tòa báo ở Saigon và ngay chính đài phát thanh ở đường Phan Đình Phùng hót ríu ra ríu rít. Nói vậy đủ để một số bạn đọc có thể hình dung ra những con sáo Phạm Xuân Ẩn, Vũ Hạnh, Nguyễn Ngọc Lương… Đó là những khuôn mặt tiêu biểu dễ nhận diện. Nhưng còn cả một đàn chím sáo sậu vô hình không ai nhận diện được, đã tung hoành ở khắp nơi trong mọi thời suốt cuộc chiến trường kỳ giai giẳng kể từ khi có mặt đảng cộng sản tại Việt Nam. Và có lẽ lúc này hãy còn một số đậu đâu đó ở Mỹ, ở Pháp, ở ngay trong cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại.


Robert Strausz-Hupé, giáo sư, nhà ngoại giao (1903-2002)
Nguồn: fpri.org
--------------------------------------------------------------------------------

Đã nói tuyên truyền và tình báo là hai sở trưòng của ông Hồ. Cho nên ông ta dùng những con sáo này để làm địch vận không ai bằng. Những con sáo này vừa là điệp viên, vừa là cán bộ tuyên truyền, chuyên trách công tác địch vận. Một mặt trận ngay trong lòng đối phương. Những con sáo đó phần nhiều là những “sư đoàn-ngòi bút”. Chúng đánh ngay vào tổng hành dinh của đối phuơng mà đối phương không hề hay biết vì một đàng nó quá kín đáo như một ám khí vô hình, một đàng vì cái chiến tranh trong đó nó phục vụ là thứ chiến tranh rộng lớn bao gồm toàn thế giới, phủ khắp mọi mặt sinh hoạt bình thường hàng ngày. Cho nên hầu như không ai (ở các nước không có súng nổ đạn bay và bom rớt) nghĩ rằng đang có chiến tranh. Một số ít tinh ý lắm thì nói chiến tranh lạnh. Chỉ có một số rất ít ngưòi như Eastman, như Robert Strauss-Hupé và 3 đồng nghiệp, hay như Alexander Solzhenitsyn dám ngang nhiên tuyên bố Thế Chiến III đã khai mào. Nhưng cũng chẳng mấy ai tin hoặc quan tâm, mặc dầu Henry Kissinger, lúc ấy (1959) còn là giáo sư trường đại học Havard, đã cảnh cáo và khuyên các nhà chính trị Mỹ hãy tìm đọc cuốn sách của giáo sư Hupé nói trên (cuốn Protracted Conflict, bàn về cuộc chiến trường kỳ do các người cộng sản chủ trương).

Thời đệ nhất cộng hòa, nhất là trưóc 60, miền Nam có thể nói cũng không có chiến tranh theo nghĩa cổ điển. Người ta bảo súng nổ còn ít quá, chưa có bom rơi, chỉ có ám sát lẻ tẻ, thì làm sao gọi là đã có chiến tranh. Cho nên trong hòa bình mà chính quyền áp dụng những biện pháp hạn chế một số quyền tự do của người dân thì là độc tài hạng nặng rồi. Vì vậy có những phê bình, chỉ trích, tố cáo, lên án gắt gao; những vụ bỏ bom dinh độc lập, những vụ đảo chính hụt và đảo chính lật đổ và sát hại tổng thống Diệm.

Nhưng nếu quan niệm chiến tranh theo nghĩa “thế chiến III”, tức chiến tranh theo kiểu cộng sản, toàn cầu, toàn diện, trường kỳ, để đi đến “thắng lợi cuối cùng” là đặt nền chuyên chính vô sản (của một thiểu số tiếm quyền đại diện nhân dân vô sản), thì rõ ràng tại miền Nam ngay từ 1954, khi chưa có đệ nhất Cộng Hòa, đã có chiến tranh rồi. Không phải chỉ có ám sát, bắt cóc, tống tiền, thu thuế ban đêm, đe dọa, phá hoại, tuyên truyền bí mật v.v… mới là chiến tranh. Mà những mâu thuẫn giữa chính quyền và một số trí thức không giải quyết tốt đẹp, những bất mãn của một số tướng lãnh, sự nghi kỵ, đố kỵ, bất mãn, ghen tỵ của một số đoàn thể; hay thái độ kẻ cả của những người Mỹ tự tôn như Harriman, như Cabot Lodge, sự bất đồng đến xung khắc giữa tổng thống Diệm và phụ tá Ngoại Trưởng Mỹ Harriman… thậm chí cả sự nể nang, dung túng, bao che … của một vài nhân vật quan trọng trong chính quyền cũng có thể là những phím đàn muôn điệu trong ban nhạc (chiến tranh toàn bộ) của họ Hồ. Có thể là vào một lúc nào đấy chính ông Hồ cũng chẳng ý thức được điều đó khi ông đứng đánh nhịp cho ban nhạc trình diễn. Nhưng thực ra do từ bản chất toàn bộ chiến, những nốt nhạc đã được in sẵn trong bản nhạc rồi. Cứ thế nó triển khai (qua những ngón nghề điêu luyện của nhạc công) thành âm thanh, nhịp điệu, tiết tấu mong muốn.

Vì cuộc chiến là cuộc chiến toàn cầu, cho nên công tác tuyên truyền cũng như tình báo gián điệp đều có phối hợp trên bình diện quốc tế. Các đảng cộng sản toàn thế giới tương trợ lẫn nhau, chi viện giúp nhau. Đó là nghĩa vụ quốc tế như họ thường nói. Vì vậy mà những tin tức thất thiệt hay phóng đại của Hà Nội đều đưọc các hãng thông tấn của các nước cộng sản phổ biến nhanh chóng rộng rãi. Đó là chưa kể, nhờ có những con sáo đỏ nằm vùng, nhiều hãng thông tấn trong thế giới tự do cũng giúp đăng tải.

Cũng vì vậy mà những cuộc dội bom trải thảm bằng B52 của không lực Mỹ thường được các tầu “đánh cá” của Nga theo rõi và báo cho Hà Nội biết ngay khi máy bay cất cánh từ đảo Guam. Sau này B52 xuất phát từ căn cứ Udon ở Thái Lan, thì đỡ hơn, vì có báo trước cũng khó tránh kịp.

Nói về tình báo cũng nên để ý rằng tình báo chiến lược rất dễ thu thập, nhất là trong các nước dân chủ tự do. Chính phủ muốn có quyết định gì quan trọng, kể cả một số kế hoạch quân sự, đôi khi cũng phải đưa ra thảo luận, không ở quốc hội, thì cũng trong bộ tham mưu thu hẹp nào đó. Nếu Liên Xô hay Trung Cộng đã đặt được một gián điệp cao cấp trong những cơ quan đầu não của Mỹ thì Hà Nội cũng được hưởng lợi (cho đến nay đã có tới 4 trường hợp gián điệp cao cấp của Nga nằm ngay trong FBI và CIA của Mỹ. Chưa kể các cơ quan khác. Có người còn nói Marilyn Monroe cũng là điệp viên Nga được dùng làm mỹ nhân kế đối với tổng thống Kennedy!).

Nếu những điệp viên đó lại nhận được sứ mạng tuyên truyền địch vận, thì hậu quả sẽ không thể lường được.

Phải chăng vì vậy mà phong trào phản chiến, chiến dịch bôi nhọ các chính phủ Việt Nam Cộng Hoà đã dẫn đến những quyết định của chính quyền Mỹ rất tai hại cho chúng ta trước đây.


Điệp khúc pianissimo “thất bại mà lại thành công”

Trong bản hòa tấu chiến tranh Việt Nam có những đoạn chỉ có một nhạc công chơi 6 nốt nhạc pianissimo nhắc đi nhắc lại sau những đoạn dài fortissimo. Nó pianissimo đến độ thính giả thuờng không nghe được, chỉ có những cặp tai cực thính thuộc hàng cao cấp mới thưởng thức nổi. Cứ lâu lâu ông Hồ lại vẫy chiếc gậy nhạc trưởng về phía Trường Chinh cầm một chiếc vĩ cầm đứng sau lưng nàng Kiều VNG. Lập tức toàn ban nhạc dừng lại chỉ còn tiếng vĩ cầm rất trầm, rất nhẹ vi vu 6 nốt nhạc mà nghe như âm thanh của câu cách ngôn “Thất bại là mẹ thành công” mà ông Hồ đã dậy cán bộ của ông để tập cho họ chịu đựng, kiên nhẫn trong chiến tranh. Nhưng nó cũng có âm hưởng của câu na ná: thất bại mà lại thành công. Đó là khi những Hồ Viết Thắng, Võ Nguyên Giáp đã tấu xong khúc nhạc Cải Cách Ruộng Đất, hay khúc nhạc Tổng Công Kích, Tổng Nổi Dậy Tết Mậu Thân.

Người ta thấy nhạc trưởng cười tươi với hai nhạc công đó và hình như họ lẩm bẩm câu: “Thất bại mà lại thành công”. Thì ra cải cách ruộng đất bề ngoài xem ra thất bại. Và vì có thất bại cho nên mới có sửa sai. Nhưng nhờ có chém giết nhiều trong CCRĐ cho nên đã tiêu diệt được một bộ phận lớn của kẻ thù giai cấp. Nhờ có thất bại trong chính sách hợp tác xã sau đó (cha chung không ai khóc, bò chung không ai cho ăn, “Con Bò Thải” của Phùng Gia Lộc) mà nông dân phải bám chặt vào đảng để tồn tại, vì bụng đã đói, đầu gối phải bò; hầu bao bị thắt chặt rồi. Cho nên “thất bại mà lại thành công”

Sửa sai cũng thế. CCRĐ có thất bại mới có sửa sai. Có sửa sai mới tung lưới bắt được trọn ổ những tay trí thức, văn nghệ sĩ trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm, diệt được một bộ phận nữa của kẻ thù giai cấp. Cho nên “Thất bại mà lại thành công”.

Nhạc trưỏng cứ mỉm cười với nhạc công chơi pianissimo hoài. Thì ra TCKTND (tổng công kích, tổng nổi dậy) Tết Mậu Thân tuy thất bại về quân sự, nhưng lại đại thắng về chính trị, nhờ những tay phóng viên chủ bại, phản chiến, không hiểu tính chất cuộc chiến, tung tin Mỹ đã đại bại và đòi chính phủ Mỹ rút quân về. Có kẻ như Walter Cronkite, sau khi được mục kích tận nơi mồ chôn tập thể hàng ngàn thường dân ở Huế đã về Mỹ cổ võ cho việc rút quân, thay vì đáng lý ra phải cổ võ nhân dân Mỹ quyết chiến để tiêu diệt kẻ tàn ác dã man! Cho nên “Thất bại mà lại thành công”.

Nhạc trưởng mỉm cười (đúng ra là cười ruồi) nhiều nhất khi nghĩ rằng đệ nhất vĩ cầm của ông đã mượn bàn tay “Mỹ Thiệu” phản-tấu khúc TCKTND Tết Mậu Thân, để tiêu diệt phần lớn những kẻ nằm trong tay ông mà còn dám chiến đấu vì chủ nghĩa dân tộc, trong cái gọi là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam. Nụ cười nham hiểm ấy của ông Hồ hàm chứa sự đắc chí “thất bại mà lại thành công”.

Cứ đến điệp khúc đó là thính giả bình thường cứ ngẩn tò te chả hiểu mô tê gì cả. Chỉ có kẻ nắm vững quy luật và bản chất cuộc chiến “đại hòa tấu của ông Hồ” là còn có thể hiểu lơ mơ. …


Chiếc đàn Trương Vô Kỵ tấu khúc Càn Khôn Đại Nã Di

Thời đệ nhị Cộng Hòa người ta nói thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ khi đọc “Cô Gái Đồ Long” rất thích nhân vật Triệu Minh, quận chúa Mông Cổ. Nên ông muốn trở thành một thứ Trương Vô Kỵ nắm hết mọi bí quyết của võ lâm. Nào Cửu Dương Thần Công, nào Thất Thương Quyền…..và nhất là Càn Khôn Đại Nã Di (CKĐND) của tổng Minh Giáo Ba Tư. Chẳng rõ ông có tận dụng được môn võ này để chia rẽ hàng ngũ cộng sản không. Nhưng nhiều người lại thấy Hồ Chí Minh và đồng đảng lén vào hầm cấm của Minh Giáo để ăn cắp được bí quyết “quân sự” này. Ông ta đã đem nó vào trong bản nhạc hòa tấu chiến tranh Việt Nam để chuyên môn chia rẽ hàng ngũ đối phương, bằng cách lấy gậy bà đập lưng bà. Dùng quái chiêu CKĐND để lấy vũ khí của đối phương đánh đối phương. Kẻ thù của ông nhiều khi không hiểu được tại sao bạn đồng ngũ lại quay ra hạ độc thủ mình.

Ví dụ thì nhiều lắm. Chính quyền Việt Nam Cộng Hoà đánh bắt VC nhưng trong hàng ngũ VC lại có thành phần một đảng phái quốc gia nào đó. Thành ra khi bắt tên VC theo chứng cớ rành rành, mà lại bị đảng phái nọ lên án là đàn áp, là độc tài, là vi phạm nhân quyền. Do chỉ điểm sai – vì có nội gián của VC trong đội quân trinh sát của mình – nên chính quyền quốc gia có thể cho lệnh thả bom hay bắn đại pháo vào những vùng quê giết hại người dân vô tội, chẳng những không theo cộng sản mà còn trung thành với quốc gia….Và nhiều lắm lắm kể không xiết.


Xuống đường phản chiến ở New York City (1969)
Nguồn: digitalflotsamwp.podshow.com
--------------------------------------------------------------------------------

Sau khi ông Hồ vào nằm trong lăng được hơn một tháng chiếc đũa nhạc trưởng của ông vẫn còn chỉ vào mặt nhạc sĩ chơi chủm chọe Phạm Văn Đồng bắt ông này gửi một bức thư – mà (cứ tưởng tượng như thế) ông Hồ đã soạn sẵn khi chưa hấp hối – cho nhóm phản chiến ở Mỹ ngày 14/10/1969, ca ngợi họ và thúc đẩy họ làm mạnh hơn nữa trong cuộc biểu tình một ngày sau đó, tức ngày 15/10/69. Nên nhớ là trong cuộc biểu tình này đã có tới 250.000 người tham dự chống chính sách “diều hâu” của tân tổng thống Mỹ (con số 250.000 là do tòa bạch ốc đưa ra. Còn báo chí thì có tờ nói trên 800.000). Trong trường hợp này nhạc sĩ chủm chọe lại cũng chơi nốt nhạc Càn Khôn Đại Nã Di của Truơng Vô Kỵ.


Nốt nhạc Cà Cuống hay Syncope?

Tục ngữ ta có câu: “Cà cuống chết đến đít hãy còn cay” Theo các sử gia quân sự thì trung tuần tháng 7 năm 1969 tổng thống Nixon đã đưa ra cho Hà nội một đề nghị hết sức hoà hoãn. Đáp lại thái độ hòa hoãn này, ngày 12 tháng 8 ông Hồ đã phất tay cho cây “đàn nhị” của VNG tấn công cùng một lúc vào 100 thành phố lớn nhỏ của Việt Nam Cộng Hoà. Đến ngày 25 tháng 8, một tuần trước khi tắt thở, ông ta gửi cho tổng thống Nixon lá thư phúc đáp chính thức có tính cách lăng nhục không theo một lề lối ngoại giao nào. Tướng Davidson đã dùng hình ảnh như sau để nói về thái độ đó: “Nixon đưa tẩu thuốc hòa bình mời HCM đã bị ông này cầm lấy tẩu thuốc đập vào mặt, còn đổ cối thuốc đang nóng hổi vào tay”! Đúng là cà cuống chết đến đít hãy còn cay. Bản nhạc của ông Hồ chưa kết thúc. Nhưng hành động đó là một nốt nhạc đảo phách (nhấn lệch, syncope; syncope cũng có nghĩa là ngất xỉu).

Trong cuộc viếng thăm của tổng thống Clinton giữa tháng 11 năm 2000, đàn em và là kẻ nối ngôi ông Hồ cũng chơi ông Clinton một vố tương tự. Đáp lại thái độ lịch sự của ông này, Lê Khả Phiêu đã chỉ thị cho một đàn em cắc ké ra sân bay đón Clinton, chứ chẳng có một ma nào trong ban lãnh đạo đảng hay nhà nước có mặt. (Nên nhớ hồi tổng thống Ngô Đình Diệm thăm Mỹ quốc năm 1957, chính tổng thống Eisenhower đã ra tận phi cơ đón và đưa ông Diệm đi trên thảm đỏ vào phòng khách danh dự. Và tháng 6 năm 2000, khi tổng thống Kim Đại Trọng của Đại Hàn (South Korea - DCV) lên Bình Nhưỡng thì chủ tịch Bắc Hàn Kim Chính Nhựt cũng đích thân ra đón tận phi cơ). Chẳng những thế trong khi tiếp Clinton, Phiêu còn nhắc lại dĩ vãng cuộc chiến, để nhắc khéo Clinton nhớ mình chỉ là kẻ bại trận. Không biết Lê Khả Phiêu sắp đến ngày tận số chưa mà cũng chơi nốt đảo phách (nhấn lệch) giống HCM như vậy.

Có người bảo bọn cầm quyền VC ngu dốt, bất lịch sự không biết tự lượng sức mình, như loài cà cuống, chết đến đít hãy còn cay. Nhưng theo chiến lược sách lược của cộng sản thì những hành động hỗn xược, ngu ngốc đó lại là những nốt nhạc nhấn lệch (syncope) trong bản đại hòa tấu đã được soạn sẵn, với chủ ý rõ ràng theo tư duy “âm nhạc” riêng của các tổ sư “hòa âm” cộng sản quốc tế: Dậy một bài học đích đáng cho đối phương (trong trường hợp này là tay phản chiến “trốn lính” Clinton) để tự nâng uy tín và nâng cao hay ít nhất cũng giữ vững tinh thần thuộc cấp.


Trở lại vấn đề thua trận

Mặc dù mới chỉ nghe tấu thử vài nhạc cụ của ban đại hòa tấu, đến đây thính giả có lẽ đã thấy được phần nào lý do thất trận của Việt Nam Cộng Hoà, của thế giới tự do trong chiến tranh Việt Nam. Lý do không phải vì nhạc sĩ, nhạc trưởng cộng sản dài hơi, giai sức hơn trong bản nhạc dài ba thập niên. Cũng không phải vì các “nhạc sĩ” của chúng ta chiến đấu kém anh dũng. Càng không phải vì chúng ta không có chính nghĩa. Mà là vì chúng ta không xác lập được bản chất “buổi hòa nhạc”, cho nên đã không nêu lên được chính nghĩa của chúng ta trước “thính giả” toàn cầu. Cho nên mọi người vẫn tưởng bảng hiệu “chiến tranh giải phóng dân tộc” treo trước rạp hát và trong thính dường là thật.


On War, Carl Von Clausewitz
Nguồn: clausewitz.com
--------------------------------------------------------------------------------

Trong số các tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa, tướng lãnh đồng minh như Pháp và Hoa Kỳ ai mà chẳng biết lời dậy của nhà lý thuyết chính trị và quân sự tiếng tăm của Phổ là Carl Von Clausewitz trong “On War”, đại ý: Cần phải xác định được đúng bản chất của cuộc chiến thì mới đề ra được chiến lược và chiến thuật thích ứng để đi đến thắng lợi. Vì các trường tham mưu chỉ huy cao cấp của các nước đều phải dậy những nguyên lý cơ bản về chiến lược chiến thuật cổ kim từ Tôn tử, Julius Cesar, Alexandre đại đế… đến Napoleon, Clausewitz, Lawrence…

Nhưng có lẽ vì thời Clausewitz chưa có thứ chiến tranh kiểu chiến tranh cách mạng giai cấp có tính cách toàn cầu, toàn diện và trường kỳ theo kiểu chiến tranh của cộng sản, mà chiến tranh Việt Nam chỉ là một bộ phận trong điểm nóng của một giai đọan sơ khởi. Cho nên chúng tôi đã viết nghiêng chữ chiến thuật để dịch chữ tactics, chứ không dịch là sách lược như các tác giả cộng sản Trung Hoa và Việt Nam thưòng dịch. Vì các người cộng sản thưòng dùng 2 tiếng chiến thuật để dịch từ tactics khi nó chỉ có nghĩa thuần túy quân sự. Còn 2 chữ sách lược thì được dùng để dịch cũng chữ tactics khi nó nằm trong bối cảnh chiến tranh toàn bộ, toàn diện, hay chiến tranh chính trị.

Và mặc dù Clausewitz là người chủ trương toàn bộ chiến, nhưng lúc ấy ông cũng chưa hình dung ra nổi một cuộc chiến tranh toàn bộ theo kiểu học trò và kẻ ngưỡng mộ ông cỡ Lê nin sau này quan niệm và chủ trương một cách âm thầm nhưng quyết liệt. Nó là sự kế tục, triển khai và hoàn chỉnh của toàn bộ chiến kiểu Clausewitz (còn chưa rõ rệt và chưa đậm nét).

Vì vậy mà các nhà quân sự trong thế giới tự do vẫn thường chỉ quan niệm chiến tranh Việt Nam theo quan niệm quân sự thông thường cổ điển. Cứ phải có súng nổ bom rơi máu đổ cho thật nhiều mới gọi là chiến tranh.

Cũng vì chưa nắm vững bản chất của cuộc chiến, cho nên nhiều sử gia quân sự đã lấy làm khó hiểu tại sao những De Lattre De Tassigny, ngang cỡ Rommel của Đức, không thua gì Montgomery của Anh, hay Patton của Mỹ trong thế chiến II, với hệ thống 1200 đồn bót, kiểu chiến lũy Maginot, chung quanh đồng bằng sông Nhị; hay những McNamara với một bộ óc điện tử và hàng rào điện tử dọc vĩ tuyến 17, cùng với một Westmoreland với chiến lược Lùng và Diệt và chiến lược “chiến tranh Tiêu Hao”…đều đã thất bại trước cây đàn nhị của nàng Kiều VNG.

Có người còn bảo phải chi tổng thống Eisenhower cho thi hành kế hoạch Vulture thả một vài quả bom nguyên tử xuống đạo quân của VNG đang bao vây và tấn công Điện Biên Phủ, hòng giải vây cho quân Pháp của tướng De Castries, thì đã lật lại thế cờ vào đầu năm 1954. Người khác lại bảo nếu chính quyền Johnson cũng theo đề nghị của Westmoreland thả vài quả bom nguyên tử xuống gần 4 sư đoàn của họ Võ vây hãm Khe Sanh vào năm 68 thì đã tiêu diệt được phần lớn chủ lực của địch quân. Người ta cũng đắn đo cân nhắc cả việc thả bom phá hủy hệ thống đê điều bên bờ sông Hồng. Và lấy làm tiếc không lợi dụng thế mạnh đó để làm áp lực đối phương phải đầu hàng. Vân vân và vân vân…

Nhưng người ta quên rằng Hồ Chí Minh không phải là Nhật hoàng Hirohito, mà là đồ đệ của Mác Lê. Cho nên nếu cần hy sinh mấy triệu người dân Việt, đồng bào của ông, để cho cuộc đấu tranh giai cấp toàn cầu thắng lợi thì ông cũng đâu có sờn lòng. Vì cuộc chiến tranh của ông nằm trong cuộc chiến tranh toàn cầu, toàn diện, và nhất là trường kỳ (nghĩa là bao lâu chưa diệt hết mọi giai cấp thù nghịch, thì còn phải tiếp tục) cho nên ông dùng mọi phương tiện bạo động, tàn bạo, tàn nhẫn để cố bắt toàn dân Việt phải quyết chiến, tử chiến. Những trận thí quân, những chiến dịch biển người như đã nói trên chứng minh điều đó. Bằng bộ máy tuyên truyền tinh vi và kỷ luật thép của nhà binh, ông đã huy động được toàn dân hy sinh kháng chiến, ông nói dối là để giải phóng dân tộc, để bảo vệ giang sơn…Chẳng may lời nói dối đó lại bùi tai nhiều người kể cả những đại trí thức của chúng ta.

Trong cuốn “Mây Mù Thế Kỷ”, khi trả lời câu hỏi liệu Hà Nội có đầu hàng khi đê Yên Phụ bị phá làm lụt lội gây chết chóc kinh khủng và phá hoại mùa màng không, tác giả Bùi Tín đã dứt khoát trả lời: không khi nào họ đầu hàng dù có cả triệu người chết, vì như vậy Hà Nội càng có lý do để tố cáo Hoa Kỳ và càng có cớ để xin viện trợ của phe cộng. Và đó còn là dịp tốt để họ hô hào toàn dân vùng lên quyết tử chiến để trả thù…Quả tình đã từng nằm trong chăn cộng sản nên cựu cán bộ cộng sản Bùi Tín đã biết đúng tim đen của ông Hồ, đi guốc trong bụng cộng sản.

Cũng có nhà quân sự cho rằng nếu đem một đại đơn vị đóng ở của ngõ đường mòn Hồ Chí Minh, để chặn sự tiếp viện người và lương thực, vũ khí vào Nam thì cuộc chiến đã có một kết thúc khác. Hoặc giả cho một số đơn vị xâm nhập vào Cam Bốt và Ai Lao lùng và diệt những toán cộng quân mượn lãnh thổ 2 nước này làm khu an toàn và đường chuyển quân. Tất cả những điều này đều đã được tuớng Westmoreland nghĩ tới và đề nghị với cấp trên. Nhưng vì những lý do ngoại giao, và vì phong trào phản chiến đang lên mạnh, nên tổng thống Johnson không dám vi phạm hiệp ước trung lập về Ai Lao mà chính quyền Kennedy, với sự tự phụ và tin tưởng mù quáng của Averell Harriman đã tạo ra một cách bất lợi.

Đến thời tổng thống Nixon thì đã có cuộc hành quân vào Cam Bốt thắng lợi để cứu chính quyền chống cộng Lol Nol, nhưng đã không đánh trúng tổng hành doanh của Việt Cộng. Còn cuộc hành quân Lam sơn 719 vào Ai Lao thì hoàn toàn thất bại . Cho nên lại càng bị phe phản chiến nhất là báo chí dùng làm cớ tấn công dữ dội.

Cũng lại có người nói giá lúc ấy không cho cộng quân mua thời gian, kéo dài chiến tranh làm nản lòng chiến sĩ đồng minh, mà đánh thẳng, đánh nhanh, đánh mạnh, tới tấp như chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 thì đã chiến thắng rồi. Nhưng thực ra Saddam Hussein không phải Hồ Chí Minh. Kweit và Iraq không phải Việt Nam. Và đến thời chiến tranh vùng Vịnh vũ khí của Mỹ đã tiến bộ hơn nhiều rồi, chính xác vô cùng. Vậy mà cũng đâu có giết được tay đầu sỏ là Saddam.

Không nhìn cuộc chiến dưới “ánh sáng” của chủ nghĩa Mác Lê, lấy đấu tranh giai cấp làm lẽ sống, không nhìn cuộc chiến trong khuôn khổ cuộc chiến toàn bộ kiểu Lê Nin (chứ không phải chỉ kiểu Clausewitz) thì không thể hiểu nổi những lý do thất trận của phe quốc gia và phe thế giới tự do ở mặt trận Việt Nam, mà phe cộng coi như chỉ là một điểm nóng cục bộ của cuộc chiến tranh giai cấp toàn cầu toàn bộ.

Để triển khai câu nói của Clausewitz về việc xác lập cuộc chiến. Chúng tôi xin đưa ra một ví dụ bằng hình ảnh vật chất cụ thể (được đơn giản hóa tối đa) để minh họa phần nào: Hãy giả dụ cuộc chiến được cụ thế hóa bằng một trong 4 hình ảnh: 1) quả núi ở phía Bắc; 2) cái hồ ở phía Nam; 3) cao ốc ở phía Đông; 4) thành phố ở phía Tây. Nếu không xác lập được nó là thành phố ở phía Tây mà cứ rầm rộ xe cộ, người ngựa tiến về phía Đông hay phía Nam, phía Bắc thì dù người có đông ngựa có là thần mã, và xe cộ như nước cũng chỉ vô ích. Có tìm đúng mục tiêu chiến tranh thì mới định ra được hướng chiến lược chính, và những hướng chiến lược phụ, và các hướng đi chiến thuật chi tiết để giành được phần thắng.

Các danh tướng đồng minh đã thua là vì từ trên xuống dưới vẫn cho rằng trong chiến tranh Việt Nam vấn đề quân sự là chủ yếu. Cho nên không đặt nặng các vấn đề khác như tuyên truyền, tình báo gián điệp, ngoại giao, văn hóa, báo chí….Chỉ riêng về báo chí, đối phương có ví dụ 600 tờ báo thì 600 tờ đều là của đảng, mọi thứ đều là bí mật quân sự (vì là chiến tranh toàn bộ, chiến tranh nhân dân). Xã hội là xã hội khép kín. Trong khi tại miền Nam và nhất là tại Hoa Kỳ xã hội là xã hội cởi mở (nhưng trong chiến tranh thì nên gọi là “bỏ ngỏ”). Tự do báo chí là cốt tử của nền dân chủ tây phương. Không ai ra lệnh được cho báo chí. Cũng không có những lớp những trường đặc biệt để huấn luyện và dạy cho ký giả về thực chất cuộc chiến. Cho nên trong khi là chiến tranh chống cộng sản, thì ký giả lại quan niệm là chiến tranh chống nhân dân Việt Nam, chẳng khác gì chiến tranh xâm lược! Đã nhiều lần các nhà quân sự Mỹ muốn đề nghị một hình thức kiểm duyệt nào đó nhưng không ai dám áp dụng. Cũng chỉ vì không ai xác lập được đúng thực chất cuộc chiến, nên không đủ lý do áp đặt những hình thức hạn chế tự do ngôn luận. Hơn nữa từ bản chất, chế độ tự do ở Mỹ là cơ bản, bỏ tự do báo chí, Hoa Kỳ không còn là Hoa Kỳ nữa. Đó là cái thế lưỡng nan của Hoa Kỳ.

Vì hiểu rõ bản chất của chế độ dân chủ tự do của Tây Phương cũng như lề lối sinh hoạt dân chủ trong các quốc gia đó, như việc gì quan trọng có ảnh hưởng đến đời sống của người dân đều phải đưa ra thảo luận trước quốc hội, những chính sách, kế hoạch lớn phải được quốc hội thông qua, và báo chí có ảnh hưỏng quyết định đến dư luận quần chúng, lại cũng biết rằng Tây phương chưa nghiên cứu đầy đủ về chiến lược chiến thuật và lề lối sinh hoạt của các đảng cộng sản trên thế giới, cho nên Mao Trạch Đông ngay trước thế chiến II, nghĩa là vào năm 1937 đã tuyên bố trắng trợn tại một hội nghị cao cấp của đảng cộng sản Trung Quốc (sau này đã được đăng tải trong Mao Trạch Đông Toàn Tập) rằng họ chẳng biết gì về cộng sản, nên đã áp dụng những chiến lược, sách lược cũ kỹ, lỗi thời. Tiếc rằng lời phê bình đó mãi đến 20 năm sau mới được giới tình báo của Mỹ do Allen Dulles đứng đầu chú ý, sau khi Liên Xô đã dẫn đầu trong việc chế tạo và phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của nhân loại mang tên Sputnik vào năm 1957, và phải 2 năm sau đó mới thấy xuất hiện một cuốn sách mỏng nhưng rất quan trọng do 4 nhà chuyên môn biên soạn, đứng đầu là giáo sư Robert Strauss-Hupé. Nhưng xem ra giới quân sự Mỹ không quan tâm đến tác phẩm này. Không ai tin là chiến tranh thế giới thứ III đã bắt đầu, để mà xác lập đúng thực chất của cuộc chiến đó. Hơn nữa sau khi tổng thống Eisenhower của đảng Cộng Hòa mãn hai nhiệm kỳ trao quyền lại cho tổng thống Kennedy thuộc đảng dân chủ, thì những chuyên viên về Liên Xô của đảng này như Averell Harriman, và chuyên viên về cộng sản Á Châu là Roger Hillsman đã không đếm xỉa gì đến lời cảnh cáo của Mao Trạch Đông.

Cũng may là trận Việt Nam không phải là trận chiến cuối cùng. Cho nên nhờ rút kinh nghiệm này, đảng Cộng Hòa Mỹ đã tìm những chiến lược sâu xa rộng lớn hơn để tấn công thẳng vào Trung Quốc bằng những chiến thuật “bóng bàn”, vào Ba Lan bằng cái mà tuần báo Time gọi là “liên minh thần thánh” giữa Vatican và chính quyền Reagan…rồi vào Liên Xô bằng những cuộc đàm phán về hạn chế vũ khí hạch tâm v.v… rồi những cuộc chạy đua về phòng thủ hỏa tiễn, chiến tranh giữa các vì sao., và bằng các biện pháp bao vây kinh tế làm cho nền kinh tế xã hội chũ nghĩa của các nước này suy sụp, mà không cần phải dùng tới võ khí.… Nhờ thế mà mới có những thắng lợi bất ngờ như từ trên trời rớt xuống vào cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90.

Để kết luận chúng tôi xin tóm tắt rằng, trong ban đại hòa tấu tượng trưng cho cuộc chiến đẫm máu 30 năm, chiếc đàn hai giây (so dần giây vũ giây văn) của nàng Kiều tài hoa (Võ Nguyên Giáp) dù cho có lúc “tiếng khoan như gió toảng ngoài” có khi lại “tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa” đi chăng nữa, thì nó cũng chỉ là một trong số hàng trăm loại nhạc khí khác trong ban đại hòa tấu. Và nàng Kiều (họ Võ) dù cho là hồng nhan đệ nhất thiên hạ (thiên tài quân sự họ Võ, như các nhà phê bình quân sự thường ca tụng Võ Nguyên Giáp) thì cũng chỉ là một nhạc công, (đệ nhất vĩ cầm) trong số hàng ngàn nhạc công của ban đại hòa tấu do Hồ Chí Minh chỉ huy.

Công bình mà nói phải công nhận HCM có tài, có chí và đảng mà ông ta lập nên đã được rèn luyện đến nơi đến chốn thành những nhạc công có hạng, để tạo nên những thành tích lẫy lừng trong chiến tranh, khiến các nhà quân sự Pháp Mỹ tài ba như Leclerc, Carpentier, Navare, De Lattre De Tassigny, hay Maxwell Taylor, Westmoreland, Abrams, Davidson .…phải khâm phục. Nhưng phần đông chỉ dồn sự chú ý và khâm phục vào cá nhân Võ Nguyên Giáp, vì theo thói thường người ta chỉ quan niệm chiến tranh theo lối cũ, đặt quá nặng mặt quân sự. Hơn nữa lại quên đi qui tắc “tập thể chỉ huy cá nhân phụ trách”, và nhất là không lý tới vai trò đại diện tối cao Quốc Tế 3, thực tế là Liên Xô, của Hồ Chí Minh, cũng là người được đào tạo kỹ nhất về nhiều mặt, khác nào một nhạc sĩ sáng tác tài ba lại đã được xử dụng và thao dượt nhuần nhuyễn nhiều nhạc khí.

Vì vậy mà ông Hồ và cộng đảng đã thắng. Nhưng dân tộc Việt Nam được gì trong cái gọi là chiến thắng do cộng quân đem lại? Trên 3 triệu người chết vì một cuộc chiến hoàn toàn không cần thiết, nếu chỉ nhằm mục đích dành độc lập; gần một triệu người chết vì tù tội, bỏ đói, cô lập, quản thúc, nửa triệu người chết vì cải cách ruộng đất. Rồi khi “được giải phóng” thì tài sản cũng “bị giải phóng” luôn. Khi đuợc “độc lập” thì cũng bị cô lập và mất tự do và không thấy bóng hạnh phúc đâu cả.

Cho nên tài và trí của HCM đã là nguồn tai hại khốn khổ cho nhân dân Việt Nam. Vì tài trí đó đã được tôi luyện trong lò gián điệp Quốc Tế 3 mà thành, với mục đích phục vụ một “chủ nghĩa xã hội” không tưởng mà lại tàn nhẫn. Đó là điều ta cần nói rõ cho thế giới biết, cho những nhà báo, nhà quân sự trên thế giới biết.

Một điều khác có thể rút từ kinh nghiệm “orchestration” là, sở dĩ những hành động chống độc tài cộng sản kể từ ngày “mất nước” của cộng đồng người Việt hải ngoại chưa đem lại thắng lợi, một phần vì thiếu phối hợp, thiếu người “nhạc sĩ sáng tác hòa âm”, thiếu một “nhạc trưởng” có kinh nghiệm và hiểu biết về những “nhạc khí” khác nhau. Có người sẽ bảo thời nay không còn là thời của lãnh tụ, của “minh chủ” nữa. Đồng ý. Nhưng nếu vậy thì thay vào đó cũng phải có một nguyên lý, một cương lĩnh, chính cương, một lý thuyết hành động nào đó (để khỏi nói đến ý thức hệ mà nhiều người có vẻ dị ứng vì muốn tỏ ra mình thức thời ) được đa số đồng thuận để theo đó mà hành động thì mới tránh được cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược.

Nhân kỷ niệm tháng Tư Đen năm 2001


(Trích chương 6 Tâm Sự Nước Non, AI GIẾT HỒ CHÍ MINH của Minh Võ do Tủ Sách Tiếng Quê Hương xuất bản năm 2002)


© DCVOnline
http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=3735

mercredi 8 août 2007

Trí thức bạc nhược, dân tộc đau thương

Trí thức bạc nhược, dân tộc đau thương

Khánh Hưng

(Gởi Tặng Ban chủ nhiệm Việt Weekly và những người thứ ba …)


Dân tộc Việt Nam đã phải trả giá vì sự bạc nhược của giới trí thức

Nhiều người và dư luận cho rằng ông Lê Vũ, Et cetara của Việt Weekly, hay tác giả Nguyễn Hữu Liêm ở San Jose… là cộng sản, là thân cộng.

Tôi không tin điều đó. Tôi cho rằng, ông Liêm, Vũ, Et cetara… chưa bao giờ và không thể là cộng sản.

Nhưng tôi biết một điều chắc chắn, các vị này, dù vô tình hay cố ý, đã gián tiếp tạo ra những cơ hội tốt cho cộng sản qua những hành động và quan điểm không nhất quán, thiếu rõ ràng.

Cũng như quí vị, tôi cũng hết sức ủng hộ ý tưởng, một Việt Nam phát triển trong ổn định và hoà bình sẽ vạn lần tốt hơn sự xáo trộn. Tôi vẫn muốn tin rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tự điều chỉnh để dẩn dắt đất nuớc đi tới dân chủ và thịnh vượng. Nhưng ước mơ và niềm tin này hoàn toàn không có cơ sở thực tế.

Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, là lịch sử của sự lừa dối, mị dân, và những đợt thanh trừng đẫm máu. Trong lịch sử đó, thành phần thứ ba đã gián tiếp tạo ra những thuận lợi và cơ hội cho Đảng cộng sản. Lặp đi lặp lại nhiều lần trong thế kỷ qua, Đảng cộng sản Việt Nam đã sử dụng lực lượng thứ ba như một công cụ cho chính sách mị dân nhằm lừa gạt nhân dân, dân tộc, và dư luận.

Những năm đầu thập niên 1940, các nhân sĩ của các Đảng phái, tôn giáo, tổ chức xã hội, … đã nhiệt tình và tràn đầy phấn khởi gia nhập mặt trận Việt Minh chống pháp, đuổi Nhật để dành lấy độc lập cho dân tộc. Ngô Đình Diệm, giám mục Lê Hữu Từ, Huỳnh Thúc Kháng, và những nhân sĩ, chí sĩ lỗi lạc nhất lúc bấy giờ, đều đứng trong hàng ngũ Việt Minh.

Nhưng chỉ vài tháng sau khi Cách Mạng Tháng Tám thành công, nhiều người đã nhận ra bản chất gian dối của đảng cộng sản; và đã tìm cách thoát ra. Một số ngả theo cộng sản, và phần còn lại đã bị thanh trừng.

Vụ thanh trừng tàn bạo và nổi tiếng nhất vào thời điểm này là sự tiêu diệt Quốc dân Đảng. Quốc Dân Đảng, mà cái chết huy hoàng của lãnh tụ Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng chí của ông tại Pháp trường Yên Bái là dấu mốc đầu tiên, là sự khẳng định mạnh mẽ nhất cuộc đấu tranh chống chế độ thực dân Pháp, dành độc lập dân tộc. Thế nhưng, Đảng cộng sản Việt Nam đã ra tay không một chút do dự. Hàng ngàn chiến sĩ quốc dân Đảng đã không chết dưới lưỡi gươm của người Pháp, nhưng đã chết dưới bàn tay của các “đồng chí” cộng sản!

Một nhóm nhân sĩ khác đã nằm trong sổ đoạn trường có tên là “Nhân văn giai phẩm”, mà đến hôm nay, hơn một nữa thế kỷ, di hoạ vẫn còn tồn tại nghiệt ngã tới hàng trăm số phận của những tài hoa ưu tú của dân tộc.

Năm 1946, Hồ Chí Minh đến dự Hội nghị Fontainebleau tại Pháp. Cũng với chiêu bài “độc lập dân tộc”, hàng loạt trí thức lỗi lạc nhât của Việt Nam thời ấy đã theo Hồ Chí Minh về nước. Trong số những nhân vật nổi tiếng của nhóm người trở về, Triết gia Trần Đức Thảo là một bi kịch điển hình của trí thức Việt Nam dưới bàn tay cộng sản. Những năm đầu về nước, Trần Đức Thảo đã mãi mê xây dựng nền triết học “cách mạng nhân dân”. Ông đã từng có nhiều bài lý luận sắc sảo và đanh thép lên án “Chủ nghĩa xét lại”, lên án “Nhân văn giai phẩm”, bảo vệ đường lối cách mạng vũ lực. Thế nhưng lý tưởng về một chủ nghĩa cộng sản khoa học của Trần Đức Thảo là một màn hài hước phạm thượng dưới quan điểm chính thống của Đảng. Tinh thần trí thức và khái niệm sáng tạo là xa xỉ phẩm nhuốm màu tư sản, đi ngược lại lý tưởng vô sản chuyên chính của tập đoàn Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Do đó, nhà trí thức lỗi lạc Việt Nam trong thể kỷ 20, vì thiếu bản năng phục vụ thuần túy chế độ, đã bị giam lỏng trong gần 30 năm. Chỉ đến những năm cuối của cuộc đời, và với sự can thiệp của một trong những nhân vật hàng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng, Trần Đức Thảo mới được Đảng cho phép trở lại nước Pháp, nơi mà ông đã bỏ đi 40 năm trước!

Dù đã bao nhiêu bài học nhãn tiền, một nhóm những trí thức Việt Nam vẫn là “những con nai vàng ngơ ngác” trước tay săn cáo già cộng sản. Những năm trước 1975, hàng loạt các giáo sư, nhạc sĩ, văn sĩ, và cả các tu sĩ khả kính đã quyết liệt – hăng hái xuống đường kêu gọi chống lại chính quyền miền Nam, một chính quyền đã cho họ cái quyền được tự do xuống đường và hô đả đảo mà không bị hỏi cung hoặc bỏ tù.

Thế nhưng, khi chế độ cộng sản được thiết lập, thì cả cái quyền đơn giản nhất, là quyền được bày tỏ quan điểm, ý nghĩ của mình, thậm chí sáng tác nghệ thuật cũng bị tước đoạt. Lúc này, một số những người hô hào đấu tranh mạnh mẽ nhất của miền Nam như Thích Nhất Hạnh, Nguyễn Văn Giai… đã bỏ chạy theo “kẻ xâm lược - ngoại bang”. Một số trở thành tay sai cho bộ máy chuyên chế như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Lý Quí Chung, Nguyễn Chánh Trung, … Một số khác như thượng toạ Thích Trí Quang, Trịnh Công Sơn… thì đắp mền nhắm mắt, ẩn dật trong những hang động riêng của mình để tránh phiền toái: “Còn hai con mắt một con khóc đời, … con mắt còn lại là con mắt ai …” (Nhạc Trịnh Công Sơn sau 1975)

Vài người trong số họ như Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Tiêu Dao Bảo Cự, … , phải chờ đến vài chục năm sau, mới lấy lại được chút chí khí sắp tàn, kêu lên vài tiếng yếu ớt trước thảm cảnh của đất nước.



Những kẻ… mộng du chưa tỉnh mộng!
Nguồn: madcowprod.com
--------------------------------------------------------------------------------

Một trong những gương mặt trí thức miền Nam điển hình nhất trong số những người đã góp phần làm nên thảm họa cộng sản là Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, nguyên Chủ tịch Mặt trận Giải phóng Miền Nam. Ông vốn sinh ra và lớn lên trong một gia đình tư sản trí thức Thiên Chúa Giáo Nam bộ, du học Pháp từ thuở thiếu thời, và trở thành một trong những luật sư danh tiếng, được trọng dụng dưới các chế độ Miền Nam. Thế nhưng ông đã từ bỏ tất cả vinh quang để đi theo tiếng gọi “Giải phóng dân tộc”. Kết quả là không những dân tộc không được giải phóng mà chính bản thân ông trở thành một tù nhân không mang số trong suốt hơn 20 năm, từ ngày “cách mạng thành công” cho đến khi qua đời. Sau năm 1975, vị đứng đầu chính phủ Mặt trận Miền Nam không một lần được phép trò chuyện với bất cứ ai mà không có sự giám sát của lực lượng an ninh.

Nhưng, những bài học ấy chưa đủ để thức tỉnh những kẻ… mộng du!

Thử nhìn kỹ lại nhận định của một số người, rằng: Dù sao, xã hội Việt Nam dưới chính quyền cộng sản hiện nay đang ổn định hoà bình và nền kinh tế đang từng bước phát triển?

Có phải đó là thông tin mà quí vị đã đọc được trên trang nhất của 600 tờ báo trong nước?

Sự thực hoàn toàn khác. Hãy để những con số nói lên sự thật.

Một nền kinh tế phát triển mà thu nhập bình quân trên đầu người chưa đầy 2 dollars/ngày. Như chúng ta biết từ báo chí trong nước, mức lương trung bình của một công nhân làm việc tại khu vực Biên Hoà, Bình Dương là 750.000 VND, tức là 45 USD/tháng. Trong lúc đó, một tô phở trung bình tại khu vực này là 15.000 VND. Như vậy, làm sao quí vị có thể kết luật là xã hội ổn định và kinh tế phát triển khi mà thu nhập trung bình của mỗi người dân Việt Nam chỉ đủ để ăn mỗi ngày một tô phở?


Cô dâu Việt Nam
Nguồn: http://www.lifepartnermatchmaker.com
--------------------------------------------------------------------------------

Còn nhiều con số và sự kiện đau lòng và nghiệt ngã hơn. Chưa ai thống kê đầy đủ số lượng phụ nữ Việt Nam đi lấy chồng, mà chính xác là đi làm nô lệ tình dục và lao động cho các ông Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc , và cả Trung Quốc vốn không lấy được vợ tại chính quốc. Nhưng theo báo chí trong nước, chỉ riêng lãnh thổ Đài Loan, mỗi năm đã tiếp nhận khoảng 3,500 các cô gái Việt Nam, mà đa số ở lứa tuổi 20. Hàng chục ngàn phụ nữ khác, thậm chí dưới tuổi vị thành niên, đang phải hành nghề phục vụ tình dục tại Campuchia, Thai Lan, Malaysia… Ngày nay, những câu chuyện rao bán phụ nữ Việt Nam công khai đã trở nên quen thuộc.

Và thế giới cũng không còn xa lạ với những câu chuyện về những người lao động Việt Nam phải nhảy xuống biển tận Phi Châu, Ả Rập, … để trốn khỏi tình trạng làm việc quá khắc nghiệt và sự đối xử tàn bạo của các chủ lao động người nước ngoài. Theo số liệu của chính thức của chính phủ Việt Nam, hàng năm, có khoảng 160 đến 200 ngàn công nhân Việt khoẻ mạnh được đưa đi lao động theo các hình thức nói trên.

Nếu xã hội Việt Nam đang ổn định, hoà bình, và thịnh vượng như diễn tả trên các phương tiện truyền thông của chính quyền, thì làm sao có những chuyện đau thương như đã kể, làm sao có chuyện những cô gái Việt Nam 20 tuổi, chỉ để đổi lấy vài trăm đô la cho gia đình, đã phải chấp nhận lấy những người tật nguyền, lớn hơn mình gần gấp ba số tuổi? Nếu nền kinh tế Việt Nam đang phát triển thì làm sao có hàng trăm ngàn thanh niên chấp nhận đánh đổi tuổi thanh xuân, sức khoẻ, gia đình để làm những nô lệ kiểu thời trung cổ chỉ vì vài trăm đô la một tháng?

Những số liệu đó có giúp quí vị nhận ra sự thật không?

Quí vị thật sự tin rằng, chính quyền cộng sản thật tâm muốn xây dựng nền dân chủ và chống tham nhũng?

Tôi cũng muốn tin như vậy, và có thể có một vài cá nhân trong Đảng cộng sản muốn làm như vậy. Nhưng những ước muốn này, cũng như dự án về thiên đường chủ nghĩa cộng sản nói chung, không có cơ sở thực tế. Mong muốn này không thể thành hiện thực vì nó mâu thuẫn ngay với bản chất và cơ cấu của xã hội cộng sản.

Hãy lấy những sự kiện gần đây làm ví dụ. Trước Đại hội Đảng lần thứ X vừa rồi, dường như có một sự cổ xuý cho phong trào góp ý với Đảng. Các trí thức trong – ngoài nước hớn hở lên báo, diễn đàn tranh luận. Trong nước có tờ báo cao hứng còn đưa ý kiến đề xuất xem lại điều 4 hiến pháp. Thế nhưng… BOOM! Như quả bong bóng nước. Đại hội Đảng bế mạc cũng là lúc Đảng cộng sản cho bế mạc vở hài kịch “Góp ý”. Uỷ viên bộ chính trị, bộ trưởng bộ công an thay mặt bộ chính trị lên tiếng chính thức chỉnh huấn báo chí và đe doạ các hình thức kỷ luật.

Tiếng nổ của quả bong bóng “Góp ý Đại hội Đảng” chưa tan thì tiếp đến là quả lừa “Đại biểu nhân dân ngoài Đảng”. Báo chí tung hô, nhiều người hy vọng là nếu không được “đứng trong hàng ngũ của Đảng” thì ít ra cũng được cái ghế đại biểu nhân dân để đưa ra vài ý kiến “phản biện”. Một số vị cao hứng ghi ngay tên mình trong danh sách tự ứng cử. Oái ăm thay, hầu hết những nhân vật mà dư luận kỳ vọng nhất đã vội vàng tuyên bố rút lui với những lý do rất đáng ngờ. Rồi khi cái vở kịch bầu bán quốc hội kết thúc, người ta chợt nhận ra là kết quả còn tệ hơn cả nhiệm kỳ trước! Nghĩa là, tỉ lệ đại biểu ngoài Đảng không những không thêm chút nào mà còn thấp hơn lần trước!

Cũng trong thời gian này, cùng lúc với việc tuyên bố thừa nhận vài khuyết điểm trong vụ Nhân Văn Gian Phẩm và Cải cách ruộng Đất đẫm máu, lực lượng an ninh đã tổ chức một chiến dịch đàn áp tàn khốc khắp cả nước, bịt miệng tất cả các tiếng nói dân chủ, khởi tố hàng loạt những con người có lòng trăn trở với đất nước, và tàn bạo nhất là tra vấn, đe doạ và hành hạ hàng ngàn người trong cả nước.

Với những việc như vậy, quý vị tin là Đảng Cộng Sản Việt Nam thực tâm muốn tiến tới dân chủ?

Nếu ai đó có một niềm tin nhỏ nhoi nhất là Đảng cộng sản đang nỗ lực để làm trong sạch đội ngũ thì có lẽ đó là những người ngây thơ nhất trên hành tinh này. Trong giai đoạn đầu, có thể người ta theo cộng sản vì một lý tưởng mơ hồ nào đó. Nhưng ngày nay, không ai có thể nghi ngờ về bản chất giả dối của lý tưởng cộng sản. Ngày nay, nếu không vì để có cơ hội vơ vét của cải vật chất, thì người ta đi theo cộng sản vì cái gì. Khái niệm đạo đức, trách nhiệm, và lương tri theo đúng nghĩa của nó không hề có trong tự điển của những người cộng sản. Mục đích cao nhất và tuyệt đối của giới cầm quyền hiện nay là vơ vét càng nhiều nếu có thể. Chống tham nhũng thật sự có nghĩa là chống lại chủ đích và ý chí của giới cầm quyền. Vì vậy, chống tham nhũng trên thực tế, chỉ là một chính sách tuyên truyền thuần tuý, không có thực chất.

Nhìn lại những vụ án nổi đình đám trong mấy năm gần đây, quí vị sẽ thấy rỏ chuyện chống tham nhũng là một vở kịch bịp bợm một cách trắng trợn dưới quyền tổng đạo diển của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong vụ án Năm Cam, những kẻ thất nghiệp kiếm sống bằng nghề gác cửa bị xử phạt 15 năm tù, hai nhà báo với tội danh vốn chỉ thỉnh thoảng ăn nhậu với Năm Cam thì bị phạt tù hàng chục năm. Trong lúc đó, những kẻ khai sinh và bảo kê cho Năm Cam, những kẻ quyền lực nhất và chịu trách nhiệm chính trong vụ án, gồm các quan chức công an hàng đầu của thành phố Hồ Chí Minh và trung ương chỉ ở tù vài năm một cách tượng trưng. Trong các vụ án đánh tráo đồng hồ điện xảy ra tại công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh và vụ mua bán hạn ngạch (quota) dệt may tại Bộ thương mại, các tổ chức Mafia mới gồm lãnh đạo chính quyền cùng với các tội phạm kinh tế đã gây thiệt hại lên tới hàng trăm tỉ đồng, gây ảnh hưởng tới hàng trăm đơn vị kinh tế và hàng vạn số phận con người. Thế nhưng, dù báo chí đã cung cấp các cứ liệu căn bản và dư luận vô cùng bức xúc, cuối cùng, các vụ án đã giảm nhẹ đến mức tưởng như không có gì. Kiểu chống tham nhũng “đầu voi đuôi chuột” như vậy diển ra một cách có hệ thống, không có ngoại lệ, từ vụ Dầu khí, Hồ Trị An, Cục dự trữ Quốc gia, đến các vụ chạy án tại cơ quan kiểm sát và toà án các cấp … đều có vẽ xôm xang trong thời gian đầu, sau đó thì như “bát nước nóng nguội dần”. Vụ “Đánh bạc triệu đô” mới đây nhất là một điển hình của trò hề chống tham nhũng. Quý vị còn nhớ là báo chí trong nước đã tỏ ra sôi động thế nào khi lên án tập đoàn tội phạm tại Bộ giao thông vận tải, mà điển hình là một tổng giám đốc dám đặt cược bóng đá mỗi lần bằng một khoản thu nhập của 20 ngàn công nhân trong một tháng! Vài tờ báo đã công bố tài liệu cho biết giá cả bằng tiền dollar của những chức vụ uỷ viên trung ương Đảng, thứ trưởng, bộ trưởng …


Cộng sản Việt Nam là một ngoại lệ = như bụi lúa mọc từ những củ khoai lang = như hình làm bằng photoshop
Nguồn: DCVOnline
--------------------------------------------------------------------------------

Đã có lúc, dư luận tưởng như người ta đang chống tham nhũng thật qua vụ án PMU 18 này. Thế rồi, lại BOOM! Trưởng ban chuyên án, kẻ khá mạnh miệng trên báo chí nhận quyết định nghỉ hưu, các nhà báo chuyên theo dõi vụ án được cơ quan An ninh điều tra mời làm việc, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin Ngân hàng thế giới công nhận không có dấu hiệu tham ô trong các dự án viện trợ, thứ trưởng Bộ giao thông vận tài, kẻ bảo kê cho tội phạm chính được tại ngoại. Cuối cùng, lúc này, khi phiên toà được tổ chức, thì “Dũng tồng không còn là con bạc triệu đô”, “chưa có chuyện hối lộ”, “chưa có bằng chứng về cố ý làm trái”. Luật sư phản ứng hội đồng xét xử … Màn kịch rất hay và rất điệu nghệ!

Thế giới ngày nay, đã không còn nghi ngờ gì về thảm hoạ mà chủ nghĩa cộng sản đã mang đến cho nhân loại. Quốc hội châu Âu, bao gồm cả các quốc gia cộng sản Đông Âu cũ, đã có nghị quyết mính xác Chủ nghĩa cộng sản là thảm hoạ của nhân loại. Mới đây Hoa Kỳ cũng đã khánh thành công trình cùng tên như vậy. Ngay cả nước Nga, cha đẻ của chủ nghĩa cộng sản thực hành, cũng đã bãi bỏ lễ kỷ niệm Cách Mạng Tháng Mười.

Vậy quí vị tin cộng sản Việt Nam là một ngoại lệ chăng? Niềm hy vọng này, cũng giống như một anh nông dân nào đó, hy vọng rằng, một ngày kia, một bụi lúa sẽ được mọc lên từ một củ khoai lang!

Tôi không nghi ngờ lòng yêu nước chân chính của nhiều người trong thành phần thứ ba. Nhưng tôi cũng không nghi ngờ là thái độ nửa vời của quí vị trong quan điểm và hành động đã góp phần tạo nên thảm hoạ cộng sản, một thảm hoạ lớn nhất trong lịch sử Việt Nam mà di hại của nó sẽ còn tồn tại tới nhiều thế hệ nữa. Tôi nhớ trong một bài ca dao của người Nga có kể về việc Chúa đã trừng phạt, khiến tên kiếm sĩ giết thuê phải đứng như trời trồng muôn đời, để hứng chịu tất cả những khắc nghiệt của thế gian. Hình phạt rỏ ràng, vì sự đồng lõa, dù vô tình hay cố ý, là một tội ác không kém kẻ chủ mưu. Bài ca dao này có đoạn:

“Không được tuân theo lệnh bất lương,
không được nấp sau lương tâm kẻ khác …”


© DCVOnline
http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=3729

mardi 7 août 2007

Thư cảm ơn và thỉnh nguyện Lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ

Khối 8406 Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam 2006

Bloc 8406 of Manifesto on Freedom & Democracy for Viet Nam 2006



Thư cảm ơn và thỉnh nguyện Lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ


Việt Nam, ngày 06 tháng 8 năm 2007

Kính gửi Bà Chủ tịch và toàn thể Quý Dân biểu Hạ viện Hoa Kỳ.

Kính gửi Ông Chủ tịch và toàn thể Quý Nghị sĩ Thượng viện Hoa Kỳ.

Chúng tôi, đại diện cho những người Việt Nam trong và ngoài nước đã ký tên vào bản “Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam 2006” (gọi tắt là Khối 8406) xin gởi đến Quý Lưỡng viện Quốc Hội Hoa kỳ bức thư này để bày tỏ sự ủng hộ tuyệt đối và lời cảm ơn chân thành của chúng tôi đối với “Dự luật Nhân quyền năm 2007 cho Việt Nam” (H.R 3096) mà ngài Dân biểu Chris Smith đã đệ nạp và vừa được Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện chấp thuận ngày 31-7-2007.

Kính thưa Quý Dân biểu và Nghị sĩ Quốc hội Hoa Kỳ,

Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa chủ nghĩa Marx-Lenin phi nhân bản và phản dân tộc vào đất nước chúng tôi bằng con đường bạo lực. Bởi vậy hơn 60 năm qua, đảng này đã dùng mọi thủ đoạn từ lừa mị đến khủng bố để chiếm giữ chính quyền, dìm nhân dân Việt Nam vào cảnh nghèo đói, biến đất nước Việt Nam thành một xã hội tràn ngập bất công, tham nhũng, tụt hậu trên mọi phương diện so với mặt bằng chung của thế giới và so với khả năng thăng tiến của dân tộc chúng tôi.

Không phải vì thế mà nhân dân Việt Nam chẳng biết phản kháng!

Nhân dân Việt Nam chúng tôi mà đại diện là những văn nghệ sỹ đòi được tự do sáng tác, đòi được trung thành phản ảnh hiện thực xã hội, đã đứng lên đương đầu với nhà cầm quyền độc tài đảng trị kìm hãm văn hoá, kìm kẹp dân trí trong thời kỳ “Nhân văn giai phẩm” (1956-1959).

Nhân dân Việt Nam chúng tôi mà đại diện là những nhân sỹ, trí thức, cán bộ, đảng viên cộng sản phản tỉnh đã đứng lên đấu tranh chống chế độ độc tài đảng trị trong thời kỳ “Vụ án Xét lại chống đảng” (thập niên 1960)

Nhân dân Việt Nam chúng tôi mà một nửa ở miền Nam đã kiên cường anh dũng và chịu bao hy sinh để chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa và đế quốc cộng sản toàn trị từ những năm 1954 đến 1975.

Do đất nước bị nhà cầm quyền độc tài cộng sản đóng cửa ra thế giới văn minh, tiến bộ thời bấy giờ, cũng như do những oái oăm của lịch sử lẫn nền chính trị hiện đại, mọi phản ứng chính đáng của tất cả các thành phần dân tộc chúng tôi đều đã bị bẻ gãy, mọi nguyện vọng chính đáng của toàn thể nhân dân chúng tôi đều đã bị dập tắt.

Tuy nhiên nhân dân Việt Nam vẫn không khuất phục.

Bắt đầu thập niên 80 của thế kỷ trước đến nay, từ nhiều cá nhân đơn lẻ bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền độc tài, đã hình thành một phong trào đấu tranh đòi Tự Do - Dân Chủ - Nhân Quyền bằng hình thức ôn hoà bất bạo động, mà đại diện là nhiều hội đoàn, tổ chức, chính đảng… trong đó có Khối 8406 chúng tôi.

Lịch sử không thể tái diễn những bất hạnh mà nhân dân Việt Nam chúng tôi phải gánh chịu trong quá khứ! Lịch sử chỉ ra rằng chủ nghĩa và chế độ cộng sản đã bị phá sản từ lý thuyết đến thực tiễn, đồng thời cho thấy đất nước nào muốn phát triển thì cần phải có một thể chế chính trị đa nguyên, nơi mà Tự Do và Nhân Quyền của công dân theo tiêu chuẩn chung của nhân loại được thừa nhận, nơi mà mỗi công dân có quyền và có điều kiện phát huy tối đa năng lực của mình vì hạnh phúc bản thân và cho sự thăng tiến đất nước trên mọi phương diện: kinh tế, văn hoá, tôn giáo, khoa học, chính trị, xã hội…

Do nhu cầu cấp bách để tồn tại, đảng CSVN trong những năm gần đây đã chịu hoà nhập với thế giới về kinh tế. Tuy nhiên chính thể độc tài này muốn dùng sự phát triển mức sống vật chất của người dân để bao biện và tiếp tục nắm giữ quyền lực, bất chấp nguyện vọng dân chủ của nhân dân, bất luận xu thế phát triển của lịch sử nhân loại, bất cần bài học lịch sử mà Nga-xô và các nước cộng sản Đông-Âu đã phải lãnh. Họ không chịu hiểu rằng một khi quyền tự do dân chủ của dân tộc bị mất, thì khả năng mưu cầu hạnh phúc của nhân dân cũng chẳng có. Vấn đề dân oan khiếu kiện triền miên, tai nạn giao thông vô số, môi sinh ô nhiễm trầm trọng là những thí dụ điển hình. Họ cố quên rằng nhân dân Việt Nam đã có những nhu cầu mới.

Nhân dân Việt Nam đòi hỏi đất nước phải phát triển về kinh tế song song với phát triển về chính trị. Nhân dân Việt Nam đòi hỏi có cơm ăn, áo mặc song song với có tự do, dân chủ, pháp quyền. Nhân dân Việt Nam đòi hỏi có đầy đủ mọi quyền công dân, trong đó có quyền lựa chọn thể chế chính trị, tự mình bầu ra một chính phủ thực sự của dân, do dân, vì dân, đồng thời cũng tự mình tổ chức, xây dựng cơ chế giám sát chính phủ này để giảm thiểu những rủi ro tác hại đến tốc độ phát triển đất nước. Có thế, đất nước Việt Nam mới phồn vinh mà dân tộc chúng tôi cũng góp công sức, trí tuệ được vào sự thăng tiến của toàn nhân loại.

Đòi hỏi đó, đến nay nhân dân Việt Nam vẫn chưa được đáp ứng, thỏa mãn. Bởi lẽ nhân dân chúng tôi đã gặp phải một nhà cầm quyền lạc hậu, bảo thủ, tham quyền cố vị, đúng như ngài Dân biểu Cộng hoà Dana Rorahbacher từng phát biểu: “Chúng ta đang giao tiếp với một chế độ ăn cướp. Có người cho rằng cứ giao tiếp kinh tế với họ thì rồi đây ta có thể thuần hoá được con thú hoang dại… Chúng ta từng làm mọi cách để giao tiếp về kinh tế, nhưng đã không thành công. Muốn cho những bạo chúa khắp thế giới biết tôn trọng nhân quyền hơn, chúng ta không chỉ có đưa tiền cho họ để họ có dịp thủ lợi. Muốn cho các bạo chúa này biết tôn trọng nhân quyền hơn, thì cách duy nhất là biểu thị sự phẫn nộ của người Mỹ và của mọi người yêu chuộng tự do khắp thế giới…”

Kính thư toàn thể Quý vị.

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, nơi ra đời bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Tổng thống Thomas Jefferson vào thời phần lớn quốc gia trên hành tinh đang sống trong tăm tối và nô lệ, không chỉ hiển thị nguyện ước Tự Do, Nhân Quyền, Pháp Trị của nhân dân Quý Quốc mà còn hiển thị khát vọng của tất cả các dân tộc trên thế giới. Từ đó đến nay, với truyền thống dân chủ của mình, Nhân dân, Quốc hội và Chính phủ Hoa Kỳ đã không ngừng dùng mọi hình thức ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản (chủ nghĩa mà Nghị viện Châu Âu đã lên án là “tội ác chống nhân loại” qua Nghị quyết 1481 ngày 25-01-2006), và bênh vực phần còn lại của thế giới đang bị kìm hãm trong các thể chế độc tài. Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học, kỹ thuật do những quốc gia có Tự do Nhân quyền đem đến, trái đất trở nên nhỏ bé đến độ tất cả mọi quốc gia đều là láng giềng của nhau, liên đới cùng nhau, tất cả các dân tộc đã có hạnh phúc phải quan tâm đến các dân tộc còn bất hạnh.

Trên tinh thần cao cả đó, “Dự luật Nhân Quyền 2007 cho Việt Nam” do ngài Dân biểu Chris Smith đề xướng đã ra đời, khiến chúng tôi hết sức tri ân và mừng rỡ. Dù chưa thể lường trước được, chúng tôi vẫn khẳng định dự luật này sẽ có hiệu quả tích cực đến tiến trình dân chủ hoá Việt Nam nếu được Quý Lưỡng Viện chấp thuận và thi hành.

Trong khuynh hướng chung của thế giới văn minh và khát vọng chung của toàn dân Việt, chúng tôi đại diện cho mọi thành viên Khối 8406 trong lẫn ngoài nước kính gửi đến Quý ngài Chủ tịch cùng mọi thành viên Lưỡng Viện Quốc hội Hoa Kỳ lá thư này với ước mong “Dự Luật nhân quyền 2007 cho Việt Nam” (H.R. 3096) được hoàn toàn chấp thuận, ngõ hầu mục tiêu Tự do-Dân chủ-Nhân quyền-Pháp trị mà dân tộc chúng tôi đang quyết tâm đạt tới nhanh chóng trở thành hiện thực. Từ đó, quyền lợi của Nhân dân, uy tín của Quốc hội và sức mạnh của Chính phủ Hoa Kỳ càng được nâng cao trên trường quốc tế.

Chúng tôi cũng nhân cơ hội này xin cảm ơn hai Nữ Dân biểu Loretta Sanchez và Zoe Lofgren đã hết lòng bênh vực dân oan trong thời gian vừa qua, cảm ơn nguyên đại sứ Michael Marine vì đã có cố gắng hỗ trợ phong trào dân chủ tại Việt Nam, đồng thời bày tỏ kỳ vọng vị tân đại sứ Michael Michalak sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa cho công cuộc đấu tranh giành tự do dân chủ tại đất nước mà Ông đang được phái tới để đại diện Hoa Kỳ.

Chúng tôi cũng đề nghị Chính giới Hoa Kỳ hãy thành lập một Ủy ban quốc tế do Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc điều hành để thường xuyên đến Việt Nam điều tra về tình trạng áp bức, trù dập, giam cầm, thủ tiêu các chiến sĩ dân chủ, các chức sắc đối kháng, các dân oan khiếu kiện, các công nhân đình công vốn đã, đang hoặc sẽ trở thành tù nhân chính trị dù nhà cầm quyền CSVN luôn gian trá gọi là tù nhân hình sự. Chúng tôi cũng ước mong chính giới Hoa Kỳ sẽ tích cực ủng hộ cho Dự thảo Hiến chương Nhân quyền của tổ chức ASIAN để nó được hình thành và đi vào cuộc sống.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn và kính gửi đến toàn thể Quý vị lời chào trân trọng.

Làm tại Việt Nam ngày 06-08-2007

Đại diện lâm thời Khối 8406

Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Sài Gòn

Cựu sĩ quan Trần Anh Kim, Thái Bình

Linh mục Phan Văn Lợi, Huế

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Hải Phòng