mercredi 18 juillet 2007

Ba giờ nghe một nhân chứng

Ba giờ nghe một nhân chứng


Minh Võ


Một trong những chứng nhân lịch sử quan trọng thời Đệ Nhất Cộng Hoà còn sống hiện nay được cộng đồng người Việt hải ngoại biết nhiều là ông Cao Xuân Vỹ. Ông là người hàng năm vẫn tổ chức lễ giỗ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nhân danh chủ tịch Hội Ái Hữu Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại. Có thể nói ông là phụ tá thân cận nhất của ông Ngô Đình Nhu, bào đệ và cố vấn chính trị của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Với tư cách là phó thủ lãnh Thanh Niên Cộng Hoà mà ông Ngô Đình Nhu là thủ lãnh, ông Cao Xuân Vỹ thường có dịp gần gũi ông Nhu hầu như nguời trong gia đình. Vì vậy ông cũng hay ra vào dinh Độc Lập và năng được gặp Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ông còn được biết đến nhiều hơn nữa vì lịch sử ghi rằng ngày 01/11/1963 ông đã cung cấp một chiếc xe Ciroen 2 ngựa và tài xế là một thiếu tá Quân Đội để đưa hai anh em ông Diệm từ dinh Gia Long đến Chợ Lớn tạm lánh tại nhà một thương gia người Việt gốc Hoa tên là Mã Tuyên. Ông Mã Tuyên, tuy đã theo “Cụ Ngô” từ khi Cụ chưa xuất ngoại, nhưng lúc này đang là một đoàn trưởng Thanh Niên Cộng Hoà dưới tay ông Vỹ.

Trước ngày “Tứ Thất” (thứ 7 mồng 7 tháng 7 năm 2007) để nhớ lại ngày Song Thất (07/07/1954) là nguồn gốc của Đệ Nhất Cộng Hỏa, ông tổ chức một buổi họp mặt thân hữu giữa mấy người từng có dịp tiếp xúc với ông và ông Nhu thời xưa nay còn sống. Trong dịp này ông đã có nhã ý điện thoại gọi tôi tới, chỉ vì ông đã đọc và “thích” cuốn sách và mấy bài báo tôi viết về cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm gần đây. Chứ thời đó chẳng bao giờ tôi được hân hạnh gặp ông, chứ đừng nói đến gặp tổng thống hay ông cố vấn.

Trong cuốn Ngô Đình Diệm Lời Khen Tiếng Chê tôi đã trích dẫn cả chục tác giả Việt, Mỹ chỉ trích Tổng Thống Diệm một cách thậm tệ. Mấy bạn đọc trách tôi sao đưa những tay Đỗ Mậu, Nguyễn Chánh Thi, Nguyễn Cao Kỳ, Neil Sheehan vân vân ... vào làm dơ cuốn sách đi. Một tác giả ở Seatle, WA, còn viết cả một bài báo đăng trên bán nguyệt san Văn Nghệ Tiền Phong của ký giả Hồ Anh là người vốn tôn sùng ông Diệm. Mục đích của tác giả bài báo không phải để chỉ trích tác giả cuốn sách, (vì ông bảo ông chưa đọc) mà là phê bình người giới thiệu cuốn sách bằng một bài báo dài đăng trên tờ Ngày Nay ở Houston là giáo sư cựu bộ trưởng Tôn Thất Thiện. Tác giả Trương Phú Thứ trách ông Tôn Thất Thiện “đem vàng ròng (chỉ Tổng Thống Diệm) đặt bên bãi cứt trâu (ông Đỗ Mậu)”.

Khi có dịp gặp ông Vỹ ít lâu sau đó, tôi ướm thử: “Tôi nêu lên những lời khen và cả tiếng chê cho khách quan và công bình”. Ông liền nói: “Tôi thích anh cứ đăng cho thật nhiều tiếng chê hơn nữa”. Ý ông muốn nói, chính những lời phê bình chỉ trích của những kẻ chủ mưu hay tham gia đảo chính lật Tổng Thống Diệm càng nâng cao giá trị của ông và càng hạ phẩm cách của họ.

Vì thế trong số mấy người đếm trên đầu ngón tay được mời tham dự bữa ăn trưa thân mật tại nhà ông Vỹ tôi là người duy nhất chưa bao giờ được hân hạnh gặp Tổng Thống Diệm hay ông Cố Vấn Nhu.

Trong lần tiếp xúc thân mật này, tôi mới hiểu rõ hơn nữa ý nghĩa của lời nói trên của ông Vỹ. Ông đã được chứng kiến những việc làm của vị tổng thống mà ông tôn thờ. Ông tin tuyệt đối vào nhân cách, tài ba và đạo đức của thần tượng của ông. Ông tin rằng những kẻ dám đả kích pho tượng kiên cố đó là họ tự đập đầu vào đá mà thôi.

Hôm nay ông bảo: “Tôi lấy làm lạ là sao bên Công Giáo không đề nghị phong thánh cho ‘ông Cụ’”. Rồi ông kể ra, nào bữa cơm thanh đạm hàng ngày, nào chiếc phản gỗ trải chiếu trong phòng ngủ, cũng là phòng làm việc, của Tổng Thống Diệm, nào tổng Thống luôn luôn tự tay giặt quần áo lót, nào sự độ lượng khoan dung đối với tên tử tội mưu sát tổng thống tại hội chợ ở Ban Mê Thuột, nào việc cho trùng tu ngôi mộ ở miền Tây của thân phụ ông Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Sắc. Ông Vỹ bảo Tổng Thống Diệm khen cụ Sắc là “người hay chữ”. Ông Vỹ nhắc lại rằng Tổng Thống Diệm làm việc này không vì lý do chính trị hay có ý gì khác, mà chỉ vì tấm lòng của một người ham học và thâm Nho thích kẻ “hay chữ”.


Cao Xuân Dục (1843 - 1923), Ðông Các Ðại Học Sĩ Việt Nam - Người đã xin cho Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó Bảng
Nguồn: caoxuan.com
--------------------------------------------------------------------------------

Nhân nói đến cái tài “hay chữ” của ông cử Sắc, ông Vỹ cho biết thêm, chính ông cố của ông đã can thiệp thẳng với vua Thành Thái để thân phụ ông Hồ được đậu phó bảng, vì ông ấy đã bị hội đồng giám khảo đánh hỏng rồi. Ông cố của ông Vỹ cũng khen ông cử Sắc hay chữ như Tổng Thống Diệm. Chẳng những khen và can thiệp cho được đậu phó bảng, ông cố của ông Vỹ còn giúp cho ông cử Sắc có việc làm. Thế mà về sau, trong cải cách ruộng đất, con ông cử Sắc đã để cho đàn em giết tất cả 9 người của dòng họ Cao ở Nghệ An, quê hương của ông Hồ.

Ở trên chúng tôi dùng hai từ “tôn thờ” để nói về lòng kính mến của ông Vỹ dành cho Cụ Diệm, vì tôi có cảm tưởng đó ngay khi vừa bước vào căn nhà ấm cúng mà trang nghiêm với bức chân dung vĩ đại của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đập vào mắt mọi người.

Thấy tôi chăm chú nhìn bức chân dung nói trên, ông nói: “Trước tấm ảnh này đã có không biết bao nhiêu người không ưa ông cụ từng tới nghiêng mình kính cẩn. Kể cả những kẻ đã cổ võ, tham gia hay tán thành việc lật đổ Tổng Thống như Trần Văn Đôn, Bùi Diễm, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Chánh Thi, Nguyễn Khánh”. Hai ông sau này đã qùy xuống. Còn Tôn Thất Đính thì qùy lậy 4 lậy.

Rồi ông Vỹ đăm chiêu nhớ lại:


Cuối thập niên 80 thế kỷ trước, cựu hoàng Bảo Đại được mời sang Cali, đã tới căn nhà này thắp hương trước bàn thờ tổ quốc nhân dịp Tân Niên. Sau đó khi được đưa tới trước bức chân dung này, ông đã tần ngần đứng ngó với nỗi lòng khó tả.


Ông Vỹ hỏi: Ngài có hận cụ Ngô không. Thì “nhà vua” đáp: Không. Lỗi là do tôi.

Nghe ông Vỹ nói, chúng tôi lại nhớ tới bài báo của ký giả Phan Thế Trường đã từng hỏi cựu hoàng 2 câu hỏi về việc thoái vị “nhường ngôi” cho Hồ Chí Minh và việc lại trao toàn quyền dân sự và quân sự cho Ngô Đình Diệm để rồi mất hết quyền hành. Về câu hỏi liên quan đến ông Diệm, cựu hoàng trả lời ký giả là ông không trách ông Diệm vì việc ông bị truất phế là do “sức ép của thời cuộc”.


Bà Trần Lệ Xuân và con gái Ngô Đình Lệ Thuỷ mặc “áo dài Bà Nhu” (11/10/1963)
Nguồn: Life Magazine
--------------------------------------------------------------------------------

Về ông bà Ngô Đình Nhu, dĩ nhiên ông Cao XuânVỹ biết nhiều và có nhìều kỷ niệm, nhưng trong bữa cơm thân mật chỉ kéo dài hai tiếng đồng hồ, ông cũng chẳng tiết lộ gì nhiều. Với tư cách chủ nhà mời khách tiếp khách, ông nói nhiều hơn ăn. Đúng ra ông chỉ nói chứ hầu như chẳng ăn gì. Đến cuối bữa ông mới thú thực, “sau bữa ăn này, tôi sẽ tới nhà thương để chuẩn bị cho một ca mổ dạ dầy theo đúng hẹn vào chiều nay”. Ở tuổi 87, ông đã yếu nhiều, đi đứng khó khăn, lại bị lóet bao tử nên ăn uống phải kiêng khem. Nhưng trí óc còn minh mẫn. Ông thích nói nhiều về những kỷ niệm xa xưa. Những điều tôi ghi lại trong bài này không được xếp đặt trước, dù bởi tôi hay bởi chủ nhà. Vì tôi không dè là trong bữa ăn chủ nhà đã nói đến những điều mà tôi vốn muôn biết nhưng chưa từng được nghe nói. Nhưng tôi có cảm tưởng là ông có ý nói cho tôi nghe nhiều hơn các vị khác, bởi vì những vị đó toàn là những người đã gặp ông quá nhiều lần và cũng đã biết hầu hết những điều ông nói rồi.

Khi được mời tôi cũng không nghĩ sẽ có dịp được nghe nhiều chuyện như thế này và cũng chẳng bao giờ dám nghĩ mình sẽ ghi lại những gì mắt thấy tai nghe tại đây hòng cống hiến độc giả. Vì vậy tôi đã không đem theo bút giấy. Không ghi chép. Cũng không đặt một câu hỏi, hay nêu một thắc mắc nào như các nhà báo thường làm. Vì thế đây chỉ là những gì còn để lại trong ký ức đã sa sút của một người luống tuổi.

Ông Vỹ xác nhận lời ông Trần Văn Đôn đã từng viết cách đây khỏang 20 năm rằng ông Nhu đã bí mật gặp cán bộ cao cấp Cộng Sản là Phạm Hùng. Ông bảo Trung Tá Bường, tỉnh trưởng Bình Tuy là người lái xe và ông là người duy nhất cùng đi với ông Nhu. Nhưng chỉ có một mình ông Nhu vào gặp Phạm Hùng.

Còn nhớ, sau khi bài Hoa Đào Và Máu Đào nói về cành đào ông Hồ tặng cụ Ngô dịp xuân Qúy Mão được đăng trên Đàn Chim Việt, ông Cao Xuân Vỹ có gọi điện cho tác giả bài báo để cho biết thêm một sự kiện chưa được tiết lộ. Đó là trong chuyên công du cùng với ông Ngô Đình Nhu sang Maroc dự lễ đăng quang của tân Quốc Vương, ông Vỹ đã được chứng kiến cuộc hội kiến giữa ông Nhu và nguyên thủ tướng Pháp Pinay, lúc ấy còn là bộ trưởng phủ tống thống. Ông Pinay đại diện Tổng Thống Charles De Gaulle gặp ông Nhu để đề nghị một cuộc gặp gỡ cấp cao giữa Hà Nội và Saigon để bàn chuyện hiệp thương. Lúc ấy là mùa hè năm 1962.


Phạm Hùng và Ngô Đình Nhu
Nguồn: DCVOnline
--------------------------------------------------------------------------------

Trở lại cuộc gặp gỡ giữa ông Nhu và Phạm Hùng, lúc ấy người ngoài chỉ biết tỉnh trưởng Bình Tuy lái xe đưa ông Nhu và ông Vỹ đi săn cọp. Nói đến chuyện săn cọp, ông Vỹ cho biết ông Nhu rất thích săn cọp, và tỏ ra vô cùng kiên nhẫn. Nhiều khi phải chờ và rình rập cả ngày.

Rồi ông liên hệ việc săn cọp với đức tính nhịn nhục, và kiên nhẫn của ông Nhu. Ông khen, thán phục, và “tội nghiệp” cho ông Nhu khéo chịu đựng trước sự nóng nảy, khó tính và quá tỷ mỷ của ông anh Tổng Thống, cũng như trước sự mè nheo, nói nhiều, nói giai của bà vợ xinh đẹp. Ông Vỹ bảo ông Nhu rất yêu vợ, sẵn lòng nghe bà nói với nét mặt tươi tỉnh vui vẻ, nhưng không bao giờ để bà ta xen vào việc chính trị của ông. Nghe thì cứ nghe. Nhưng không để bị ảnh hưởng bới những ý kiến mà có lần ông bảo nông cạn của phụ nữ. Còn đối với Tổng Thống Diệm thì bà Nhu một mực cung kính, tuân phục. Ở trong dinh, bao giờ bà Nhu cũng ăn mặc chỉnh tề. Nghe đến đây tôi nhớ lại có bài báo của tác giả Nhân Hưng nào đó viết rằng ngày nay ở tuổi 80 bà Nhu vẫn còn nhắc lại chuyện Tổng Thống Diệm “có vẻ không bằng lòng”, khi thấy bà mặc áo hở cổ để tung ra cái mốt áo dài Bà Nhu một thời.

Theo ông Vỹ thì sau khi bị giết trên xe bọc thép, ông Nhu đã bị nhiều người dị nghị là ông nghiện thuốc phiện. Vì trong đảo chính có người đã thấy một chiếc bàn đèn qúy giá ở dinh Gia Long. Ông Vỹ – cũng như tất cả các sĩ quan tùy viên mà tôi có dịp hỏi – đã khẳng định rằng ông Nhu không nghiện thuốc phiện. Họ chẳng bao giờ ngửi thấy mùi thuốc khi ở bên ông. Chiếc bàn đèn đó, theo ông Vỹ, là của một nhà ngoại giao Pháp nhờ ông Nhu mua giúp qua một thương gia người Việt gốc Hoa. Tất cả những người có mặt chưa bao giờ nghi ngờ là ông Nhu có hút thuốc phiện, nên chẳng ai nêu lên một câu hỏi về các chi tiết liên quan đến chiếc bàn đèn này.

Trong bữa cơm có người nói đến cuốn Hồi Ký bà Nhu viết bằng tiếng Pháp rồi đang đích thân dịch ra tiếng Ý, tiếng Anh và tiếng Việt, mà bà bảo sẽ chỉ cho các con xuất bản sau khi bà đã từ giã cõi đời. (Nhưng xem ra bà còn sống lâu lắm, vì hiện nay đã ngoại bát tuần mà bà vẫn còn mạnh khỏe, sắc diện hồng hào, đi đứng nhanh nhẹn, và đi bộ hằng ngày tới một nhà thờ gần nhà để xem lễ, rồi ở lại dọn dẹp bàn thờ và cung thánh, theo lời của tác giả Nhân Hưng nói trên).

Nhưng không rõ vì đâu, ông Vỹ và cựu bộ trưởng Tôn Thất Thiện có vẻ coi thường hồi ký của bà Nhu, mà chỉ quan tâm đến những bài diễn văn của ông Nhu đọc trong các lớp huấn luyện “Ấp Chiến Lược”. Ông Vỹ lấy trong hộc tủ ra tập hồ sơ dầy giơ lên và nói: Lúc này đây có ai có hứng thú biên tập và xuất bản tài liệu này không? Rồi ông chuyển sang một tài liệu quan trọng khác: Chúng tôi đang thu xếp để in một tác phẩm về lý thuyết chình trị của ông Nhu viết bằng Pháp văn mà lúc sinh thời ông bảo nó chưa hoàn chỉnh nên chưa cho xuất bản, chỉ phổ biến trong số những cán bộ thân cận. Nhưng sau khi ông mất thì có một vị bộ trưởng (ông Lê Văn Đồng, bộ trưởng Canh Nông?) đã dịch ra tiếng Việt dưới nhan đề: “CHÍNH ĐỀ”. Và tên tác giả (hay dịch giả?) là Tùng Phong. Cuốn sách dầy gần 400 trang, đang được đưa ra thương lượng với phu nhân vị bộ trưởng quá cố để được phố biến làm tài liệu chính trị có tính lịch sử.

Những gì được nghe từ cửa miệng một người thân cận với một nhân vật chính trị thời xa xưa khiến tôi đâm tò mò muốn biết nhiều hơn để cống hiến bạn đọc. Với điều kiện là sẽ được ông Cao Xuân Vỹ, sau khi đã bình phục, còn hứng thú dành cho chúng tôi một cuộc phỏng vấn có chuẩn bị trước. Xin hẹn bạn đọc đến lúc đó vậy.


Ngày Quốc Khánh Cộng Hoà Pháp Quốc.


© DCVOnline
http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=3622

*
***
*

Re: Ba giờ nghe một nhân chứng
2007-07-18 01:57:54

Ph?m Th?ng V?


phạm thắng vũ
(Sơn Tây-Hà Nội)
Cám ơn tác gỉa Minh Võ đã cung cấp thêm chi tiết về đường hoạn lộ của ông cử Nguyễn Sinh Sắc. Tôi đã vội vã copy ngay bài viết này để lưu trữ làm tài liệu. Tôi được biết, ngay cả dưới thời cai trị của Ngụy chúa Nguyễn văn Thiệu, chính quyền miền Nam VNCH cũng xuất công nho cho người trùng tu giữ gìn phần mộ của cụ phó bảng mà nhờ vậy sau ngày 30-4-75 mới có cái để bọn Hà Nội xây cất đẹp hơn. Thật là trái với những hành động chúng làm với mồ mả quân nhân miền Nam VNCH (chúng đã cho giải tỏa nghĩa trang quân đội VNCH tại Gò Vấp). Giờ chỉ còn lại duy nhất nghĩa trang quân đội VNCH tại Biên Hòa mà không biết số phận tương lai sẽ ra sao? Trở về bài chủ. Chỉ vì cho 2 anh em ông Diệm-Nhu tá túc có 1 đêm (1-11-1963) mà sau đó 5 ngày, ông Mã Tuyên này đã bị đám tướng tá phản loạn (cái gọi là Hội đồng quân nhân cách mạng) bắt bỏ tù và lưu đày trong 3 năm trời. Vậy mà đã yên! Sau ngày 30-4-1975 bọn quỷ đỏ Hà Nội đã bắt ông đem bỏ tù 2 lần tổng cộng là 4 năm 4 tháng. Cả hai chính quyền (ngay sau ngày 1-11-1963 và sau 30-4-1975) đều hỏi ông Mã Tuyên này về cái đêm hôm lánh nạn của Tổng thống Ngô đình Diêm và ông cố vấn Ngô đình Nhu. Tại sao 2 ông này đên nhà của ông mà không là nhà người khác và vì vậy có bí mật gì? Năm 1983 ông Mã Tuyên rời Chợ Lớn đi định cư tại Taipei (Đài Bắc) bên Taiwan rồi sau đó ông Mã Tuyên này lại quay trở lại Việt Nam (tháng 2-1992) và chết trong tháng 9-1992 an táng tại nghĩa trang Triều Châu-Biên Hòa, ông thọ 86 tuổi. Nhà của ông Mã Tuyên (gồm 3 căn phố mang số 32,34, 36) nằm trên đường Đốc phủ Thoại (nay tên mới là Vũ chí Hiếu) đã bị quỷ đỏ Hà Nội tịch thu hết tất cả rồi đem chia cho cán bộ CS. Bị hoạn nạn vì chứa chấp 2 anh em ông Diệm-Nhu như vậy mà ông Mã Tuyên này không hề than van một lời về việc này. Ông đã trở thành 1 nhân vật lịch sử đáng trân trọng. Đúng là cung cách của 1 ông Bang trưởng người Hoa tại Việt Nam.


[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Ba giờ nghe một nhân chứng
2007-07-18 02:02:05
Ph?m Th?ng V?


phạm thắng vũ
(Sơn Tây-Hà Nội)

Ông Mã Tuyên chết vào tháng 9-1994. Xin cáo lỗi vì gõ trên key board sai.

Trân trọng

Re: Ba giờ nghe một nhân chứng
2007-07-18 02:24:16

Gia Hồ


Cám ơn bác Cao Xuân Vỹ và bác Minh Võ đã cho biết một sự việc là chính phủ Ngô đình Diệm đã thực sự muốn hiệp thương hoà bình để tránh đổ máu. Tôi cũng biết sơ lược điều này qua lời kể lại của một người có cơ hội làm việc tín cẩn cho TT Diệm, rằng TT Diệm thực sự không muốn leo thang chiến tranh tạo cơ hội cho ngoại bang Nga-Tau & Mỹ can thiệp vào nội bộ VN, nên đã nhiều lần tìm cách hiệp thương với CSMN!

Mà hình như ông cố vấn Nhu đã nhờ đại tá Phạm Ngọc Thảo làm trung gian cho các tiếp xúc mật đó (vì ông Nhu biết rõ Phạm Ngọc Thảo là gián điêp nhị trùng, và sử dụng Thảo với mục đích đó thôi chứ không tin dùng Thảo như lời tuyên truyền láo khoét của CS)

Khi TT Diệm mất rồi thì CSVN càng quyết tâm xâm lược miền Nam hơn! Nga-Tàu tăng cường viện trợ quân sự cho CS Bắc Việt, thúc đẩy CS Bắc Việt làm tên lính xung kích cho khối CS. Lê Duẫn từng tự hào là "Ta đánh Mỹ là đánh thay cho Liên Xô và cho cả khối XHCN!", miển Nam không cỏn con đường chọn lựa nào khác là cần viện trợ quân sự của Mỹ để cân bẳng lực lượng!



[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Ba giờ nghe một nhân chứng
2007-07-18 02:46:05
Gia Hồ


khi cần viện trợ quân sự của Mỹ để chống giặc cộng miền Bắc xâm lăng, thì chính quyền miền Nam bị Mỹ thao túng, cho nên nhiều tướng lãnh Nam VN liêm chính, tài giỏi như thiếu tướng Khoa Nam, LêVănHưng, Trần Văn Hai đều không được đề cử vào các chức vụ quan trọng trong nguổn máy chính quyến miền Nam. Trước năm 1975, dù sống trong tình trạng chiến tranh, kinh tế không phát triển được nhưng người dân miền Nam vẫn được hưởng những quyền tự do cơ bản con người và được pháp luật bảo vệ, không hề có vấn đề nông dân bị cướp đất, bị hà hiếp như dưới thởi đại Hồ tặc bây giờ!
[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Ba giờ nghe một nhân chứng
2007-07-18 03:06:47
Gia Hồ


Theo thiển ý của Tôi, thì khi Mỹ biết TT Diệm dự tính tìm một giài pháp hiệp thương hoà bình với CS Bằc Việt, thì chúng quyết định giết TT Diệm! Bởi trong chiến lược của Mỹ thì Mỹ muốn Bắc Việt xâm lăng miền Nam tạo cớ cho Mỹ lập một mặt trận phía Đông giải toả mối đe doạ quân sự của Liên Xô ở Âu Châu và ở CuBa. Vì chiến tranh VN sẻ thu hút tiềm lực và tài lực của cả khối Cộng sản vào khu vực ĐôngNam Á có nền kinh tế kém phát triến hơn Âu Châu. Cuộc chiến VN lại gây được mâu thuẫn giửa khối cộng sản Xô-Trung!
Và tìm mọi cách phân hoá hàng ngũ khối cộng sản là ưu tiên số một của Mỹ! Và người thực sự thắng trong cuộc chiến VN là Mỹ chứ không phải là cộng sản Bắc Việt!


[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Ba giờ nghe một nhân chứng
2007-07-18 03:21:19
Gia Hồ


Và khi Mỹ nhảy vào chiến trường VN thì Mỹ không có chủ đích đánh thắng. Mỹ muốn đánh lừa cộng sản VN & Trung-Xô vào xâm lăng VN, dùng chiên tranh VN làm tieu hao kinh tế Tàu Nga, dùng chiến tranh VN để quốc hội Mỹ chuẩn chi ngân sách quốc phòng nghiên cứu chế tạo vũ khí mới hiện đại và cung cấp buôn bán vũ khí cho các nước trong vùng (Nhat, NamHan, Uc, ThaiLan, etc) lo sợ cộng sản hung hãn hiếu chiến cỡ Bắc Việt và Bắc Hàn, và Mỹ làm suy yếu nến chính trị miến Nam VN đề tạo cớ rút chân khi thời cơ chín mùi! Tất cả những gì Mỹ làm là theo kế hoạch rất dài hạn không phải làm theo ngẫu nhiên kế hoạch ngũ niên cùa cộng sản hay dùng!

Aucun commentaire: