mardi 10 juillet 2007

Dã tâm cai trị bằng văn hoá và tư tưởng của nhà Minh


Hồ Bạch Thảo

Song song với việc cai trị nước ta bằng biện pháp hành chánh và quân sự, nhà Minh thiết lập các tổ chức văn hoá, tôn giáo xuống tận châu huyện để ràng buộc lòng người. Trong chỉ dụ tuyên bố cai trị nước ta vào ngày 1 tháng 6 năm Vĩnh Lạc thứ 5 [1407] cho lập ty Tăng Đạo tại phủ Giao-Châu. Qua bước đầu trắc nghiệm thử thách, đến năm Vĩnh lạc thứ 14 ra lệnh thiết lập hàng loạt các ty Nho học, Tăng, Đạo, Âm Dương. Có thể tóm tắt các tổ chức này như sau:


Nho học: Gồm 12 ty tại phủ, 19 ty tại châu, 62 ty tại các huyện


Âm Dương học: 6 ty tại phủ, 14 ty tại châu, 26 ty tại huyện


Phật học: 3 ty Tăng Cang tại phủ, 14 dẫn Tăng Chính tại châu, 56 ty Tăng Hội tại các huyện


Đạo học: 6 Đạo Kỷ tại phủ, 15 Đạo Chính tại châu, 37 Đạo Hội tại các huyện.


Sau đây là chỉ dụ ghi rõ địa phương được thiết lập những tổ chức nêu trên:

Ngày 15 tháng 5 Năm Vĩnh Lạc thứ 14 [10/6/1416]

Thiết lập các ty Nho học, cùng Âm Dương, Y Học, Tăng Cang, Đạo Kỷ tại các phủ, châu, huyện thuộc Giao-Chỉ:

- Lập 12 ty Nho học tại các phủ: Giao-Châu, Bắc-Giang , Kiến-Bình, Lạng-Giang, Phụng-Hoá, Kiến-Xương, Trấn-Man, Tân-An, Thuận-Hoá, Tam-Giang, Thái-Nguyên, Tuyên-Hoá.

Lập 19 ty Nho học tại các châu: Qui-Hoá, Ninh-Hoá,Tam-Đái, Từ-Liêm, Phúc-An, Vũ-Ninh, Bắc-Giang, Trường-Yên, Lạng-Giang, Hồng, Khoái, Thanh-Hoá, Ái, Đông-Triều, Hạ-Hồng, Nam-Sách, Thao-Giang, Đà-Giang, Tuyên-Giang.

Lập 62 ty Nho học tại các huyện: Từ-Liêm, Thạch-Thất, Bình-Lục, An-Lạc, Lập-Thạch, Phù-Ninh, Thanh-Đàm, Phù-Lưu, Gia-Lâm, Siêu-Loại, Từ-Sơn, Đông-Ngạn, Thiện-Thệ, Tế-Giang, Thiện Tài, Đại-Loan, Vọng-Doanh, Thanh-Viễn, Phượng-Sơn, Bình-Hà, Bảo-Lộc, An-Ninh, Cổ-Lũng, Đường-An, Tây-Chân, Giao-Thủy, Chân-Lợi, Bố, Kiến-Xương, Phù-Dung, Đông-Kết, Vĩnh-Cô, Thái-Bình, Thủy-Đường, Cổ-Phí, An-Lão, Đồng-Lợi, Thanh-Miện, Chí-Linh, An-Định, Lương-Giang, Ma-Khê, Thanh-Ba, Hạ-Hoa, Tây-Lan, An-Định, Ty-Nông, Vĩnh-Thông, Động-Hỷ, Vũ-Lễ, Đương-Đạo, Văn-An, Khoáng, Dương, Để-Giang, Ất-Bình, Thu-Vật, Mông, Ma-Lung, An-Lập.

- Lập 6 ty Âm Dương học tại các phủ: Lạng-Giang, Kiến-Xương, Trấn-Man, Tân-An, Tam-Giang, Thái-Nguyên.

Lập 14 ty Âm Dương học tại các châu: Qui-Hoá, Phúc-An, Từ-Liêm, Bắc-Giang, Vũ-Ninh, Gia-Lâm, Lạng-Giang, Thượng-Hồng, Khoái, Đông-Triều, Hạ-Hồng, Nam-Sách, Đà-Giang, Vạn-Nhai.
Lập 26 ty Âm Dương Học tại các huyện: Thạch-Thất, Ứng-Bình, Thiện-Tài, An-Ninh, Bình-Hà, Bảo-Lộc, Yên-Ninh, Đường-An, Đa-Cẩm, Chân-Lợi, Bố, Phù-Dung, Đông-Kết, Hiệp-Sơn, Thủy-Đường, Cổ-Phí, An-Lão, Chí-Linh, Ma-Khê, Thanh-Ba, Hạ-Hoa, Cổ-Nông, Đương-Đạo, Dương, Để-Giang, Bình-Nguyên.

- Lập 5 ty Y học tại các phủ, gồm: Kiến-Xương, Trấn-Man, Tân-An, Thái-Nguyên, Tuyên-Hoá.

Lập 13 ty Y học tại các châu, gồm: Gia-Hưng, Tam-Đái, Uy-Man, Bắc-Giang, Gia-Lâm, Lạng-Giang, Thượng-Hồng, Đông-Triều, Hạ-Hồng, Thao-Giang, Đà-Giang, Tuyên-Giang.

Lập 31 ty Y học tại các huyện, gồm: Ma-Lung, An-Lập, Thủy-Vĩ, Tượng, Thanh-Oai, Ứng-Bình, Tế-Giang, Thiện-Tài, Vọng-Doanh, Đại-Loan, Thanh-Viễn, Bình-Hồ, Cánh [Thanh]-An, Đa-Cẩm, An-Ninh, Cổ-Lũng, Thuận-Vi, Thái-Bình, Chân-Lợi, Thị, Mỹ-Dung, Đông-Kết, Vĩnh-Cô, An-Lão, Thủy-Đường, Thanh-Miện, Ma-Khê, Thanh-Ba, Hạ-Bình, Cổ-Nông, Thu-Vật.

- Lập 3 ty Tăng Cang tại các phủ, gồm: Tân-An, Thanh-Hoá, Thái-Nguyên.

Lập16 dẫn Tăng Chính tại các châu: Gia-Hưng, Quảng-Oai, Qui-Hoá, Bắc-Giang, Trường-Yên, Lạng-Giang, Thượng-Hồng, Khoái, Đông-Triều, Hạ-Hồng, Thanh-An, Cửu-Chân, Thao-Giang, Đà-Giang, Tuyên-Hoá, Thất-Nguyên.

Lập 56 ty Tăng Hội tại các huyện: Từ-Châu, Phù-Ninh, An-Lạc, Lập-Thạch, Thạch-Thất, Thanh-Oai, Thanh-Đàm, Phù-Lưu, Gia-Lâm, Siêu-Loại, Từ-Sơn, Đông-Ngàn, Thiện-Thệ, Tế-Giang, Thiện-Tài, Đại-Loan, Vọng-Doanh, An-Bản, Bình-Hoà, Bảo-Lộc, An-Ninh, Đương-An, Đa-Cẩm, Thuận-Vi, Tây-Chân, Mỹ-Lộc, Chân-Lợi, Bố, Kiến-Xương, Phù-Dung, Thúc-Kết, Đa-Dị, Cổ-Lan, Đình-Hà, Thái-Bình, Hiệp-Sơn, Thủy-Đường, Cổ-Phí , Tây-Kỳ, Đồng-Lợi, Thanh-Miện, Chí-Linh, An-Định, Đông-Sơn, Lương-Giang, Ma-Khê, Thanh-Ba, Hạ-Hoa, Cổ-Nông, Phú-Lương, An-Định, Đương-Đạo, Khoáng-Dương, Thu-Vật, Mỹ-Lương.

- Lập 6 Đạo Kỷ tại các phủ: Kiến-Xương, Trấn-Man, Tân-An, Thanh-Hoá, Thái-Nguyên, Tuyên-Hoá.

Lập 15 ty Đạo Chính tại các châu: Qui-Hoá, Phúc-An, Lợi-Nhân, Từ-Liêm, Vũ-Ninh, Bắc-Giang, Gia-Lâm, Trường-An, Thượng-Hồng, Khoái, Đông-Triều, Hạ-Hồng, Nam-Sách, Thao-Giang, Đà-Giang.

Lập 37 ty Đạo-Hội tại các huyện: Từ-Liêm, Lập-Thạch, Thanh-Đàm, Thanh-Oai, Gia-Lâm, Siêu-Loại, Từ-Sơn, Đông-Ngạn, Thiện-Thệ, Thiện-Tài, Vọng-Doanh, An-Bản, Lê-Bình, Bình-Hà, Bảo-Lộc, Đường-An, Mỹ-Lộc, Tây-Chân, Phù-Dung, Quả-Kết, Đại-Bình, Thủy-Đường, Hữu-Phí, An-Lão, Tây-Kỳ, Thanh-Miện, Chí-Linh, Ma-Khê, Thanh-Ba, Hạ-Hoa, An-Định, Đương-Đạo, Văn-An, Khoáng-Ất, Đại-Loan, Thu-Vật. [1]

Qua văn bản nêu trên, ta thấy được các tổ chức này xen kẽ chằng chịt trong các địa phương như chân bạch tuộc; dân ta lâm vào cảnh “lọt sàng, xuống nia”, cuối cùng cũng bị một trong những tổ chức này khống chế.

Sách vở của ta thì bị tịch thu đem về Tàu, rồi họ chở sang hàng loạt các thư tịch mới để làm tài liệu giảng dạy. Ví như về lãnh vực Nho học, bộ Tứ thư thuyết ước của Chu Văn An bị tịch thu [2] , dùng Tính Lý Đại Toàn gồm 70 quyển, làm tài liệu giáo khoa căn bản; sách này do vua nhà Minh sai bọn Hồ Quảng thu thập các tài liệu của Tống Nho soạn ra

Về việc giáo dục, viên Tham-chính Giao-Chỉ Lưu Bản gửi lời tấu xin chọn các Giáo-quan giảng dạy nội dung đồng hoá theo Trung-Quốc cùng dẹp bỏ phong tục nước ta qua cái gọi là “dạy sinh viên biết lễ nghĩa Trung-Quốc, biến đổi di tục” và kịch liệt đả kích những Giáo-quan còn nặng lòng yêu nước cũ như trường hợp Lê Cảnh Tuân, tác giả Vạn ngôn thư [3] . Lời tâu của viên quan cai trị này được chấp thuận, sự việc được ghi lại qua văn bản dưới đây:

Ngày 24 tháng 4 năm Vĩnh Lạc thứ 9 [15/6/1411]

Tham-chính Giao-Chỉ Lưu Bản tâu 3 điều:


Điều thứ ba: Dân Giao-Chỉ cũng biết đọc sách, nhưng ưa điều lợi trước mắt, thích khoe khoang trí trá, bỏ gốc theo ngọn, không để ý đến liêm sỉ. Nay các phủ như Giao-Châu đã mở trường học, tuyển con các thổ quan, cùng trẻ em tuấn tú nhà dân sung làm sinh viên. Dùng các giáo quan như Lê Cảnh Tuân; bọn này chỉ chuộng hư văn, không có hiệu quả thực tế. Nay xin tuyển các lão thành có học, theo khuôn khổ sư phạm, dạy các sĩ tử biết lễ nghĩa của Trung-Quốc, biến đổi di tục, ngõ hầu sau này đào tạo được người cho nhà nước dùng.

Thiên-tử vui lòng, thâu nạp. [4]

Nói đến di tục tức phong tục nước Đại-Việt xưa, qua bài khảo cứu trước [5] chúng tôi đã nhắc đến việc nhà Minh phá bỏ phong tục tang chế giản dị tại nước ta, và bắt buộc người có đại tang phải nghỉ việc trong 3 năm. Sử liệu dưới đây cung cấp thêm bằng chứng rằng nước ta không có tập tục thờ đa thần, như thần núi, sông, mây, mưa, sấm chớp..., và chính nhà Minh là thủ phạm truyền bá mê tín đa thần giáo đến nước ta:

Ngày 2 tháng 7 năm Vĩnh Lạc thứ 5 [4/8/1407]

Ty Bố-chánh Giao-Chỉ tâu: Tục dân An-Nam chỉ chuộng phép Phù-đồ [Phật giáo], không biết cúng thần; nên lập các đàn tế các thần gió, mây, sấm, mưa, sông, núi, xã tắc, để biết cách cầu báo phúc. Chấp thuận. [6]

Trước đó, dưới thời Minh Thái Tổ [1390], nhà Minh đã cho điều tra các sông, núi, đầm vực sâu nổi tiếng tại nước ta và nước Triều-Tiên. Tất cả được ghi vào tự điển và chép cẩn thận trong Minh thực lục như sau:

Ngày 21 tháng 12 năm Hồng Vũ thứ 2 [19/1/1370]

Thiên-tử bảo các quan thuộc Trung Thư và bộ Lễ rằng: “Nay An-Nam và Cao-Ly đều qui phụ xưng thần, các sông núi thuộc các nước này cần được tế một lần với Trung-Quốc.” Vì vậy bộ Lễ cho khảo xét các sông núi của các nước này.

Núi tại An-Nam có 20 dãy, gồm: Phật-Tích, Triệt-Vi, Tiên-Du, Phả-Lại, Vạn-Kiếp, Kiệt-Đặc, An-Tử, Địa-Cận, Thiên-Dưỡng, Thần-Đầu, Long-Đại, Văn-Trường, An-Hộ, Biện, Lập-Thạch, Hương-Tượng, Sùng, Đô-Long, Trắc, Phân.

Có 6 sông, gồm: Xuyên-đường, Phú –Lương, Đại-Hoàng, Đại-Lịch, Tô-Lịch, Tam-Đái.

Vực nước sâu có 6, gồm: vực An-Thạch, cửa Thạch-Long, Tư-Liêm, Lãng-Bạc, Việt-Thường, Cửu-Đức.

Tại Cao-Ly có 3 núi: Lỗ-Dương, Tung, Vĩ.

Có 4 sông, gồm: Xuyên-Lễ-Thành, Diêm-Than-Thủy, Phối-Thủy, Mã -Tý-Thủy tức sông Áp-Lục.

Bèn ra lệnh chép vào tự điển, lập bài vị để tế.” [7]

Sau khi danh sách đã được làm xong, bèn sai Sứ-giả đến các nơi, để trực tiếp cúng tế. Lễ nghi được mô tả rất rườm rà, như việc vua nhà Minh đích thân viết chúc văn, bắt phải vẽ hoạ đồ sông núi, lập văn bia ghi trên đá, v.v... Về mặt nổi thì như vậy, nhưng về mặt chìm thì các truyện cổ nước ta thường kể rằng người Tàu hay dùng bùa chú để trấn, yểm các long mạch. Nếu xét đến Trung-Quốc là nơi phát xuất môn địa lý phong thủy, thì việc lợi dụng cúng tế để thực hành trấn, yểm cũng có thể xảy ra. Ngoài ra nhân việc đi lại, bọn Sứ-giả có thể tìm hiểu về địa hình, những thế đất chiến lược, việc này cũng rất có lợi cho Trung-Quốc, khi cần mang quân đánh chiếm.

Văn bản dưới đây kể rõ nghi thức cúng tế các thần sông, núi:

Ngày 10 tháng 1 năm Hồng Vũ thứ 3 [6/2/1370]

Sai Sứ-giả đến An-Nam, Cao-Ly, Chiêm-Thành tế sông núi các nước này. Trước tiên Thiên-tử giữ trai giới [8] , đích thân viết chúc văn [9] . Ngày hôm nay ngự triều trao cho Sứ-giả hương và lụa; hương đựng trong hộp vàng; lụa gồm 2 thứ, thứ nhất làm cờ hiệu hoa văn, thứ 2 tùy phương hướng mỗi nước dùng lụa màu sắc thích hợp, chép chúc văn lên, rồi Thiên-tử đích thân đề ngự danh [10] vào. Lại cấp 25 lượng bạch kim để biện lễ vật cúng tế. Sứ-giả được cấp 10 lượng bạch kim, cùng y phục, rồi sai đi.

Lại ra lệnh cho các nước vẽ hoạ đồ sông núi, chép các văn bia, rồi giao cho Sứ-giả mang về. Sứ-giả đến các nước, khắc trên đá văn tự sự, đại lược như sau: “Trẫm nhờ trời đất tổ tông phù hộ, địa vị đứng trên cả thần dân; việc cúng tế giao, miếu, xã tắc, thần núi, sông, biển không dám không cung kính. Các ngươi tại Chiêm-Thành, Ai-Lao, Cao-ly đều sai sứ dâng biểu xưng thần, đã được phong vương; vậy sông, núi trong lãnh thổ cũng thuộc về chức phương; khảo điển xưa đều được Thiên-tử vọng tế [11] , nhưng chưa có lệ sai Sứ đến tại lãnh thổ trực tiếp cúng tế. Nay nghĩ rằng phàm đất dưới trời đều được hưởng chung sự thăng bình, nên biện lễ sinh vật, lụa; sai Sứ-giả đến tế thần. Thần cảm cách an hưởng tất sẽ phù hộ cho đất nước, đời đời giữ gìn bờ cõi, khiến mưa gió phải thời, mùa màng lúa tốt, dân bình yên. Làm rõ ý nghĩa đối xử cùng chung một lòng nhân, nên khắc vào đá để lưu truyền mãi mãi.” [12]

Để đề phòng các nguyên nhân có thể gây mầm mống nổi dậy, buổi mở đầu cai trị triều đình nhà Minh đã cất công nghiên cứu kỹ tên các phủ, châu, huyện nước ta; gặp những địa danh mang ý nghĩa độc lập, tự chủ đều cho thay bằng những tên mới hàm nghĩa thuận tòng. Sau đây là những bằng chứng điển hình:

Dưới thời quân chủ, “rồng” tức “long” biểu tượng cho vua, vua lên ngôi gọi là “long phi”. Nhà Minh dẹp bỏ vua nước ta để giành quyền cai trị; nên cũng dẹp luôn những địa danh có tên “long” để dân không còn dịp tưởng nhớ. Như phủ Long-Hưng đổi thành phủ Trấn-Man, huyện Long-Nhãn đổi thành huyện Thanh-Viễn, huyện Long-Đàm thành huyện Thanh-Đàm, huyện Long-Bạt thành huyện Lũng-Bạt. huyện Trà-Long thành Trà huyện.

Đất nước bị chia thành phủ, huyện, không còn gọi là “nước”; nên các địa danh có chữ “quốc”, “bang” cũng bị dẹp luôn. Như châu Quốc-Oai đổi thành Oai-Man, châu An-Bang đổi thành Tĩnh-An, huyện An-Bang đổi thành huyện Đồng-An.

Cùng chung số phận, nước không còn “độc lập”, nên tên huyện Độc-Lập cũng bị đổi thành huyện Bình-Lập.

Đất nước bị “bình định” nên nhiều địa danh được đổi thành danh từ kép có chữ “bình” hay “định”. Như phủ Kiến-Hưng đổi thành phủ Kiến-Bình, châu Bố-Chính thành châu Chính-Bình, huyện Ứng-Thiên thành huyện Ứng-Bình, huyện Cổ-Chiến thành huyện Cổ-Bình, huyện Lê-Gia thành huyện Lê-Bình, huyện Thượng-Lộ thành huyện Lộ-Bình, huyện Tả-Bố thành huyện Tả-Bình; huyện Sơn-Minh đổi thành huyện Sơn-Định.

Nếu đem so sánh với các triều đại Bắc phương như Tần, Hán, Lục Triều, Đường, Ngũ Đại từng cai trị nước ta, thì nhà Minh đã rút kinh nghiệm từ những triều đại này để thực hiện một kế hoạch cai trị hết sức triệt để. Tính toán tuy kỹ, dã tâm tuy sâu sắc, nhưng không thể chế ngự nổi lòng người. Trải qua hơn 20 năm chiến tranh không dứt, có hàng trăm cuộc khởi nghĩa nổi lên, cuối cùng đến lượt Tổng-binh Vương Thông không kịp chờ lệnh vua, phải cấp tốc làm lễ thề với Bình-Định-vương Lê Lợi để được rút quân về nước!


Biểu liệt kê các tổ chức văn hóa tôn giáo

Giúp độc giả nhìn qua có thể thấy được nội dung, chúng tôi thiết lập biểu liệt kê gồm 5 cột. Ba cột đầu dùng cho phủ, châu, huyện thời Minh; nếu những huyện trực thuộc thẳng vào phủ, thì mục “châu” để trống. Hoàn thành cột thứ 4 “vị trí hiện tại”, chúng tôi cố gắng đổi địa danh dưới thời Minh cai trị ra địa danh hiện nay.



Tài liệu tham khảo

Đất nước Việt Nam qua các đời của Đào Duy Anh. xuất bản năm 1994.
Bản đồ hành chánh Việt Nam – Lào – Cam Pu Chia, tỷ lệ 1/1.750.000, của Cục Bản đồ, in năm 1990.
Bản đồ không ảnh, tỷ lệ 1/250.000, của Bộ Quốc phòng Hoa-Kỳ.

Phần cột cuối cùng ghi các tổ chức văn hóa tôn giáo vào các địa phương tương ứng. Để khỏi rườm rà, xin viết tắt như sau:


Nho: Ty Nho học.

Y: Ty Y học.

Tăng Cang: Ty Tăng Cang.

Tăng Chính: Ty Tăng Chính.

Tăng Hội: Ty Tăng Hội.

Đạo Kỷ: Ty Đạo Kỷ.

Đạo Chính: Ty Đạo Chính.

Đạo Hội: Ty Đạo Hội.

HUYỆN CHÂU PHỦ VỊ TRÍ NGÀY NAY CÁC TỔ CHỨC


Đông-Quan Giao-Châu Hà-Nội Nho, y
Từ-Quảng Giao-Châu Từ-Liêm, Hà-NộI Nho, y
Sơn-Định Oai-Man Giao-Châu Ứng-Hòa, Hà-Tây Y
Thanh-Oai Oai-Man Giao-Châu Thanh-Oai, Hà-Tây Tăng Hội, Y, Đạo Hội,
Ứng-Bình Oai-Man Giao-Châu Chương-mỹ, Hà-Tây Âm Dương, Y
Đại-Đường Oai-Man Giao-Châu Mỹ-Đức, Hà Tây
Bảo-Phúc Phúc-An Giao-Châu Thường-Tín, Hà-Tây Nho, Âm Dương, Đạo Chính
Phù-Lưu Phúc-An Giao-Châu Phú-Xuyên, Hà-Tây Tăng Hội
Thanh-Đàm Phúc-An Giao-Châu Thanh-Trì, Hà-NộI Tăng-Hội, Nho, Đạo Hội
Phù-Long Tam-Đái Giao-Châu Vĩnh-Tường, Vĩnh-Phúc Nho, Y
Yên-Lãng Tam-Đái Giao-Châu Yên-Lãng, Thái-Nguyên
Phù-Ninh Tam-Đái Giao-Châu Phù-Ninh, Phú-Thọ Nho, Tăng Hội
Yên-Lạc Tam-Đái Giao-Châu Yên-Lạc, Vĩnh Phúc Nho, Tăng Hội
Lập-Thạch Tam-Đái Giao-Châu Lập-Thạch, Vĩnh-Phúc Nho, Tăng Hội
Nguyệt-Tức Tam-Đái Giao-Châu Vĩnh-Phúc
Đan-Sơn Từ-Liêm Giao-Châu Đan-Phượng, Hà-Tây Nho, Đạo Chính
Thạch-Thất Từ-Liêm Giao-Châu Thạch-Thất, Hà-Tây Nho, Âm Dương, Tăng Hội
Thanh-Liêm Lợi-Nhân Giao-Châu Thanh-Liêm, Hà-Nam Đạo Chính
Bình-Lục Lợi-Nhân Giao-Châu Bình-Luc, Hà-Nam Nho
Cổ-Bảng Lợi-Nhân Giao-Châu Kim-Bảng, Hà-Nam
Cổ-Lễ Lợi-Nhân Giao-Châu Lý-Nhân, Hà-Nam
Lợi-Nhân Lợi-Nhân Giao-Châu Nam-Hà
Cổ-Giả Lợi-Nhân Giao-Châu Lý-Nhân, Hà-Nam
Siêu-Loại Bắc-Giang Thuận-Thành,Bắc-Ninh Nho, Âm Dương, Đạo Chính, Đạo Hội
Gia-Lâm Bắc-Giang Gia-Lâm, Bắc-Ninh Nho, Tăng Hội, Đạo Hội
Yên-Định Gia-Lâm Bắc-Giang Bắc-Ninh Nho, Âm Dương, Y, Đạo Chính
Tế-Giang Gia-Lâm Bắc-Giang Bắc-Ninh Nho, Y, Tăng Hội
Thiện-Tài Gia-Lâm Bắc-Giang Lang-Tài, Bắc-Ninh Nho, Âm Dương, Tăng Hội, Đạo Hội
Tiên-Du Vũ-Ninh Bắc-Giang Tiên-Du, Bắc-Ninh Nho, Âm Dương, Đạo Chính
Đông-Ngàn Vũ-Ninh Bắc-Giang Từ-Sơn, Bắc-Ninh Nho, Tăng Hội, Đạo Hội
Từ-Sơn Vũ-Ninh Bắc-Giang Quế-Dương, Bắc-Ninh Nho, Tăng Hội,
Yên-Phong Vũ-Ninh Bắc-Giang Yên-Phong, Bắc-Ninh
Kỳ-Phúc Bắc-Giang Bắc-Giang Bắc-Giang Tăng Chính, Đạo Chính
Thiên-Thệ Bắc-Giang Bắc-Giang Bắc-Giang Nho, Tăng Hội, Đạo Hội,
Yên-Việt Bắc-Giang Bắc-Giang Việt-Yên, Bắc-Giang
Thanh-Viễn Lạng-Giang Bắc-Giang Nho, Âm Dương, Y
Cổ-Dõng Lạng-Giang Yên-Dũng, Bắc-Giang
Phượng-Sơn Lạng-Giang Bắc-Giang Nho
Na-Ngạn Lạng-Giang Lục-ngạn, Bắc-Giang
Lục-Na Lạng-Giang Lục-Ngạn, Bắc-Giang
Thanh-An Lạng-Giang Lạng-Giang Nho, Âm Dương, Y, Tăng Chính
Yên-Ninh Lạng-Giang Lạng-Giang Bắc-Giang Nho, Âm Dương, Y, Tăng Hội
Cổ-Lũng Lạng-Giang Lạng-Giang Hữu-Lũng, Lạng-Sơn Nho, Y
Bảo-Lộc Lạng-Giang Lạng-Giang Lạng-Giang, Bắc-Giang Nho, Âm Dương, Đạo Hội,Tăng Hội
Thanh-Lâm Nam-Sách Lạng-Giang Nam-Sách, Hải-Dương Nho, Âm Dương, Đạo Chính
Chí-Linh Nam-Sách Lạng-Giang Chí-Linh, HảI-Dương Nho, Âm Dương, Tăng Hội, Đạo Hội
Bình-Hà Nam-Sách Lạng-Giang Thanh-Hà, HảI-Dương Nho, Âm Dương, Đạo Hội
Đường-Hào Thượng-Hồng Lạng-Giang Mỹ-Hào, Hưng-Yên Âm Dương, Y, Tăng Chính, Đạo Chính
Đường-Yên Thượng-Hồng Lạng-Giang Bình-Giang, HảI-Dương Nho, Âm Dương, Tăng Hội, Đạo Hội
Đa-Cẩm Thượng-Hồng Lạng-Giang Cẩm-Giàng, HảI-Dương Âm Dương, Y, Tăng Hội
Sơn-Vi Thao-Giang Tam-Giang Lâm-Thao, Phú-Thọ Nho, Âm Dương, Y, Đạo Chính
Ma-Khê Thao-Giang Tam-Giang Cẩm-Khê, Phú-Thọ Nho, Âm Dương, Y, Tăng hội, Đạo Hội
Thanh-Ba Thao-Giang Tam-Giang Phú-Thọ Nho, Âm Dương, Y, Tăng hội, Đạo Hội
Hạ-Hoa Thao-Giang Tam-Giang Hạ-Hòa, Phú-Thọ Nho, Âm Dương, Y, Tăng hội, Đạo Hội
Đông-Lan Tuyên-Giang Tam-Giang Đoan-Hùng, Phú-Thọ Nho, Y, Tăng Chính
Tây-Lan Tuyên-Giang Tam-Giang Đoan-Hùng, Phú-Thọ Nho
Hổ-Nham Tuyên-Giang Tam-Giang Yên-Sơn, Tuyên-Quang
Lũng-Bản Đà-Giang Tam-Giang Bất-Bạt, Hà-Tây Nho, Âm Dương, Y, Tăng Cang, Đạo Kỷ
Cổ-Nông Đà-Giang Tam-Giang Tam-Nông, Phú-Thọ Âm Dương, Y, Tăng Hội
Ý-Yên Kiến-Bình Ý-Yên, Nam-Định Nho
Yên-Bản Kiến-Bình Vụ-Bản, Nam-Định Đạo Hội, Tăng Hội
Bình-Lập Kiến-Bình Vụ-Bản, Nam-Định
Đại-Loan Kiến-Bình Nghĩa-Hưng, Nam-Định Nho,Y, Tăng Hội
Vọng-Doanh Kiến-Bình Phong-Doanh, Nam-Hà Y, Tăng Hội, Nho, Đạo Hội
Uy-Viễn Trường-Yên Kiến-Bình Gia-Viễn, Ninh-Bình Nho, Đạo Chính, Tăng Chính
Yên-Mô Trường-Yên Kiến-Bình Yên-Mô, Ninh-Bình
An-Ninh Trường-Yên Kiến-Bình Yên-Khánh, Ninh-Bình Tăng Hội
Lê-Bình Trường-Yên Kiến-Bình Gia-Viễn, Ninh-Bình Đạo Hội
Giáp-Sơn Tân-An Kinh-Môn, HảI-Dương Nho, Âm Dương, Y, Tăng Cang, Đạo Kỷ
Thái-Bình Tân-An Thái-Ninh, Thái-Bình Y, Tăng Hội, Nho,
Đa-Dực Tân-An Phụ-Dực, Thái-Bình
A-Côi Tân-An Quỳnh-Côi, Thái-Bình
Tây-Quan Tân-An Thanh-Quan, Thái-bình
Đông-Triều Đông-Triều Tân-An Đông-Triều, Quảng-Ninh Nho, Âm Dương, Y, Tăng Chính, Đạo Chính,
An-Lão Đông-Triều Tân-An An-Lão, HảI-Phòng Nho, Âm Dương, Y, Đạo Hội,
Cổ-Phí Đông-Triều Tân-An Đông-Triều, Quảng-Ninh Nho, Âm Dương, Tăng Hội,
Thủy-Đường Đông-Triều Tân-An Đông-Triều, Quảng-Ninh Âm Dương, Y, Nho
Đồng-An Tĩnh-An Tân-An Hoành-Bồ, Quảng-Ninh Tăng Chính
Chi-Phong Tĩnh-An Tân-An Cát-Hải, Hải-Phòng
Yên-Lập Tĩnh-An Tân-An Yên-Hưng, Quảng-Ninh Y, Nho
An-Tân Tĩnh-An Tân-An Quảng-Ninh
An-Đại Tĩnh-An Tân-An Không rõ
Độc Tĩnh-An Tân-An đảo Kê-Bao, Quảng-Ninh
Vạn-Ninh Tĩnh-An Tân-An Hải-Ninh, Quảng-Ninh
Vân-Đồn Tĩnh-An Tân-An Vân-Đồn, Quảng-Ninh
Trường-Tân Hạ-Hồng Tân-An Gia-lộc, Hải-Dương Nho, Âm Dương, Tăng Chính, Y
Tứ-Kỳ Hạ-Hồng Tân-An Tứ-Kỳ, Hải-Dương
Đồng-Lợi Hạ-Hồng Tân-An Vĩnh-Bảo, Hải-Phòng Nho, Tăng Hội
Thanh-Miện Hạ-Hồng Tân-An Thanh-Miện, Hải-Dương Nho, Y, Tăng Hội, Đạo Hội
Bổng-Điền Kiến-Xương Thư-Trì, Hải-Hưng Nho, Âm Dương, Y, Đạo Kỷ
Kiến-Xương Kiến-Xương Thư-Trì, Hải-Hưng Nho, Tăng Hội
Bố Kiến-Xương Thái-Bình Nho, Y, Âm Dương
Chân-Lợi Kiến-Xương Trực-Đình, Thái-Bình Nho, Âm Dương, Y, Tăng Hội
Lữ-Thi Khóai-Châu Kiến-Xương Kiến-Xương, Thái-Bình Âm Dương, Tăng Chính
Hóa Khóai-Châu Kiến-Xương Khoái-Châu, Hưng-Yên
Đông-Kết Khóai-Châu Kiến-Xương Khoái-Châu, Hưng-Yên
Phù-Dung Khóai-Châu Kiến-Xương Phù-Cừ, Hưng-Yên Nho
Vĩnh-Cô Khóai-Châu Kiến-Xương Khoái-Châu, Hưng-Yên Nho, Y
Mỹ-Lộc Phụng-Hóa Xuân-Trường, Nam-Định Nho, Đạo Hội
Giao-Thủy Phụng-Hóa Xuân-Trường, Nam-Định Nho, Tăng Hội
Tây-Chân Phụng-Hóa Nam-Định Nho, Tăng Hội, Đạo Hội
Thuận-Vi Phụng-Hóa Thái-Bình Y, Tăng Hội,
Cổ-Đằng Thanh-Hóa Hoằng-Hóa, Thanh-Hóa Tăng Cang, Đạo Kỷ
Cổ-Hoằng Thanh-Hóa Hoằng-Hóa, Thanh-Hóa Nho
Đông-Sơn Thanh-Hóa Đông-Sơn, Thanh-Hóa Tăng Hội
Cổ-Lôi Thanh-Hóa Thọ-Xuân, Thanh-Hóa
Vĩnh-Ninh Thanh-Hóa Vĩnh-Lộc, Thanh-Hóa
Yên-Định Thanh-Hóa Yên-Định, Thanh-Hóa Nho, Tăng Hội
Lương-Giang Thanh-Hóa Thiệu-Hóa, Thanh-Hóa Nho
Nga-Lạc Thanh-Hóa Thanh-Hóa Ngọc-Lặc, Thanh-Hóa
Tế-Giang Thanh-Hóa Thanh-Hóa Thạch-Thành, Thanh-Hóa
Yên-Lạc Thanh-Hóa Thanh-Hóa Thạch-Thành, Thanh-Hóa
Lỗi-Giang Thanh-Hóa Thanh-Hóa Cẩm-Thủy, Thanh-Hóa
Hà-Trung Ái-Châu Thanh-Hóa Hà-Trung, Thanh-Hóa Nho
Thống-Ninh Ái-Châu Thanh-Hóa Hậu-Lộc, Thanh-Hóa
Tống-Giang Ái-Châu Thanh-Hóa Nga-Sơn, Thanh-Hóa
Chi-Nga Ái-Châu Thanh-Hóa Nga-Sơn, Thanh-Hóa
Cổ-Bình Cửu-Chân Thanh-Hóa Tĩnh-Gia, Thanh-Hóa
Kết-Duyệt Cửu-Chân Thanh-Hóa Tĩnh-Gia, Thanh-Hóa
Duyên-Giác Cửu-Chân Thanh-Hóa Quảng-Xương, Thanh-Hóa Tăng Chính
Nông-Cống Cửu-Chân Thanh-Hóa Nông-Cống, Thanh-Hóa
Tân-Hòa Trấn-Man Hưng-Hà, Thái-Bình Nho, Âm Dương, Y, Đạo kỷ
Đình-Hà Trấn-Man Thái-Bình
Cổ-Lan Trấn-Man Đông-Hưng, Thái-Bình Tăng Hội
Thần-Khê Trấn-Man Thái-Bình
Tân-An Lạng-Sơn Lạng-Sơn
Như-Ngao Lạng-Sơn Lộc-Bình, Lạng-Sơn
Đơn-Ba Lạng-Sơn Đình-Lập, Lạng-Sơn
Khâu-Ôn Lạng-Sơn Ôn-Châu, Lạng-Sơn
Trấn-Di Lạng-Sơn Hữu-Lũng, Lạng-Sơn
Uyên Lạng-Sơn Đồng-Đăng, Lạng-Sơn
Đồng Lạng-Sơn Hữu-Lũng, Lạng-Sơn
Thúy-Lãng Thất-Nguyên Lạng-Sơn Tràng-Định, Lạng-Sơn
Cầm Thất-Nguyên Lạng-Sơn Na-Sầm, Lạng-Sơn
Thoát Thất-Nguyên Lạng-Sơn Thoát-Lãng, Lạng-Sơn
Dung Thất-Nguyên Lạng-Sơn Thoát-Lãng, Lạng-Sơn
Pha Thất-Nguyên Lạng-Sơn Tràng-Định, Lạng-Sơn
Bình Thất-Nguyên Lạng-Sơn Tràng-Định, Lạng-Sơn
Bối-Lan Thượng-Văn Lạng-Sơn Bằng-Mạc, Lạng-Sơn
Khánh-Viễn Thượng-Văn Lạng-Sơn Bằng-Mạc, Lạng-Sơn
Khố Thượng-Văn Lạng-Sơn Lạng-Sơn
Phúc-Khang Tân-Bình Quảng-Bình
Nha-Nga Tân-Bình Lệ-Thủy, Quảng-Bình
Tri-Kiến Tân-Bình Quảng-Bình
Chính-Hòa Chính-Bình Tân-Bình Quảng-Trạch, Quảng-Bình
Cổ-Đặng Chính-Bình Tân-Bình Bố-Trạch, Quảng-Bình
Tòng-Chí Chính-Bình Tân-Bình Minh-Chính, Quảng-Bình
Đan-Duệ Nam-Linh Tân-Bình Vĩnh-Linh, Quảng-Trị
Tả-Bình Nam-Linh Tân-Bình Quảng-Trị
Hậu-Độ Nam-Linh Tân-Bình Quảng-Trị+D167
Thiên-Đông Diễn-Châu Yên-Thành, Nghệ-An
Phù-Dung Diễn-Châu Diễn-Châu, Nghệ-An Tăng Hội, Âm Dương, Đạo Hội
Phù-Lưu Diễn-Châu Quỳnh-Lưu, Nghệ-An Nho
Quỳnh-Lâm Diễn-Châu Quỳnh-Lưu, Nghệ-An
Nha-Nghi Nghệ-An Nghi-Xuân, Hà-Tĩnh
Phi-Lộc Nghệ-An Can-Lộc, Hà-Tĩnh
Cổ-Đỗ Nghệ-An Hương-Sơn, Hà-Tĩnh
Chi-La Nghệ-An Đức-Thọ, Hà-Tĩnh
Chân-Phúc Nghệ-An Nghi-Lộc, Nghệ-An
Thổ-Do Nghệ-An Thanh-Chương, Nghệ-An
Kệ-Giang Nghệ-An Thanh-Chương, Nghệ-An
Thổ-Hoàng Nghệ-An Hương-Khê, Hà-Tĩnh
Hà-Hoàng Nam-Thanh Nghệ-An Thạch-Hà, Hà-Tĩnh
Nham-Thạch Nam-Thanh Nghệ-An Thạch-Hà, Hà-Tĩnh
Hà-Hoa Nam-Thanh Nghệ-An Kỳ-Anh, Hà-Tĩnh
Kỳ-La Nam-Thanh Nghệ-An Kỳ-Anh, Cẩm-Xuyên, Hà-Tĩnh
Thạch-Đường Hoan-Châu Nghệ-An Nam-Đàn, Nghệ-An
Đông-Ngạn Hoan-Châu Nghệ-An Anh-Sơn, Nghệ-An
Lộ-Bình Hoan-Châu Nghệ-An Hưng-Nguyên, Nghệ-An
Sa-Nam Hoan-Châu Nghệ-An Nam-Đàn, Nghệ-An
Ba-Lãng Thuận Thuận-Hóa Quảng-Trị Nho
Lợi-Điều Thuận Thuận-Hóa Cam-Lộ, Quảng-Trị
An-Nhân Thuận Thuận-Hóa HảI-Lăng, Quảng-Trị
Lợi-Phùng Hóa Thuận-Hóa Hương-Thủy, Thừa-Thiên
Sĩ-Vinh Hóa Thuận-Hóa Thừa-Thiên
Sạ-Kim Hóa Thuận-Hóa Thừa-Thiên
Trà-Kệ Hóa Thuận-Hóa Hương-Trà, Thừa-thiên
Tư-Dung Hóa Thuận-Hóa Phú-Lộc, Thừa-Thiên
Bồ-Đài Hóa Thuận-Hóa Phong-Điền, Thừa-Thiên
Bồ-Lãng Hóa Thuận-Hóa Thừa-Thiên
Phú-Lương Thái-Nguyên Phú-Lương, Bắc-Thái Nho, Âm Dương, Y, Tăng Cang, Đạo Kỷ
Ty-Nông Thái-Nguyên Phú-Bình, Bắc-Thái Nho
Vũ-Lễ Thái-Nguyên Võ-Nhai, Bắc-Thái Nho
Động-Hỷ Thái-Nguyên Đồng-Hỷ, Bắc-Thái Nho
Vĩnh-Thông Thái-Nguyên Bạch-Thông, Bắc-Thái Nho
Tuyên-Hóa Thái-Nguyên Định-Hóa, Bắc-Thái
Lộng-Thạch Thái-Nguyên không rõ
Đại-Từ Thái-Nguyên Đại-Từ, Bắc-Thái
Yên-Định Thái-Nguyên Định-Hóa, Bắc-Thái Tăng Hội
Cảm-Hóa Thái-Nguyên Bắc-Thái
Thái-Nguyên Thái-Nguyên Thạch-Lâm, Cao-Bằng
Khoáng Tuyên-Hóa Hà-Giang Nho, Y, Đạo Kỷ, Tăng Hội
Đương-Đạo Tuyên-Hóa Sơn-Dương,Tuyên-Quang Nho, Âm Dương, Đạo Hội, Tăng Hội
Văn-Yên Tuyên-Hóa Hà-Giang Đạo Hội, Nho
Bình-Nguyên Tuyên-Hóa Vị-Xuyên, Hà-Giang Âm Dương
Để-Giang Tuyên-Hóa Sơn-Dương, Tuyên-Quang Nho, Âm Dương
Thu-Vật Tuyên-Hóa Yên-Bình, Yên-Bái Tăng Hội, Đạo Hội, Y, Nho
Đại-Man Tuyên-Hóa Chiêm-Hóa, Tuyên-Quang
Dương Tuyên-Hóa Tam-Dương, Vĩnh-Phúc Nho, Tăng Hội, Âm Dương
Nhất Tuyên-Hóa Sơn-Dương, Tuyên-Quang
Lung Gia-Hưng Thanh-Sơn, Vĩnh-Phú Y, Tăng Chính
Mông Gia-Hưng Phú-Yên, Sơn-La Nho
Tứ-Mang Gia-Hưng Mộc-Châu, Sơn-La
Yên-Lập Qui-Hóa Yên-Lập, Vĩnh-Phú Nho, Âm Dương, Tăng Chính, Đạo Chính
Văn-Bàn Qui-Hóa Yên-Bái
Văn-Chấn Qui-Hóa Yên-Bái
Thúy-Vĩ Qui-Hóa Lào-Cai Y,
Ma-Lung Quảng-Oai Tùng-Thiện, Hà-Tây Nho, Tăng Chính
Mỹ-Lương Quảng-Oai Mỹ-Đức, Hà Tây Tăng Hội

© 2007 talawas
--------------------------------------------------------------------------------
[1]Minh thực lục, quyển 167, trang 1924-1927.
[2]Theo Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương, văn tịch chí.
[3]Lê Cảnh Tuân viết một bức thư một vạn chữ dâng cho Tham-nghị Bùi Bá Kỳ (3a) nêu ba phương lược Thượng, trung, hạ, đại lược nói rằng: “Nhà Minh đã có sắc ban cho ngài theo quân tiến đánh, đợi khi bắt được họ Hồ thì chọn con cháu nhà Trần lập làm vua, gia tước cho ngài để ở nước làm phụ tá. Nay thấy thiết lập ty bố chính, phong tước cao cho ngài, mà chỉ cấp người quét dọn đền miếu nhà Trần. Nếu ngài có thể tâu lại, phân tích những lời khai của các quan lại, kỳ lão, nói rõ con cháu nhà Trần chưa hết, để xin ban chiếu sắc riêng, phong lại cho họ Trần, đó là thượng sách. Nếu không được như thế, thì xin thôi chức vị hiện nay, nguyện làm quan coi nhà thờ họ Trần, đó là trung sách. Nếu ngài còn tiếc quan tước to, tham bổng lộc nhiều, thì đó là hạ sách.
Nếu ngài làm theo thượng sách thì tôi là nhân sâm, cam thảo, chỉ xác, trần bì bổ sung vào ô thuốc của ngài, tùy ngài sử dụng. Nếu ngài làm theo trung sách, thì tôi xin bưng khay chén hầu hạ ở đó, cũng xin tùy ngài sai khiến. Nếu ngài làm theo hạ sách thì tôi là kẻ câu vắng, cày nhàn (3b) cho hết tuổi thừa mà thôi (Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 9, trang 231).
(3a) Bùi Bá Kỳ là quan nhà Trần, trốn sang Trung-Quốc tố cáo nhà Hồ cướp ngôi, lúc nhà Minh chiếm xong nước ta, phong Kỳ làm Tham-nghị Giao-Chỉ, sau này bị nhà Minh bắt đưa sang Trung-Quốc.
(3b) Câu vắng, cày nhàn: ý nói đi ở ẩn.
[4]Minh thực lục, quyển 115, trang 1467-1468.
[5]“Tìm hiểu các tư trào Nho học ảnh hưởng đến đường lối trị quốc tại nước ta”, talawas ngày 7/4/2006.
[6]Minh thực lục, quyển 69, trang 978.
[7]Minh thực lục, quyển 47, trang 0938-0939.
[8]Trai giới: giữ trong sạch kiêng cữ trong sự ăn uống và sinh hoạt.
[9]Chúc văn: Văn cúng các linh hồn, thần linh, v.v…
[10]Ngự danh: tên vua.
[11]Vọng tế: tế từ xa; như từ Trung-quốc tế thần linh các nước chư hầu.
[12]Minh thực lục, quyển 48, trang 0954-0955.

http://www.talawas.de/

Aucun commentaire: