Chúng tôi đối chiếu Lịch Sử Đảng với sự thật
19.07.2007 04:45
Xe tăng húc đổ cổng dinh Độc Lập
Về việc chiếm dinh Độc Lập và văn bản đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh
Trần Hiền Thảo, Hà Thị Đông Xuân và nhóm sinh viên
Từ trung học, chúng tôi đã phải dành rất nhiều thời gian học lịch sử cận đại, chủ yếu là thời kỳ đảng CS lãnh đạo công cuộc giành độc lập. Lịch sử dân tộc 4000 năm với công ơn của biết bao thế hệ tổ tiên thì chỉ được học qua loa (cả nước chê hiểu biết lịch sử của chúng tôi), nhưng công ơn đảng thì học quá kỹ. Trong mọi kỳ thi tốt nghiệp trung học, nếu phải thi môn lịch sử thì câu hỏi bao giờ cũng nhằm ca ngợi công ơn đảng ta. Đầu tư không nhiều thời gian cho môn này, nên tâm lý chung của chúng tôi là “kiến thức nhớ đến đâu, viết ra đến đấy”, nhưng phần tán tụng công ơn thì phải “bốc lên tận trời” mới hy vọng được đủ 5 điểm.
Lên đại học, chúng tôi phải học chương trình Mác-Lênin gồm tới 5 học phần (mỗi học phần có thời lượng dài tương đương một môn học), trong đó có môn Lịch Sử Đảng. Cảm tưởng chung của bạn bè trong lớp là “học xong quên sạch”, vì rất vô bổ; nhưng riêng phần Lịch Sử Đảng thì vừa quên, vừa nhớ... vì nó lẫn lộn cả thật (và quá sự thật) và giả (mà chúng tôi khám phá được). Đại thể là, thành tích thì nói quá tỉ mỉ, thậm chí tô vẽ thêm, nên rất khó nhớ; trong khi sai lầm thì bị hạ thấp, thậm chí không thèm nhắc tới, nên nếu bị chúng tôi phát hiện thì rất dễ nhớ, nhớ lâu.
Thực ta, ở tuổi chúng tôi, ít ai quan tâm tìm hiểu “thật, giả” trong cái môn học Lịch Sử Đảng vô duyên này, nhưng điều may (hoặc không may) là nhóm chúng tôi được các bậc ông bà nói lại cho biết sự thật. Cố nhiên, chúng tôi phải tin những vị đã 50 tuổi đảng (có lẻ) và trên dưới 80 tuổi đời, có công rất lớn với dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Càng hiểu ra, lại càng đủ tò mò và gan góc để tìm hiểu thêm.
Ví dụ, khi nhắc tới cuộc cải cách ruộng đất “trời long đất lở” (1954-1957) thì đảng ta nói đã đánh đổ và xoá bỏ giai cấp địa chủ, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”. Vài ba vị trong thế hệ ông bà chúng tôi là nạn nhân của CCRĐ đã kể lại khá tỉ mỉ thế nào là “xoá bỏ”. Đó là máu của hàng chục ngàn người bị vu cáo, rồi bị bắn bỏ và nước mắt của hàng triệu người trong gia đình họ sống khốn đốn, đau khổ sau đó. Rồi cụ Hồ phải xin lỗi dân về sự tàn bạo. Nhưng khi học Lịch Sử Đảng thì đảng lờ hẳn, không có nửa câu nhận lỗi nào hết. Tôi càng tin lời thế hệ ông bà vì ngay sau đó được đọc sách của cụ Tô Hoài, phát hành năm 2006, về CCRĐ.
Chuyện rất gần đây mà chúng tôi còn bị bưng bít. Chẳng hiểu đảng ta cai trị đất nước ra sao, mà sau năm 1975 có tới vài triệu người dân bỏ nước ra đi, bất chấp hiểm nguy trên đường trốn chạy. Số người chết trong vụ này nếu không tới nửa triệu cũng phải nhiều trăm ngàn (ông tôi nói). Những người bỏ đất nước ra đi bị đảng kết tội sau lưng là “bọn phản bội tổ quốc”, nhưng chỉ ít lâu sau đảng đã nói trước mặt họ là “khúc ruột ngàn dặm”. Cuộc chạy trốn của dân Việt khỏi nơi họ sinh ra, với quy mô chưa từng có trong lịch sử 4000 năm (ông bà chúng tôi nói vậy), mà tuyệt nhiên không được nhắc tới nửa câu trong Lịch Sử Đảng.
Bài này, chúng tôi nhắc tới phẩm cách của một bác trung tướng, tư lệnh quân khu I, ứng cử viên trung ương đảng khoá 10.
Trong cuộc chiến tranh huynh-đệ (ông bà, cha mẹ chúng tôi nói thế, mặc dù các cụ có huân chương “chống Mỹ” hạng nhất), đảng ta huy động được sức toàn dân miền Bắc (và dư luận quốc tế) nên đã chiếm được miền Nam. Thật hú vía cho đảng ta. Nếu không chiếm được miền nam mà buộc phải thi đua kinh tế giữa hai miền thì thất bại nhục nhã là cầm chắc: Cứ xem gương thi đua hoà bình giữa đông Đức và tây Đức hoặc bắc Hàn và nam Hàn thì rõ.
Sự thật lịch sử là ngày 30 tháng tư năm 1975 quân đội miền Bắc vào tiếp quản dinh Độc Lập, không phải nổ súng, vì trước đó chính phủ của tổng thống Dương Văn Minh đã tuyên bố hạ vũ khí, trao chính quyền. Một bậc cha mẹ chúng tôi - khi đó là thiếu tá quân đội miền Bắc cũng có mặt ở Sài Gòn dịp đó – nay nói với chúng tôi rằng: Lực lượng của ông Minh đã hao hụt và tan rã khá nhiều, nhưng có thể tử thủ Sài Gòn nhiều tuần, sau đó ông còn có thể di tản về đồng bằng Cửu Long kháng cự được hàng tháng nữa. Cuối cùng, ông và những người thân cận vẫn đủ phương tiện thoát ra nước ngoài. Nếu ông làm như vậy, sẽ có hàng trăm ngàn thanh niên hai miền ngã xuống và nhiều trăm ngàn nữa thương tật. Chúng tôi rất không đồng cảm với câu nói “ghi trong lịch sử” của đảng ta, khi ông Dương Văn Minhvới tư cách tổng thống miền Namnhã nhặn nói với về việc ông sẵn sàng bàn giao chính quyền.
Quả thật, ông đã ra lệnh ngừng kháng cự, tập hợp toàn thể nội các trong dinh tổng thống, chờ đợi bàn giao. Nhưng người ta do thói quen vênh váo của những kẻ ưa sử dụng bạo lực và ưa “căm thù giai cấp” đã hạ nhục ông và nội các của ông bằng cái câu – mà khi học lịch sử chúng ta buộc phải thuộc (“Các ông không còn gì để bàn giao, chỉ có đầu hàng vô điều kiện mà thôi” Oai cũng gớm, mà đểu cũng ghê). Ngôn từ loại này hiện nay vẫn được sử dụng phổ biến trên các bào Nhân Dân, Công An, Quân Đội... khi cần phê phán “bọn phản động” và “các thế lực thù địch”. Chúng tôi đã rất dễ dàng nhận ra kiểu “văn phong” này khi được ông-bà, cha-mẹ chỉ cho thấy.
Lịch sử đảng đã ghi chi tiết đến mức như chúng tôi được học thì cố nhiên sự kiện tiếp quản dinh Độc Lập ngày 30 tháng tư lại càng được ghi chép kỹ. Nhân chứng còn sống rất nhiều. Vậy mà đã có sự thêm, bớt, bóp méo và tranh công. Rất đáng xấu hổ.
Theo thế hệ cha mẹ chúng tôi, hồi đó có một số bài viết (phóng sự) của cụ Bùi Tín về sự kiện tiếp quản dinh độc lập (đăng trên báo Quân Đội, Nhân Dân, nhiều người đã đọc). Nay, khi nói về sự kiện 30-4, đảng ta coi như không có ai là Bùi Tín có mặt ở dinh Độc Lập vào thời điểm lịch sử này nữa. Tóm lại, khi cần thể hiện “lập trường” thì có thể cắt bỏ và xuyên tạc lịch sử.
Chiếc xe tăng vào dinh đầu tiên thì không được ai nhắc tới vì những người lái đã giải ngũ về với đời thường, còn chiếc xe tăng vào sau thì được “lịch sử” ghi là chiếc đầu tiên vào dinh. Việc này, đã được cải chính (sau vài chục năm, khi người lái xe đã thăng đến cấp đại tá, đã đi báo cáo công trạng khắp nơi). Việc cải chính xảy ra khi chúng tôi đang học trung học cơ sở (cấp 2), đã gieo mối nghi ngờ lớn vào lòng chúng tôi từ hồi đó.
Ngoài cụ Bùi Tín, có hai nhân vật khác đang được tranh cãi về chuyện ai “đi vào lịch sử”. Giữa trung tá Bùi Tùng (sau lên đại tá, rồi về hưu) và đại uý Phạm Xuân Thận (nay lên trung tướng, tư lệnh quân khu) thì ai là người thảo văn bản đầu hàng để tổng thống Minh đọc trên đài phát thanh? Trong cuộc tranh công này, rõ ràng trung tướng Thệ đang ở thế “thượng phong” vì ông có nhiều tay chân, cấp dưới, kể cả tay chân ở “Viện lịch sử quân sự”. Còn ông đại tá già Bùi Tùng thì ở thế yếu vì về hưu đã rất lâu, đã bị tai biến mạch não, phải ngồi xe lăn, nói khó và sống khá ẩn dật. Kết luận như đinh đóng cột của Viện lịch sử quân sự khẳng định “ông trung tướng thảo ra văn bản đầu hàng”. Và ông này cũng nhiều lần lớn tiếng nói như vậy, kể cả trên truyền thông. Cái bản thảo có chữ của ông Bùi Tùng đã bị người ta chép lại (có lẽ cho tiệt dấu tích đi).
Tranh cãi chán, nay sự thật là ông trung tướng sai, bịa, cướp công cấp trên (nay là cấp dưới). Việc bị phanh phui khiến ông không còn có tên trong danh sách đề cử vào ban chấp hành trung ương đảng CSVN khoá 10 nữa. Ai còn dám cứu ông?
Nói đảng ta nghiêm minh thì cũng... được. Nhưng nghi ngờ phẩm chất các vị suýt và đã trúng cử vào ban chấp hành trung ương khoá 10 thì cũng... có cơ sở.
jeudi 19 juillet 2007
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire