vendredi 15 juin 2007

Cuộc Cách Mạng Dân Chủ Tại Ba Lan

Cuộc Cách Mạng Dân Chủ Tại Ba Lan

Lý Thái Hùng


Nhân kỷ niệm 25 năm (1980 - 2005) ngày thành lập Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan vào ngày 4 tháng 9 năm 1980, Trang Nhà Việt Tân xin giới thiệu đến quý vị bài viết về cuộc cách mạng dân chủ tại Ba Lan xảy ra cách nay 15 năm. Chỉ hơn 8 năm sau ngày thành lập, Công Đoàn Đoàn Kết đã làm sụp đổ chế độ Cộng sản tại Ba Lan, mở đầu cơn ’địa chấn’ làm tan rã các chế độ Cộng sản tại Đông Âu và Trung Âu, quét sạch thành trì chuyên chính vô sản do Stalin xây dựng vào những năm sau Đệ nhị thế chiến.

I- Sơ Lược Bối Cảnh Lịch Sử Ba Lan:

Nằm giữa hai siêu cường Nga và Đức, Ba Lan luôn luôn hứng chịu những bất hạnh nghiệt ngã do các thế lực chính trị của hai quốc gia này chèn ép. Cách đây hơn 200 năm, Ba Lan đã bị đế quốc Nga xâm lăng rồi bị xóa tên trên bản đồ thế giới vào năm 1795. Phải hơn một thế kỷ sau, Ba Lan được tái sinh, vừa nhờ công lao của vị anh hùng dân tộc lúc đó là tướng Josef Pilsudski khởi binh chống lại chế độ Nga Hoàng dưới triều đại vua Nicolas II, vừa nhờ những áp lực của Đức ở biên giới, khiến cho chính quyền non trẻ của đảng cộng sản Nga phải ký hòa ước Brest Litovsk với Đức, trả lại độc lập cho Ba Lan, sau Đệ Nhất Thế Chiến. Mặc dù biên giới Ba Lan được phân chia trở lại theo hòa ước Versailles, nhưng đến năm 1921, chính quyền Cộng sản Nga mới chính thức công nhận biên giới hiện giờ của Ba Lan.

Sau thời gian độc lập ngắn ngủi, ngày 1 tháng 9 năm 1939, Hitler đã xua quân tiến chiếm Ba Lan từ hướng Tây, trong khi đó, Stalin cũng đã đưa Hồng Quân tiến vào Ba Lan từ hướng Đông, nhưng sau đó Nga rút quân, Phát xít Đức chiếm đóng cho đến năm 1945. Thực ra, trước khi đưa quân tiến chiếm Ba Lan, Ngoại trưởng hai nước Nga và Đức Quốc Xã đã ký kết một văn kiện bí mật, gọi là văn kiện "Hiệp Nghị Đồng Xâm Lược Ba Lan" vào ngày 23 tháng 8 năm 1939. Suốt trong thời gian Đệ Nhị Thế Chiến, nhân tài của Ba Lan đã bị Đức Quốc Xã và Cộng sản Nga tàn sát gần hết.

Ngày 21 tháng 4 năm 1945, một nhóm cộng sản Ba Lan do đảng Cộng sản Nga huấn luyện và đỡ đầu từ thập niên 30 đã họp ở thành phố Chelm, thành lập chính phủ kháng chiến, bất chấp chính phủ lưu vong Ba Lan lúc đó đang tỵ nạn Đức Quốc Xã tại Anh. Vì thiếu lực lượng và lại sợ phe cộng sản nắm hết quyền bính nên các phe phái khác (kể cả chính phủ lưu vong ở Luân Đôn), đành miễn cưỡng tham gia chính phủ liên hiệp với đảng Cộng sản Ba Lan sau đó. Bằng những thủ đoạn khủng bố và trấn áp, phe cộng sản đã tiêu diệt gần hết tiềm lực của các tổ chức trong chính quyền liên hiệp này. Năm 1946, Cộng sản Ba Lan đã dàn dựng ra cuộc trưng cầu dân ý, để vừa chính thức hóa vai trò lãnh đạo của mình, vừa quốc hữu hóa các xí nghiệp kỹ nghệ và các cơ quan truyền thông. Trong hai năm 1947 và 1948, chính quyền cộng sản đã đưa ra một số Pháp lệnh để giải tán các đảng phái khác và ép các nhân vật trong đảng Xã Hội Ba Lan gia nhập đảng Cộng sản, lúc đó đã đổi tên thành đảng Công Nhân Thống Nhất Ba Lan (Polish United Worker’s Party = PUWP).

Mặc dù được đảng Cộng sản Liên Xô huấn luyện và đỡ đầu trong việc cướp chính quyền sau khi Đức Quốc Xã sụp đổ, nhưng với quá khứ bị Nga đô hộ gần 100 năm, khiến những người Cộng sản Ba Lan luôn luôn có khuynh hướng chống Nga, và tìm mọi cách thoát ra khỏi sự chi phối của nước này. Điều thấy rõ nhất là sau khi Stalin chết (1953), trong khoảng thời gian từ 1953 - 1955, hơn 100 ngàn tù nhân chính trị được phóng thích, bắt đầu giai đoạn tìm về dân tộc của đảng Công Nhân Thống Nhất Ba Lan. Ngoài ra, nhân vụ Nikita Khruschev, Đệ nhất bí thư đảng Cộng sản Liên Xô tố giác những tội ác của Stalin, trong Đại hội đảng Cộng sản lần thứ 20 ngày 25 tháng 2 năm 1956, quần chúng và một số đảng viên Cộng sản Ba Lan có khuynh hướng chống Nga, tổ chức cuộc nổi dậy ở Poznan, đưa ra khẩu hiệu: "Bánh Mì - Tự Do - Độc Lập", chống chính quyền độc tài Ba Lan, và đòi tách khỏi sự chi phối của Liên Xô. Mặc dù cuộc nổi dậy bị Hồng Quân Liên Xô đàn áp, nhưng sự bất mãn đối với chính quyền Cộng sản Ba Lan và xu hướng chống Liên Xô vẫn còn tiềm ẩn mạnh mẽ trong lòng người dân.

Để xoa dịu sự bất mãn này, đảng Công Nhân Thống Nhất Ba Lan đã đưa Vladyslaw Gomulka lên nắm quyền vì Gomulka đã từng tham gia lực lượng du kích chống Đức Quốc Xã trong Đệ Nhị Thế Chiến, từng bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản Ban Lan và bị bắt giam theo lệnh của Stalin do khuynh hướng dân tộc của ông. Sau khi lên nắm quyền, Gomulka có thực hiện một số cải cách, đứng ra nhận những sai lầm của đảng và hứa sẽ sửa sai. Đến năm 1968, Gomulka bị thành phần bảo thủ trong đảng khuynh loát, bắt đầu xiết trở lại và đã thẳng tay đàn áp phong trào sinh viên đòi dân chủ vào lúc đó, cũng như trù dập người Do Thái, khiến cho nhiều gia đình Do Thái ở Ba Lan phải tìm cách trốn ra khỏi xứ.

Từ năm 1970, do những thất bại trong chính sách công nghiệp hóa, tình hình kinh tế của Ba Lan liên tục bị khủng hoảng, ngân sách thâm thủng trầm trọng. Chính quyền Gomulka quyết định tăng giá thực phẩm lên đến gần 60% khiến cho công nhân bất mãn và họ đã tổ chức các cuộc đình công chống đối. Những cuộc đình công đã nhanh chóng lan rộng trên toàn quốc, tạo áp lực mạnh lên đảng Công Nhân Thống Nhất, khiến cho chính quyền Gomulka sụp đổ, thay thế bởi chính quyền Edward Gierek.

Được sự cho phép của Liên Xô, chính quyền Edward Gierek trở lại chính sách mở cửa, vay tiền các nước Tây phương để gia tăng khả năng sản xuất và tiêu thụ của dân chúng. Nhưng chính sách cải tổ của Gierek cũng dẫn đến thất bại. Tình trạng nhũng lạm trong đảng gia tăng khiến cho tiền vay để thực hiện các dự án bị tiêu xài hoang phí mà không có một dự án nào hoàn tất đúng nghĩa, khiến cho nợ ngoại trái càng lúc càng nhiều, đời sống người dân thay vì được cải thiện lại càng thêm đói khổ. Năm 1976, chính quyền Gierek lại quyết định tăng giá sinh hoạt một lần nữa. Lần này chính quyền đã chận trước những nơi có khả năng tổ chức cuộc đình công, nên mặc dù công nhân rất bất mãn, nhưng không có cuộc đình công nào xảy ra. Mặc dù tăng giá nhưng chính quyền Gierek vẫn không giải quyết được tình trạng thâm thủng ngân sách, nên đến ngày 1 tháng 7 năm 1980 lại tiếp tục tăng giá thịt và những sản phẩm chế bằng thịt đã làm cho công nhân và dân chúng không còn chịu đựng được nữa. Cuộc đình công phản đối của công nhân tại thành phố Chelm vào ngày 2 tháng 7 năm 1980 đã mở đầu cho một loạt những biến cố đưa đến sự tan rã chế độ cộng sản Ba Lan vào một thập niên sau đó.

II- Những Diễn Biến Chính Trị.

Công Đoàn Đoàn Kết Ra Đời.

Cuộc đình công chống tăng giá thịt của công nhân tại thành phố Chelm đã tác động mạnh mẽ lên các công nhân ở thành phố Gdansk, nằm ở ven biển Baltic. Ngày 14 tháng 8 năm 1980, lấy lý do chống đối việc ban quản trị đã đuổi việc một nữ công nhân phụ trách điều khiển giàn cần trục tự động, công nhân xưởng đóng tàu Lênin tại Gdansk chiếm công trường, tổ chức đình công. Đến ngày 16 tháng 8, công nhân đã tự động thành lập Ủy ban đình công (MKS), nhằm bảo vệ quyền lợi công nhân. Ngày 18, Ủy ban đình công (MKS) đã đưa ra 21 yêu sách đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản Ba Lan phải đáp ứng như công nhận quyền đình công, thừa nhận quyền lập nghiệp đoàn, quyền tự do hội họp... Ngày 22 tháng 8, chính quyền Gierek phải cử một số cán bộ đến thảo luận về những yêu sách của Ủy ban đình công ở Gdansk. Ngày 24 tháng 8, nhằm vận động giới trí thức hậu thuẫn cuộc đấu tranh của công nhân, Ủy ban đình công (MKS) đã thành lập Tiểu ban chuyên môn, mời những người trí thức tham gia với tư cách cố vấn. Ngày 29 tháng 8, công nhân ở hai thành phố Poznan và Shilonsk đình công để ủng hộ cuộc đấu tranh của Ủy ban đình công tại Gdansk. Sau mấy ngày thảo luận và tranh cải về nhiều vấn đề, cuối cùng, đại diện chính quyền Gierek đã ký một thỏa ước với Lech Walesa, đại diện Ủy ban vào ngày 1 tháng 9 năm 1980, đồng ý thực thi 21 yêu sách của Ủy ban như chấp nhận quyền tự do lập nghiệp đoàn, tự do nhóm họp và tự do đình công... Đây là thắng lợi đầu tiên của công nhân Ba Lan, và cũng là một sự kiện hy hữu, vì Ba Lan là quốc gia đầu tiên công nhận sự hoạt động độc lập của một Công đoàn trong các nước Cộng sản vào thời đó. Sự kiện này đã tạo một hình thái đấu tranh mới cho hàng ngũ thanh niên sinh viên Ba Lan, nên ngày 2 tháng 9, Liên Minh Thanh Niên Độc Lập đã được thành lập tại thủ đô Warsaw. Ngày 4 tháng 9, Ủy ban đình công (MKS) đã cải tên thành Công Đoàn Đoàn Kết, bầu Lech Walesa làm Chủ tịch, văn phòng đặt trong xưởng đóng tàu Lênin ở thành phố Gdansk.

Sự ra đời của Công Đoàn Đoàn Kết đã thu hút đông đảo công nhân, trí thức và quần chúng Ba Lan tham gia sau đó. Nó không chỉ là một nghiệp đoàn độc lập ngoài chính quyền mà còn là một phong trào công nhân đòi tự do dân chủ. Khi đó, Đức Hồng Y gốc Ba Lan trở thành Đức Giáo Hoàng John Paul II (1978), vị chủ chăn của Giáo Hội Công Giáo La Mã đã ủng hộ Công Đoàn Liên Đới một cách công khai, khiến cho giới công nhân, quần chúng nhiệt liệt tin tưởng vào thế đấu tranh chính nghĩa của Công Đoàn Đoàn Kết. Nhờ vậy mà trong giai đoạn đầu của thập niên 80, số thành viên tham gia Công Đoàn lên đến gần 1/3 dân số, trở thành một lực lượng chính trị đáng kể.

Sự kiện nhà cầm quyền Cộng sản Ba Lan công nhận tính hợp pháp của Công Đoàn Đoàn Kết đã là biến cố lớn, tạo sự quan tâm cho Hoa Kỳ và các nước Tây phương. Nhưng vì lo ngại phản ứng đàn áp của Liên Xô, nên các nước Tây phương, đặc biệt Tổng Thống Jimmy Carter (1976-1980) của Hoa Kỳ giữ thái độ im lặng, coi đây là vấn đề nội bộ của Ba Lan. Nhưng Chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Hoa Kỳ vào thời đó là ông Kerlend, chủ trương Hoa Kỳ phải lên tiếng ủng hộ để ngăn ngừa sự đàn áp của Liên Xô và thành lập một quỹ trị giá 250 ngàn Mỹ kim để hỗ trợ các hoạt động của Công Đoàn. Lúc đầu, chính quyền Hoa Kỳ sợ Liên Xô khó chịu nên tìm mọi cách ngăn cản nỗ lực này của ông Kerlend. Nhưng Kerlend cương quyết tiến hành, và tuyên bố không đồng ý quan điểm của Tổng thống Carter về vấn đề Ba Lan. Lúc đó, Tổng thống Carter đang ở trong cuộc chạy đua ghế Tổng Thống nhiệm kỳ thứ 2 với đại diện của đảng Cộng Hòa là ứng cử viên Reagan nên không muốn làm phật lòng Tổng Liên Đoàn Lao Động Hoa Kỳ, nên phải chỉ thị cho Bộ ngoại giao ngầm hỗ trợ Chủ tịch Kerlend giúp đỡ tài chánh cho Công Đoàn qua ngả sứ quán Hoa Kỳ tại thủ đô Warsaw. Bộ Trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã gặp đại sứ Liên Xô tại Hoa Thịnh Đốn, thông báo về việc thành lập quỹ giúp cho Công Đoàn, nhưng cho biết là chính phủ Hoa Kỳ không liên hệ với Tổng Liên Đoàn Lao Động.

Ngày 26 tháng 9 năm 1980, trong buổi họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, chính quyền Carter đã thảo luận về vấn đề Tổng Liên Đoàn Lao Động Hoa Kỳ giúp Công Đoàn Đoàn Kết, và đề cập đến việc yêu cầu các Nghiệp đoàn của Tổng Liên Đoàn không nên tổ chức rầm rộ vấn đề này, vì sợ ảnh hưởng vào nguyên tắc ngoại giao là can thiệp nội bộ chính quyền khác. Song song, Tổng thống Carter cho lệnh theo dõi phản ứng của Liên Xô đối với sự ra đời của Công Đoàn Đoàn Kết. Theo báo cáo của Cơ Quan Tình Báo CIA gửi cho Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ vào thời đó, thì từ đầu mùa thu năm 1980, Hồng Quân Liên Xô đã được lệnh di chuyển về phía biên giới Ba Lan, trong tư thế sẵn sàng ứng chiến. Để ngăn cản cuộc tiến quân của Liên Xô vào Ba Lan, Tổng Thống Carter và Hội Đồng An Ninh Quốc Gia chọn giải pháp tăng cường việc yểm trợ quân sự cho Trung Cộng, để đánh lạc hướng Liên Xô. Nhưng chỉ thị chưa thi hành thì Tổng thống Carter thất cử. Sau khi Tổng thống Reagan lên cầm quyền, cơ quan CIA đã báo cáo rằng, có thể Liên Xô sẽ hỗ trợ cho đảng Cộng sản Ba Lan áp dụng biện pháp mạnh để đàn áp Công Đoàn Đoàn Kết.

Công Đoàn Đoàn Kết Bị Đàn Áp.

Ngày 14 tháng 9 năm 1980, Trung ương đảng Công Nhân Thống Nhất Ba Lan (PUWP) đã buộc Edward Gierek từ chức trách vụ Thủ tướng, đề cử Kania lên thay thế. Nhưng Thủ tướng Kania không ổn định được tình hình, nên đến tháng 2 năm 1981, Trung ương đảng đề cử Wojciech Jaruzelski, thuộc phe giáo điều lên làm Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng. Sau khi lên cầm quyền, Jaruzelski đã lập ra Hội đồng Quân sự Cứu quốc gồm 20 tướng lãnh (cơ chế này không quy định trong hiến pháp) do mình làm chủ tịch, với mục đích ngăn ngừa đảo chánh và ổn định tình hình. Ngày 13 tháng 12 năm 1981, Jaruzelski đã ban hành lệnh "thiết quân luật" trên toàn quốc. Theo lệnh này, Jaruzelski cho đóng cửa biên giới, cấm phát hành sách báo, cấm mọi cuộc đình công, biểu tình và cấm dân chúng rời nhà ban đêm.

Thủ tướng Wojciech Jaruzelski không những ra lệnh đóng cửa các trụ sở của Công Đoàn; bắt giam Lech Walesa cùng bộ tham mưu của ông lúc đó là những nhân vật tên tuổi như Adam Michnik, Luật sư Tadeusz Mazowieckj, Sử gia Bronislaw Geremek mà còn quản thúc cựu Thủ tướng Edward Girerek và những cán bộ đảng viên có liên hệ đến việc chấp nhận 21 yêu sách của Công Đoàn Đoàn Kết vào năm 1980. Mặc dù Lech Walesa bị bắt và các cơ sở bị trù dập, nhưng nhờ sự hỗ trợ của Giáo Hội Công Giáo nên Công Đoàn vẫn tiếp tục hoạt động, đặc biệt là công nhân xưởng đóng tàu ở Gdansk và công nhân hầm mỏ ở thành phố Shilonsk đã vũ trang chống lại lực lượng cảnh sát và quân đội khiến cho 9 người bị thiệt mạng vào thời gian đó. Đến ngày 9 tháng 10 năm 1982, chính quyền Jaruzelski đã đặt Công Đoàn Đoàn Kết ra ngoài vòng pháp luật. Trong khi đó, để chống lại lệnh thiết quân lực và sự đàn áp Công Đoàn Đoàn Kết của chính quyền Jaruzelski, Tổng thống Reagan đã cho triệu hồi đại sứ Hoa Kỳ tại Ba Lan về nước, và công bố cấm vận kinh tế Ba Lan vào ngày 24 tháng 12 năm 1981. Sau đó, Hoa Kỳ đã kêu gọi Nhật Bản và các nước Tây phương quyết định tương tự như Hoa Kỳ để bảo vệ Công Đoàn Đoàn Kết. Ngày 2 tháng 9 năm 1982, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia của Hoa Kỳ đã đưa ra chính sách mới về Đông Âu, với mục tiêu giúp cho các nước này tiếp cận với Tây Âu để tách khỏi sự chi phối của Liên Xô. Chính sách này có những điểm chính như: 1) Đặt khoảng cách ngoại giao đối với Liên Xô, giúp đỡ ngoại giao cho những nước có ý hướng muốn độc lập khỏi Liên Xô; 2) Giúp đỡ đặc biệt cho những chính phủ nào có chính sách tôn trọng nhân quyền, chấp nhận đa nguyên, tự do kinh tế bằng cách giúp gia nhập IMF, hưởng quy chế tối huệ quốc, vay mượn tiền từ các định chế tài chánh Quốc tế dễ dàng.

Lúc đầu Hoa Kỳ lo sợ Liên Xô sẽ đưa quân vào Ba Lan nên Tòa Bạch -c đã phải suy nghĩ giải pháp đối phó. Theo tài liệu phân tích của Không Lực Hoa Kỳ ngày 25 tháng 1 năm 1982, dưới tên: Sự Tin Tưởng Của Cơ Cấu Warsaw nhìn từ Liên Xô, đã viết rằng: "đối với Liên Xô, nguy cơ Ba Lan là một thách đố về sức mạnh quân sự của khối Warsaw". Lúc đó, Hoa Kỳ nghĩ rằng Liên Xô sẽ đem quân vào Ba Lan, nhưng hai tháng sau, ngày 25 tháng 3 năm 1982, cơ quan CIA đã đưa ra bản phân tích có nội dung khác với tài liệu phân tích của Không Lực Hoa Kỳ. Bản phân tích của CIA cho rằng Liên Xô hài lòng về lệnh thiết quân lực và kế hoạch đưa Công Đoàn Đoàn Kết ra khỏi vòng pháp luật của chính quyền Jaruzelski, nên Liên Xô sẽ không đem quân vào Ba Lan. Với sự phân tích của cơ quan CIA, Tổng thống Reagan bớt lo sợ Liên Xô đưa quân vào Ba Lan nên đã tăng cường các áp lực cho đến khi chính quyền Jaruzelski rút lại lệnh thiết quân luật. Nhờ những áp lực của các quốc gia Tây Phương và của tòa thánh Vatican, Thủ tướng Wojciech Jaruzelski đã phải chấm dứt lệnh "thiết quân luật" vào tháng 12 năm 1982 và ra lệnh phóng thích Walesa cùng các thành phần lãnh đạo Công Đoàn. Tuy nhiên, vì hạ tầng cơ sở bị tê liệt do sự khủng bố của cơ quan mật vụ, hoạt động của Công Đoàn Đoàn Kết từ đó trở nên suy yếu. Mặc dù uy tín cá nhân của Walesa tăng lên và được Hàn Lâm Viện Thụy Điển trao Giải Nobel Hòa Bình năm 1983, nhưng ông đã không lấy lại được khí thế của Công Đoàn, khiến cho hơn một nửa thành viên ngưng hoạt động hoặc xa lánh Công Đoàn vào những năm kế tiếp. Nhất là vào năm 1987, khi đảng Cộng sản Ba Lan tung ra chính sách mua chuộc, dụ dỗ và trả tự do cho những người bị chế độ bỏ tù vì có liên quan đến Công Đoàn Đoàn Kết trước đó, tiềm lực của Cộng Đoàn suy giảm.

Nhưng Lech Walesa và bộ tham mưu của Công Đoàn Đoàn Kết đã không bỏ cuộc. Tháng 5 năm 1987, Công Đoàn lại tổ chức cuộc đình công đòi chính quyền Jaruzelski tái công nhận các quyền tự do mà chính quyền Gierek trước đây chấp thuận, nhưng đã bị đàn áp một cách dã man hơn các lần trước, khiến Lech Walesa phải tuyên bố ngưng cuộc đình công. Hành động này của Walesa đã tạo ra sự bất mãn của một số nhân vật lãnh đạo Công Đoàn ở các địa phương. Họ cho rằng Walesa quá sợ Cộng sản và đòi truất phế ông ta. Đây là giai đoạn bi đát nhất của Lech Walesa vì nội bộ Công Đoàn Đoàn Kết bị phân rã cùng với chính sách mua chuộc của đảng Cộng sản, khiến cho Walesa không còn khả năng kiểm soát và điều động Công Đoàn một cách nhất thống như trước.

Trang : 1 2 3 4 5
*
***
*

VOV - Bình luận
Hồng quân Liên Xô cắm cờ trên nóc trụ sở Quốc hội Đức ở Berlin ngày 2/5/1945 ... và điều quan trọng là hồng quân Liên Xô đã chặn đứng quân đội phát-xít Đức, ...www.vovnews.vn/?page=109&nid=12179

Stalin - Ho, 50 nam: Lich su tai dien (Minh Vo)
Hồng quân Liên Xô đem xe tăng thiết giáp dẹp tắt cuộc vùng dậy của nhân dân Ba Lan tại Poznan (tháng 6) và của nhân dân Hungary tại Budapest do thủ tướng CS ...www.thienlybuutoa.org/Misc/Stalin-Ho-50NamLichSuTaiDien.htm

BBC Vietnamese
... lực lượng của phát-xít Đức ở Pháp còn rất mạnh dù Đức đã bắt đầu thất bại ở chiến trường phía Đông trước sức tấn công mãnh liệt của Hồng Quân Liên Xô. ...www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2004/06/040601_dday1.shtml

Xét L?i Ti?m L?c C?a Ngu?i Qu?c Gia và Vai Trò C?a Công Nhân Cung ...
... màn sắc có ủng hộ thì vẫn trong thái độ dè dặt vì còn qúa sợ hãi sau vụ Hồng Quân Liên Xô đàn áp ở Hung-Gia -Lợi vào năm 1956 và năm 1968, ở Tiệp Khắc. ...www.daivietquocdandang.com/xetlaitiemluc.htm

DCVOnline - Thoát ách phát xít lại rơi vào ách cộng sản
Khi Hồng Quân Liên Xô đánh lui quân Đức và tiến đến gần Vácsava, những người kháng chiến Ba Lan thấy Hồng Quân đã đến cửa ngõ Vácsava bèn nổi lên đánh trả ...www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=175

Welcome to Take2Tango.com
Sau khi Hồng quân Liên xô vào Tiệp khắc. - Tại sao Hồng quân Liên xô vào đất Tiệp? - Vì nhân dân Tiệp khắc yêu cầu. - Sao họ ở lại lâu thế? ...www.vietexpress.take2tango.com/News.aspx?NewsID=3271

quan doi nhan dan giai phong TQ
... còn hai quân đoàn khác ở quân khu Lan Châu có nhiệm vụ chận đứng hướng tấn công qua sa mạc của Hồng Quân Liên Xô. Tuy nhiên, mặc dầu có những cố gắng, ...www.shcd.de/VTVN/vtvn_03/quan%20doi%20nhan%20dan%20giai%20phong%20TQ.html

Ðặc Trưng - Bài Viết
Cái mùa xuân hy vọng của tuổi trẻ Prague chưa kịp nhú lên thì đã bị xích sắt xe tăng của Hồng quân Liên Xô đè dập nát khi tiến vào Prague, trên những dường ...dactrung.net/baiviet/noidung.aspx?BaiID=Wl6LYGynCJmSRBuQIWLlag%3D%3D

Aucun commentaire: