Tháng Tư Đen, trở lại vấn đề :
VIỆT-NAM ĐỔI MỚI & HÒA GIẢI HÒA HỢP
ĐINH LÂM THANH
Article Index
Tháng Tư Đen, trở lại vấn đề : Page 2 Page 3 Page 4 Page 5 Page 6
Nhiều người đi du lịch về thường nói rằng Việt Nam lúc nầy hoàn toàn đổi mới, đôi lúc còn hết lời ca tụng thành quả của chính quyền Cọng sản đã thực hiện trong những năm vừa qua. Nghe một cách khách quan thì có phần đúng nhưng thiết nghĩ chúng ta cần phải nhìn một vài khía cạnh khác của những gì gọi là đổi mới do tập đoàn Cọng sản đã thực hiện để có một kết luận vui hay buồn ?
Chúng ta không thể căn cứ vào hạ tầng cơ sở đã xây dựng trong các thành phố lớn cũng như xem những cuốn phim vidéo thương mãi, trong đó giới thiệu nào là khách sạn cao từng, khu nhà ở sang trọng, 1001 kiểu ăn chơi, nơi du dịch vừa khai trương đến những món ăn quyến rũ đặc sản ba miền để mời gọi Việt kiều về thăm quê hương, rồi kết luận một cách vội vàng và hời hợt rằng nhờ chế độ Cọng sản, Việt Nam ngày nay đã trở thành thiên đường hạ giới.
Chúng tôi đã tiếp xúc khá nhiều khách du lịch về từ Việt Nam, trong đó đa số là Việt kiều và một ít người ngoại quốc. Khi được hỏi về nếp sống hiện tại ở quê nhà, câu trả lời của những người nước ngoài đều giống nhau : Họ không trở lại lần thứ hai và giải thích rằng, mục đích đến Việt Nam vừa du lịch vừa dụng ý tìm lại những dấu tích kỷ niệm những nơi mà con, chồng, cha, ông họ đã chiến đấu, tù tội hoặc bỏ mình trong các cuộc chiến vừa qua. Họ đến đây một lần như để chia sẻ những nỗi đau buồn tủi nhục của người đã góp mồ hôi xương máu bảo vệ tự do cho một đồng minh. Nhưng họ hoàn toàn thất vọng. Lý do rõ ràng nhất, chính quyền Việt Nam ở đây không có tình người và thiếu hẳn sự tôn trọng tối thiểu đối với du khách, hơn nữa còn lợi dụng xương máu những người chết để làm tiền kẻ sống. Trên các chặng đường tham quan, cán bộ tuyên truyền chế độ thường nhân cơ hội để lồng vào những thành tích vẻ vang đấu tranh, chiến thắng thần thánh và đôi lúc huênh hoang khoe khoang tới độ thiếu liêm sỉ bằng cách dẫn khách du lịch, bà con thân nhân của nạn nhân thăm viếng các bảo tàng viện trưng bày những cái gọi là tội ác do con chồng cha ông họ đã gây ra ! Ngoài ra khách du lịch còn được dẫn đi xem các hố bom, bãi mìn còn sót lại trong thời kỳ chiến tranh, các hậu quả do Mỹ và VNCH để lại với những lời thuyết minh còn sặc mùi máu căm thù. Tiếp đến du khách còn bị đưa đến các hang ổ, địa đạo do chúng dựng lên rồi kiêu hãnh và trắng trợn cho biết rằng nơi đây đã giết được hàng trăm hàng ngàn tên ‘giặc’! Đứng trước những dấu tích ngày xưa, thân nhân của những người đã nằm xuống tại đây không được một lời an ủi chia buồn mà còn bị những con người không có trái tim, huênh hoang trên xương máu người chết để hưởng lợi.
Trên quả đất nầy không có nơi nào ngu si tàn nhẫn và vô nhân đạo hơn chế độ Cọng sản Hà Nội, dù là những bộ lạc trong các rừng rậm còn ăn lông ở lỗ nhưng họ cũng biết xử sự một chút tình người khi đối diện với những kẻ đang đau khổ trong lúc họ đến du lịch tham quan.
Theo thống kê, mỗi năm có hàng triệu người du lịch đến Việt Nam, nhưng tỷ lệ Việt kiều về thăm gia đình chiếm đại đa số, có thể đến chín mươi phần trăm. Tính lượng Việt kiều về để nâng tổng số khách gọi là du lịch lên thật cao thì không đúng. Nếu không còn thân nhân tại Việt Nam, chắc chắn chẳng bao giờ thấy cảnh Việt kiều sắp hàng mua visa về thăm bà con trong các dịp hè hoặc Tết âm lịch. Việt kiều trở lại quê hương hàng năm không hẳn là đi du lịch mà mục đích kết chặt thân tình với gia đình bà con bạn bè và nhân cơ hội giúp đỡ một ít tài chánh cho họ hàng ruột thịt. Gần triệu người đã mang trực tiếp về một số ngoại tệ khổng lồ nhưng trước sau gì cũng chui vào túi nhà nước. Mặc dù sau đó tiền sẽ chạy ngược ra xứ ngoài, biết vậy, nhưng phải chấp nhận vì thân nhân trong nước cần phương tiện để sống. Bất cứ ai về thăm quê hương cũng là một điều rất tốt, chỉ đáng tiếc, một số đông sau những chuyến về Việt Nam đều nức nở khen rằng, quê hương bây giờ đã đổi mới, vui lắm khá lắm. Đôi lúc còn khuyên tất cả nên về thiên đường để tận hưởng những thú ăn chơi do Cọng sản kinh doanh. Đi đến đâu cũng thấy lầu đài, khách sạn, nhà hàng, quán ăn, vũ trường, tắm hơi, bia ôm, động đĩ… Chỉ cần lon bia là tự do ôm gái thả giàn, một tô phở dư sức ngủ bất cứ với ai, vào quán vào tiệm là máy lạnh chạy suốt ngày, làm vua một đêm trong khách sạn chỉ bằng lương một buổi. Tấm tắc khen rồi kết luận, dưới chế độ Cọng sản bây giờ đã đổi mới rất nhiều chứ không còn quê mùa buồn tẻ như ngày trước ! Mới nghe qua tưởng chừng đúng với những gì đang xảy ra tại thủ đô, các thành phố cũng như quận lỵ, nhưng nghĩ lại thì thấy lòng mình quặn đau và đôi lúc tưởng chừng như có một cái gì xuyên qua lồng ngực. Việt kiều trở lại du lịch trên quê hương mình để có dịp thăm viếng và giúp đỡ gia đình là việc cần khuyên khích, nhưng với lối nhìn một chiều, vô tình và hời hợt như một người nước ngoài thì đáng buồn thật.
Du lịch đến một xứ nào du khách có thể thấy ngay trình độ văn minh giàu sang của dân chúng qua các phượng tiện sinh sống cũng như những cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống con người từ giàu có trong các thành phố đến tận giai cấp nghèo khó ở thôn quê. Nhưng đối với Việt Nam, nếu dựa vào các phương tiện căn bản hạ tầng để đánh giá sự giàu sang của trên tám chục triệu dân chúng thì đó là một điều lầm lẫm. Sự giàu sang tại đây thực chất dành cho giới thống trị của tập đoàn Cọng sản nắm quyền và một số người xu thời cấu kết với giới lãnh đạo để tận tình bóc lột dân nghèo. Không vơ đũa cả nắm, trong số người giàu có hiện tại cũng phải kể đến những người đã bỏ công sức làm ăn góp gió thành bão, những người có nguồn thu nhập lương thiện hay những thân nhân của một số Việt kiều, nhưng tính cho kỹ số người nầy chỉ là một lượng thật khiêm nhượng trong tổng số tỷ phú ‘đỏ’ đang tràn ngập từ hang cùng ngõ hẻm đến trung tâm thủ đô Hà Nội.
Chúng tôi nghe có người khen rằng, Việt Nam ngày nay, điện đã kéo đến tận các làng xã xa xôi, truyền thanh truyền hình về tới từng thôn xóm. Nhưng họ quên rằng các phương tiện nầy đã có từ trước năm 1975. Thật vậy những phương tiện phục vụ quần chúng nông thôn dưới thời Việt Nam Cọng Hòa vừa đưa đến đâu thì Việt cọng phá hoại liền sau đó. Ra khỏi khu vực chung quanh thành phố quận lỵ vài ba cây số, các trạm biến điện bị đặt chất nổ, cột trụ thì cắt dây. Cầu cống đường sá vừa đắp trong ngày, tối đến chúng đặt mìn giật sập. Nếu so sánh những gì có được ngày hôm nay với hoàn cảnh Việt Nam sau thời kỳ chấm dứt chiến tranh 1975 thì thấy có nhiều thay đổi. Hoặc không nói đâu xa, giữa Việt Nam Cọng sản năm mười năm về trước với thực tại ngày hôm nay thì thật đúng. Nhưng phải nhớ điều nầy, không thể đem tình trạng đất nước giữa hai thời điểm, trước năm 1975 và ngày nay để so sánh với nhau. Một miền Nam trong chiến tranh loạn lạc, kẻ thù phá hoại quanh năm từ thành thị đến thôn quê, tất cả nguồn nhân lực vật tài lực đều phải tập trung để chống nội thù thì không thể so sánh với một miền Nam ngày nay, sau hơn ba mươi năm chấm dứt chiến tranh hoà bình được vãn hồi. Tiền rừng bạc biển của miền Nam cọng thêm hàng trăm tỷ dollars từ ngoài đổ vào thì những gì đổi mới của Cọng sản ngày hôm nay chỉ là hạt cát nhỏ xíu trên sa mạc. Thử tính nhẩm xem trên ba mươi năm hòa bình, nếu chính quyền không tham nhũng, không vơ vét đưa về Bắc, không trả nợ Nga Tàu, không chuyển ra nước ngoài mà nhà nước chỉ cần xử dụng một phần nhỏ để kiến thiết đất nước phục vụ dân chúng thì quê hương Việt nam ngày nay đã trở nên giàu mạnh gấp bao nhiêu lần so với các quốc gia lân cận. Phi luật Tân, Thái lan, Mã Lai thường ước mơ mười lăm tỷ dollars để phát triển xứ họ thành một quốc gia tân tiến hiện đại nhưng không đào đâu ra, trong lúc Việt nam có sẵn trong tay gần một trăm tỷ do Việt kiều gởi về dưới hình thức chui cũng như chính thức trở thành mây khói. Trong khi đó hạ tầng cơ sở xây dựng được tại Việt Nam đều do tiền viện trợ hoặc vay mượn quốc tế !
Tháng Tư Đen, trở lại vấn đề :
vendredi 22 juin 2007
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire