samedi 30 juin 2007

Hiệp định Paris 27/1/1973: yêu cầu LHQ cứu xét


Hiệp định Paris 27/1/1973






Hong Kong kỷ niệm 10 năm về với TQ

30 Tháng 6 2007 - Cập nhật 10h04 GMT

Hong Kong kỷ niệm 10 năm về với TQ


Ông Hồ Cẩm Đào duyệt đội danh dự ở Hong Kong
Lễ diễu binh và lễ trao tặng một cặp gấu panda đã mở đầu cho các sự kiện đánh dấu 10 năm Hong Kong được Anh trao trả cho Trung Quốc.
Trong sự lo ngại về tương lai dân chủ của hòn đảo, Hong Kong trở về với Đại Lục vào đêm 30/6/1997 sau hơn 150 năm nằm dưới sự kiểm soát của Anh.

Trong chuyến thăm Hong Kong lần đầu tiên trên cương vị Chủ tịch, ông Hồ Cẩm Đào đã duyệt đội danh dự của lãnh thổ.

Bắc Kinh cũng gửi tặng một cặp gấu panda.

Ông Hồ cũng sẽ tham dự một buổi tiệc chiêu đãi chiều tối thứ bảy.

Ngày chủ nhật, ông sẽ chứng kiến lễ tuyên thệ nhậm chức của nội các của Trưởng đặc khu Donald Tsang.

Nhưng ông sẽ rời hòn đảo trước khi diễn ra cuộc tuần hành ủng hộ dân chủ vào chiều chủ nhật.

Tới Hong Kong hôm thứ sáu, ông Hồ Cẩm Đào ca ngợi người dân Hong Kong vì sự nỗ lực của họ và bày tỏ sự tin tưởng vào hòn đảo.

Ông đã tránh một số buổi biểu tình kêu gọi dân chủ toàn diện cho hòn đảo.

Tại một buổi biểu tình, nhà lập pháp ủng hộ dân chủ Leung Kwok-hung đã đốt một bức chân dung của ông Hồ và kêu gọi việc thả tù nhân chính trị ở Trung Quốc.

Pháo hoa và Đặng Tiểu Bình


Hong Kong vẫn giữ bản sắc Anh

Hai chú gấu panda đã thu hút sự hiếu kỳ của đông đảo người xem tại nơi ở mới của chúng tại trung tâm giải trí Ocean Park.

Pháo hoa sẽ rực sáng trên bầu trời Hong Kong và một chương trình gala sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Hong Kong, vốn được xây dựng cho lễ trao trả cách đây đúng 10 năm.

Một lễ múa rồng với sự tham gia của khoảng 10 nghìn thanh niên cũng sẽ diễn ra.

Nhiều lễ hội carnival được tổ chức trên các đường phố, và nhiều bữa tiệc diễn ra thâu đêm tại các câu lạc bộ và quán bar khắp thành phố.

Ông Hồ đã chơi bóng bàn để báo chí chụp ảnh và tới thăm nhà một số người dân Hong Kong. Một buổi nhảy dù đã bị hoãn lại do thời tiết xấu.

Một món quà khác cũng được gửi từ Trung Quốc tới. Đó là tượng sáp của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, người chứng kiến sự chuyển giao Hong Kong từ tay Anh sang Trung Quốc.

Bức tượng hiện diện trong một khu trung tâm mua sắm.

Phóng viên BBC Jill McGivering tại Hong Kong nói rằng, đối với Bắc Kinh, việc trao trả Hong Kong là một thời khắc tự hào của sự đoàn kết dân tộc.

Chính quyền Trung Quốc cũng muốn chứng tỏ với thế giới rằng sự thử nghiệm chính trị “một đất nước, hai chế độ” đã thành công.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2007/06/070630_hongkong10years.shtml

Thực đơn khó nhằn tại “hội nghị tôm hùm”

30 Tháng 6 2007 - Cập nhật 12h12 GMT

Thực đơn khó nhằn tại “hội nghị tôm hùm”


Kennebunkport chào đón nồng nhiệt Putin
Cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ và Nga sắp tới được mệnh danh là "cuộc gặp thượng đỉnh tôm hùm".
Tôm hùm là loại hải sản được ưa chuộng tại Kennebunkport – một trị trấn nhỏ bên bờ biển Maine và cũng là nơi nghỉ dưỡng mùa hè của Bush cha.

Nay thì đó là nơi gặp gỡ và thảo luận giữa con trai ông và Vladimir Putin.

Tuy nhiên, thực đơn các vấn đề sẽ được hai vị lãnh đạo thảo luận sẽ rất khó nhằn: lá chắn tên lửa; Kosovo; cải cách dân chủ; và phương cách đối phó với Iran.

Đó chỉ là một số những vấn đề gai góc giữa hai nước, vốn đã gây những bất đồng.

Nhưng tại sao lại là Kennebunkport? Chả là, Tổng thống Putin đang trên tường tới Guatemala và người Nga gợi ý rằng đó là thời điểm tốt để ngồi lại bàn thảo.

Tổng thống Bush phản ứng một cách tích cực và nghĩ rằng nơi nghỉ của cha ông có thể là một nơi lý tưởng cho các cuộc thảo luận không chính thức, hay nói một cách khác, đó là tránh xa Nhà Trắng và sự dòm ngó của các phương tiện truyền thông.

Tính toán sai lầm?

Quan chức Mỹ muốn tránh những lời phát biểu mang đầy vẻ Chiến tranh Lạnh từ Tổng thống Putin. Họ muốn hai vị lãnh đạo giải quyết những khác biệt một cách riêng tư.

Đối với Tổng thống Bush, đó là một cơ hội nữa để nhìn vào “tâm hồn” ông Putin.

Tại cuộc gặp đầu tiên hồi tháng Sáu 2001, ông nói một câu nổi tiếng: "Tôi nhìn vào mắt người đàn ông này. Tôi thấy ông là người thẳng thắn và đáng tin cậy… Tôi có thể có được cảm nhận về tâm hồn của ông”.

Nhưng giờ thì dường như đó có vẻ là một tính toán sai lầm. Liệu giờ Tổng thống Mỹ có thể nhìn thấu hơn phần tối hơn của một cựu sĩ quan KGB?


Khu nghĩ dưỡng tách hẳn với thế giới Nhà Trắng

Những phát biểu nhằm vào Mỹ gần đây của ông Putin đã khiến Washington cảnh giác.

Đầu tiên, đó là sự so sánh không cân xứng chính sách đối ngoại của Mỹ với the Third Reich (Đức Quốc xã), sự chỉ trích cuộc chiến Iraq và sự đe dọa sẽ chĩa tên lửa Nga vào các nước châu Âu nếu Mỹ đặt các lá chắn tên lửa ở Cộng hòa Czech và Ba Lan.

Đáp lại, ông Bush chỉ trích Matxcơva các vấn đề về dân chủ.

Cơ hội

Hội nghị thượng đỉnh G8 ở Đức chứng kiến cả hai vị lãnh đạo tìm cách ngăn chặn sự bất đồng lún sâu.

Tổng thống Putin dường như muốn ông Bush ngạc nhiên bằng việc đề nghị cho Mỹ sử dụng một căn cứ radar cũ kỹ của Nga ở Azerbaijan để lập lá chắn phòng thủ tên lửa.

Rõ ràng người Nga thấy đó là một sự lựa chọn cho các địa điểm ở Đông Âu – vốn từng là một phần của Liên bang Xô Viết.


Sự hiện diện của Bush cha là một điểm cộng

Tổng thống Bush coi đó là một cơ hội hợp tác.

Tại Kennebunkport, ông sẽ lặp lại đề nghị để cho các chuyên gia Nga và Mỹ ngồi lại bàn thảo tìm ra giải pháp.

Nhưng có lẽ cũng không nên kỳ vọng vào bất cứ một sự đột phá nào vào vấn đề phòng thủ tên lửa hay ảnh hưởng của nó đối những vấn đề khác.

Quan chức Mỹ đã nhấn mạnh rằng không nhiều khả năng sẽ có “một thông báo lớn”.

Đó dường như là một sự thừa nhận rằng Mỹ vẫn đang tìm cách đối phó với một nước Nga ngày càng quyết đoán. Nhưng ngoại giao là một con đường duy nhất để giải quyết.

Có lẽ sự hiện diện của Bush cha sẽ giúp Bush con học một vài chiêu trên mặt trận đó.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2007/06/070630_putinbushmeeting.shtml

Video: Nguyễn Minh Triết in USA

Nguyễn Minh Triết in USA

Lao Ho

Chúng tôi vừa nhận được video Nguyễn Minh Triết in USA. Xin cống hiến cùng bạn đọc. Xin vào trang trong và bấm vào link để xem.
Xin bấm vào đây để xem Video Nguyễn Minh Triết in USA


http://www.vietnamexodus.org/vne/modules.php?name=News&file=article&sid=2099

Putin Gặp Bush Bàn Phi Đạn, Độc Lập Kosovo, Đối Đầu Iran

Putin Gặp Bush Bàn Phi Đạn, Độc Lập Kosovo, Đối Đầu Iran
Việt Báo Thứ Bảy, 6/30/2007, 12:02:00 AM

KENNENBUNKPORT - TT Bush dự định dành nguyên ngày nghỉ ngơi tại cơ ngơi của thân phụ ở tiểu bang Maine để chơi thuyền và câu cá - qua ngày chủ nhật, ông tiếp đón TT Nga tại đây. Phát ngôn viên của Điện Kremlinh tuyên bố: cac điều kiện thoải mái sẽ giúp 2 nhà lãnh đạo thảo luận hàng loạt vấn đề quan trọng.

Cac đề tài chính trong nghị trình được biết gồm: kế hoạch lá chắn chống phi đạn, tương lai Kosovo và phương hướng giải quyết cuộc đối đầu Iran với chương trình uranium … Phát ngôn viên Dmitry Peskov nói 2 vị nguyên thủ có cac quan hệ làm việc tốt đẹp với tình bạn cởi mở - nhưng, tình bạn có giới hạn, vì sau cùng ai cũng phải bảo vệ quyền lợi của đất nươc mình.

http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=3&nid=110322

Tinh thần tự do sáng tác trong giới làm văn học miền Nam

Tinh thần tự do sáng tác trong giới làm văn học miền Nam

Nguyễn Văn Lục

Mai Thảo (1927-1998)
Nguồn: www.vietbay.com

Muốn đánh giá đúng mức văn học miền Nam, nguời ta không thể bỏ qua yếu tố chính trị đã phân ly hai miền Nam Bắc. Miền Nam và mảng văn học ấy mang sắc thái đặc thù cá biệt dựa trên một chính thể pháp định, có tự do của con nguời. Tự do dân chủ, tự do tư tưởng dẫn đường đưa đến có tự do sáng tác.

Tôi muốn khẳng định điều ấy trong bài viết này.

Chế độ dân chủ miền Nam, dù là thứ dân chủ còn chập chững do còn những giới hạn, nó vẫn khác hẳn một chế độ độc tài toàn trị.

Nguời ta vẫn có thể viện cớ miền Nam có chế độ kiểm duyệt báo chí, nhất là ở duới thời đệ nhị cộng hòa để phản bác cho rằng rằng đó là một chế độ độc tài. Cũng không hẳn là không đúng, nhung xét cho cùng đó là một thứ tự do có giới hạn, một thứ dân chủ còn vỡ lòng, một thứ “độc tài êm dịu”.

Thứ độc tài êm dịu đó, sống chung thì khó chịu. Nhưng nay nhìn lại, so sánh thì chỉ cho thấy những dấu hiệu tích cực, tiêu biểu mà có thể nhiều người, ngay chính người viết trước đây đã không nhìn thấy được .

Thật vậy, khi nhìn lại nền văn học ấy cho thấy phần lớn các nhà văn đều có gốc công chức hay quân đội và nhất là giáo chức Trung Học và Đại Học.

Thử hỏi họ đã viết và sáng tác trong hoàn cảnh nào? Điều gì đã thúc đẩy họ để lại một di sản văn học tầm cỡ như thế? Một thế hệ nhà văn, một dòng văn học đa dạng, đa nguyên và đầy tính nhân bản? Đã đến lúc cần xới lại lòng tự hào, niềm kiêu hãnh nơi họ vốn đã bị phủ bởi một lớp bụi mù chính trị áp đặt oan uổng. Họ mất niềm tin nơi họ. Nói chi đến lớp độc giả dần dần cũng quên họ.

Các nhà văn quân đội như Thế Uyên, Lê Tất Điều, Thảo Trường, Phan Lạc Tiếp, Phan Nhật Nam sáng tác trong hoàn cảnh nào? Có bao giờ đơn vị truởng hạch hỏi, phê phán về việc viết lách của họ không? Họ có bị trù ếm không cho lên lon, lên chức chăng chỉ vì việc sáng tác không đúng đuờng lối, chính sách?

Chúng ta vẫn biết rằng viết một cuốn truyện là chấp nhận những điều rủi ro, rủi ro vì viết chưa tới, rủi ro vì chủ quan của tác giả, ngay cả vì đời chưa nhận ra mình. Cộng với những rủi ro vì bị kiểm duyệt, cắt xén? Nhưng khi Thế Uyên viết truyện Những hạt cát, cuốn truyện đầu tay rồi Những đoạn đuờng chiến binh, anh đã gặp những rủi ro nào về kiểm duyệt? Thảo Truờng với Thử lửa, Chạy trốn, Nguời đàn bà mang thai trên kinh Đồng Tháp, Vuốt Mắt, Chung Cuộc, Lá xanh, Nguời khách lạ trên quê hương. Đã có truyện nào trong số những truyện trên bị cắt mắt, sẻo tai? Mà những truyện anh viết phần lớn mang tính tiêu cực, phản chiến hay trăn trở.

Nói cho cùng ở sở, các anh là sĩ quan, là công chức. Về nhà, các anh đóng vai nhà văn tự do viết, tự do sáng tác? Chúng ta có thể đòi hỏi gì hơn nữa.

Phải thừa nhận sự tự do tư tưởng, tự do sáng tác là điều có thật ở miền Nam. Và chính điều ấy như lực đẩy giúp các nhà văn hình thành được tác phẩm văn học.

Sự tự do sáng tác đã tạo cho mỗi nhà văn một thế giới riêng, chẳng ai giống ai. Văn tùy bút của Võ phiến là bút pháp Võ Phiến không giống với văn phong của Mai Thảo. Cái làm nên Võ Phiến là Võ Phiến, là nhân dạng Võ Phiến không ai bắt chước đuợc. Có cái hồn của Võ Phiến trong đó. Ngay cả nếu có cái dở cũng là cái dở của riêng Võ Phiến.

Mỗi nhà văn là một thế giới, một cõi riêng.

Cái làm nên nhà văn, chính là chỗ ấy. Hay nói như Kafka, sách vở nhà văn phải giống như con tàu phá băng. Nó phá vỡ bên trong, phá vỡ những lối mòn suy tuởng, những cảm nghiệm suy tuởng đã đông cứng. Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Nguyên Sa, Dương Nghiễm Mậu, Quách Thoại đều ít nhiều cho thấy tính khai phá, tinh thần tự do sáng tạo như thế.

Nhà văn phải có tầm vuợt chính mình để vươn lên, để đi xa. Không thể có cao vọng, tầm nhìn xa nếu tự do sáng tạo không có?

Đó là uớc vọng của nguời làm văn học, lúc nào cũng như thể lên đuờng (en route) biết tự không bằng lòng và phủ nhận chính mình. Như thể sắp ra đi. Như thể muốn làm một cái gì mới, cái chưa có mặt, cái chưa định hình, cái en devenir, cái sắp là.

Chưa đuợc thì băn khoăn và trăn trở. Đó là kinh nghiệm sáng tác, làm văn học .

Thao thức trong cuộc hành trình nhân thế, với niềm hy vọng và chán chuờng. Cũng là một kinh nghiệm sáng tác nữa.

Một kinh nghiệm sống (expériences vécues) của việc thai nghén chữ nghĩa. Và ở một lúc nào đó. Bất ngờ. Như một bước nhảy. Chữ nghĩa như một dòng chảy, như suối nguồn, như dọi nắng, như tìm về cội nguồn.

Cho nên cảm nghiệm văn chương mỗi nhà văn, mỗi khác. Mỗi nhà văn, một lối nhìn, một nhân sinh quan.

Đối với nhà văn Mai Thảo, sau những năn tháng ăn nằm với chữ nghĩa thì cảm nghiệm có phần khinh bạc: Hừm, ra cái đếch gì với “Thế giới có triệu điều không hiểu, càng hiểu không ra lúc cuối đời”. Đó là kinh nghiệm cao ngạo. Còn đối với những nhà văn trẻ “nhìn thấy đủ”, “nếm đủ”, “chơi đủ” nên đã thất lạc khi vào đời, nhìn thấy tan vỡ truớc khi nhìn thấy hình thành một cái gì. Đó là kinh nghiệm nếm đủ. Trần Vũ tàn bạo, phung phá, nói đến phát vãng trinh tiết cho bất cứ ai muốn khởi sự là nhà văn. Đó là kinh nghiệm khinh bạc.

Dù là kinh nghiệm gì thì đó cũng là chất liệu như men trong bột, như cánh buớm đập cánh đủ làm nên trận bão, như giọt nuớc làm nên biển cả để nhà văn hình thành thai nghén ra một tác phẩm.

Cho nên, nói như Vũ Hạnh, gọi Dương Nghiễm Mậu là phản động thì tội cho nhà văn quá. Các nhà văn miền Nam, làm gì thì làm, nhưng kỵ nhất làm kẻ tuyên truyền cho bất cứ ý thức hệ nào. Họ “không biết hèn”. Họ khác nguời Cộng Sản và bọn theo đuôi. Chỉ những ai đeo đuổi một chủ nghĩa giáo điều thì mới có thể gán cho nguời khác hai chữ phản động.

Chính vì có tự do suy nghĩ, tự do sáng tạo mà tôi có thể nhìn ra đuợc diện mạo của từng nhà văn, nhà thơ, từng hoạ si, nhạc si và ngay cả tiếng hát của từng ca sĩ. Nguời ta nói đến tiếng hát Thái Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu, Hoàng Oanh, Mai Hương đến Anh Ngọc, Lê Uyên Phương, Elvis Phương và cả Chế Linh.

Chẳng ai giống ai cả, vì không sản sinh từ một lò, một khuôn đúc. Tiếng hát Chế Linh có người chê, nhưng Chế Linh là Chế Linh.

Khác biệt và đa dạng. Đó chính là diện mạo văn học miền Nam. Hay dở, hãy khoan tính. Và nhiều khi không thể đem ra so sánh đuợc. Không ai ngu dại gì đem Chú Tư Cầu hay Nguyệt Đồng Xoài của nhà văn Lê Xuyên so sánh với tác phẩm Cũng Đành, hay Tuổi nước độc của Dương Nghiễm Mậu. Chúng khác xa nhau một trời một vực từ thế giới truyện, nhân vật truyện, văn phong, nội dung truyện và dự phóng của tác giả.

Cho nên dung mạo Văn học miền Nam mang tính ĐA DẠNG. Đa dạng về tác giả, về đề tài, về xu huớng sáng tác, về nguồn cảm hứng, về thể loại.

Chúng ta có thể tự hào về những điều ấy, vì chúng ta không có thứ văn nghệ đồng phục.

Và cái nền văn học ấy đã có một thời trải qua những thử thách về quyền tự do báo chí ở miền Nam vào những ngày tháng chót của VNCH.

Càng thử thách, càng chứng tỏ miền Nam có được tự do sáng tạo bằng chính sự phấn đấu của mình. Không có điều gì cho không, dù đó là dân chủ hay tự do.

Đây một lần nữa chứng minh hùng hồn, mảnh đất miền Nam là đất của tự do.

Vào những năm tháng chót của miền Nam Việt Nam, có 301 linh mục ký tên vào tuyên ngôn 18/6/1974, tuyên ngôn chống tham nhũng, bất công và tệ đoan xã hội để cảnh cáo chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Rồi đến ngày 8/9 cuộc mít tinh của 5000 giáo dân ở Huế để đáp lại lời kêu gọi và đưa ra bản Cáo trạng số 1 tố cáo đích danh TT Nguyễn Văn Thiệu như một người tham nhũng số 1 với 6 truờng hợp điển hình cụ thể, đuợc đọc tại nhà thờ Phủ Cam Huế. Tờ Tin Mừng Hôm nay đua tin nhu sau, LM Nguyễn Kim Bính, quản xứ Phú Cam đa lớn tiếng tuyên bố:" Giờ lịch sử của nguời công giáo đã điểm hôm nay ...Trong khuôn viên này, đã có hằng trăm thánh Tử đạo. Đã đến lúc chúng ta không sợ"

là ... Chế Linh Nguồn: chelinh.com

Bộ Dân Vận chiêu hồi buộc các báo không được đăng bản cáo trạng số 1.

Ngày 12/9, Khoảng 200 đại diện giới báo chí, luật su, văn nghệ sĩ, trí thức đã họp bàn về:" Chính sách bóp nghẹt báo chí của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu". Sau buổi Hội thảo này, nghị viên Hà Thế Ruyệt, một nguời năng nổ, xông xáo, chỗ nào ững có mặt, đại diện cho tờ Sóng Thần đã đốt luật 19/69 và sắc luật 007/72 để tuyên dương quyền tự do ngôn luận.

Sau đó, chỉ có 3 tờ báo Sóng Thần, Điện Tín, Đại Dân Tộc đăng nguyên văn Bản cáo trạng số 1. Báo bị tich thu và truy tố ra tòa
.


Ngày 10/10/1974: Ngày ký giả đi ăn mày.

Để chống lại kiểm duyệt và bóp nghẹt báo chí nên cùng với Ủy ban chống tham nhũng của cha Thanh tổ chức ngày ký giả đi ăn mày. Chúng tôi có đầy đủ những tấm hình này của báo Sóng Thần mà may mắn nay chúng ta còn nguyên vẹn những số báo ấy. Phải ghi nhận các anh chị báo Sóng Thần như Uyên Thao, Lẽ Văn Thiệp, giáo sư Đặng Thị Tám, nhà văn Trùng Dương, ký giả Trần Phong Vũ đã biên tập lại. Những tài liệu ghi lại ở đây đều lấy từ nguồn tài liệu quý báu đó may măn thoát cảnh phần thư 1975.

Chẳng hạn hình Hà Thế Ruyệt đốt báo, hình hàng chục ngàn người biểu tình từ Quốc Hội ra chợ Bến Thành. Hình ảnh Lm Nguyễn Quang Lãm đội nón chống gậy cùng Lm Thanh Lãng và ông Hồ Hữu Tuờng tham gia biểu tình. Cảnh sô sát giữa cảnh sát và dân chúng.

Xem những bức hình đó, không khỏi xúc động về một miền Nam sáp sửa mất vào tay Cộng Sản. Hình như chúng ta đang làm một cuộc tự sát tập thể trước khi chết?


Ngày 31/10/1975: Ngày báo chí và công lý thọ nạn

Có thể nói trong suốt gần 20 năm miền Nam VN, chưa bao giờ có cuộc vận động nhiều giới, nhiều thành phần, tôn giáo, đảng phái đề huề và “vui vẻ” đến như thế. Đây là một cuộc đối đầu giữa đám đông trí thức và một ông Tổng Thống ngang ngạnh và tỏ ra yếu thế, mặc dù có đầy đủ lực luợng Cảnh sát dã chiến.

Trong phiên xử ngày 31/10/1974, có đến 205 luật sư tình nguyện đứng ra biện hộ cho báo Sóng Thần .. Họ ra kháng thư phản đối ông Thiệu ngăn chặn luật sư đến tòa, rồi bị xô đẩy, ném đá như các truờng hợp luật sư Vũ Văn Mẫu, Phan Tấn Chức, Đinh Thạch Bích, Nguyễn Văn Tấn. LM Thanh, một nhân chứng quan trọng nhất thì bị đánh trọng thương khi trên đuờng đến tòa .. Rồi kháng thư đủ loại của Nghiệp đoàn ký giả, tuyên ngôn của luật sư đoàn, kháng thư của LM Thanh với bộ nội vụ, thư của luật sư Hồ Tri Châu gửi ông chủ tịch Tối cao pháp viện. Thanh Lãng viết bài: Mọi giới đều đi tù. Nhật Tiến viết bài: cảm nghĩ của một nguời viết văn về vụ án báo chí .. Trùng Dương, Nguyễn Thị Thái, chủ bút Sóng Thần viết: Viết cho các con tôi. Nhật Báo Sóng Thần truớc khi ra tòa viết: thư tạ từ mọi giới. Rồi Tuyên cáo số 1, số 2 của Hội chủ báo.

Thông điệp của Hòa Thuợng Thích Trí Thủ, viện truởng viện hóa đạo, GHPGVNTN. Chủ tịch Văn bút Thanh Lãng lên án chế độ kiểm duyệt và tảy chay tham dự giải thuởng của chính phủ .. Hội chủ báo ra Quyết định, ký tên Nghị sĩ Tôn Thất Đính.. Tất cả cộng lại là 2, 3 bản công bố. Tuyên cáo của Hội Bảo vệ nhân quyền do Hội Truởng Phan Bá Cầm và Tổng Thư Ký Thái Lăng Nghiêm đồng ký tên. Hội đồng giáo sư Đại học luật khoa với với một lô tên tuổi như Vũ Quốc Thông, Vũ Văn Mẫu, Vũ Quốc Thúc, tất cả 19 vị.

Cảm tưởng chung của tôi khi đọc tập tài liệu này là Công lý giữa vòng kẽm gai, bạo lực phải nhuờng buớc truớc lương tri, lẽ phải. Đó là mặt trái của công lý, sự thật đuợc dàn cảnh bằng hàng rào kẽm gai, bằng lựu đạn cay, bằng dùi cui. Nhưng đó vẫn chỉ là những phương tiện “đuợc coi là hợp pháp” mà chính phủ có quyền xử dụng .. Mặt khác nó cũng nói lên rằng, chỉ có ở miền Nam, mảnh đất tự do, nguời dân mới có quyền đòi công lý, dám đòi và dám làm, vì biết chắc chắn rằng: sẽ không bị ám sát, thủ tiêu.

Ít ra, nguời dân có quyền bầy tỏ, quyền đòi. Có quyền đòi hỏi tranh đấu cho tự do, dân chủ thì tự nó, sự đòi hỏi ấy là bằng cớ cho tự do tiềm ẩn.

Tất cả hàng vạn dân chúng đã xuống đuờng, đã đả đảo Nguyễn Văn Thiệu mà không sợ, vì biết chắc chắn rằng đêm nay ngủ yên và không có công an mật vụ bắt đi mất tích .

Đây là điểm mấu chốt khác biệt giữa chế độ miền Nam và chế độ miền Bắc
.

Tôi nhìn lại hình ảnh anh Hà Thế Ruyệt, áo chemise trắng cravate hẳn hoi, bình tinh và tươi cười đốt luật 19/69 và sắc luật 007172. Và cạnh đó giới báo chi thản nhiên đứng coi những tờ báo bị hỏa thiêu. Hàng chồng báo đủ loại đa bị đốt như thế. Con số chính xác là 10 ngàn tờ. Cảnh sô sát có. Nhưng cũng khá là cảm động cảnh một cụ già mặc Pyjama, nắm tay một cậu bé chừng 9, 10 tuổi, rồi một bà đội nón, áo bà ba, mấy cô gái trẻ nắm tay nhau làm hàng rào ngăn chặn cảnh sát ..

Chẳng ai bảo ai mà họ đã làm nhu thế. Một cảnh như thế, có thể nào xảy ra trong chế độ CS toàn trị không? Khổng là không.

Hình ảnh Nguyễn Quang Lãm, nón lá, bị gậy cùng với Thanh Lãng, Hồ Hữu Tường trông không giống ăn mày tý nào cả, cho dù chỉ là ăn mày một buổi. Bởi vì, mặt ông nào cũng trang bị một cái kính râm tổ chảng. Chẳng thế mà những bức hình này sau đó đã đuợcThanh Lãng lộng kính, trịnh trọng treo giữa phòng khách nhà ông về một ngày đáng ghi nhớ, vì đã đuợc đi ăn mày.

Hình ảnh các em học sinh lấy ngay các rào cản kẽm gai của cánh sát làm chuớng ngại vật thật sinh động. Rồi bên kia Cảnh sát dã chiến, bên này thanh niên gậy và đá đáp lễ. Ít ra thì cũng là một cuộc tranh đấu sòng phẳng và công bằng, khá là sạch, khá là chơi đẹp. Hình ảnh ông cha Nguyễn ngọc Lan, nằm bất tỉnh chỉ là sự cố bất ngờ quá tay mà không phải do một sự đàn áp dã man quá độ. Đến hình ảnh các ông luật sư ăn mặc trịnh trọng hiên ngang tiến buớc không một chút sợ sệt, trái lại không dấu nổi niềm hãnh diện ứa tràn ra trên mặt. Nhiều ông mặt non chọet còn búng ra sữa, phải chăng đây là cơ hội bằng vàng được xuất hiện truớc công chúng và báo chí? Bởi vì đây là ngày trọng đại, mang nhiều ý nghĩa trong suốt cuộc đời làm luật sư của họ mà có nhiều khi phải đút lót, luồn lọt. Dễ thương là hình ảnh bà luật sư Nguyễn Phước Đại thay vì lo cãi thì lo cắt chanh phòng hờ lựu đạn cay.

Đặc biệt không thể nào quên đuợc hình ảnh bà chủ báo, khá xinh đẹp, áo dài trắng, vành khăn tang, không lộ một chút đau thương bi lụy, nửa nữ sinh, nửa đan bà. Nốt ruồi bên phải má, khá đậm trên đôi mắt kính to vành, chẳng lộ nét buồn hay vui? Chiếc áo dài may cắt khéo bó lấy nguời, như đi dự một party, vây quanh một đám đông đảo luật sư coi tuồng như muốn tranh nhau bảo vệ nguời đẹp.

Ảo tưởng của trí thức miền Nam

Nguồn: crobertwang.com

Quang cảnh như ngày hội: Hội biểu dương tự do và công lý. Có nét đẹp quyến rũ giữa hàng rào kẽm gai và khói lựu đạn cay. Giữa rừng nguời khát tự do và công lý.

Tà áo trắng của Trùng Dương giữa rừng đàn ông. Tự hỏi họ khát gì?

Lá thư mà chị đã viết cho con như lời giã biệt có thể đã là thừa, vì sự việc đã không diễn ra một cách bi thảm nhu thế.

Mọi người bất kể. Tham dự Ngày ký giả đi ăn mày . Quả thực, họ quả có quyền hãnh diện như thế.

Cuối cùng thì tôi nghi rằng miền Nam thua miền Bắc vì những thứ ấy. Thua là phải. Trò chơi dân chủ phải trả một giá đắt. Nhưng mặt khác thì bất cứ nguời miền Nam nào dù có thua, cũng không vì thế mà không hãnh diện. Chúng ta chơi đẹp và thua cũng đẹp, vẫn có quyền ngửng đầu lên. Vẫn có quyền khinh nguời khác chơi bẩn, chơi xấu. Và không quên khinh những bọn theo đuôi bây giờ. Tôi sẽ không dùng từ Thân Cộng, vì quen quá rồi. Tôi gọi bọn họ là bọn theo đuôi cái đuôi CS dãy chết. Và xin tặng những bọn theo đuôi đang về nịnh Cộng Sản câu thơ của Nguyễn Duy:

Xin đừng hót những lời chim chóc mãi

Miền Nam tự do là như thế ấy. Làm gì có ai phản động. Chỉ có những người chống đối, phản kháng, bất đồng. Nay thì cả những người đà từng chống đối dưới bất cứ danh nghĩa gì như trí thức thiên tả, phản chiến, thành phần thứ ba trên các báo chí như Hành Trình, Thái Độ, Lập Trường, Đối Diện. Và trên các báo ngày như Đại Dân Tộc, Điện tín... Đa số trong bọn họ biết mình đã lầm lẫn, lợi dụng hai chữ tự do để nhân danh nó đòi hỏi một điều mà thực sự họ đang có trong tay.

Và nhạc phản chiến, thơ văn phản chiến đủ loại, sáng tác đủ loại tung tăng bay nhảy, len lỏi khắp miền Nam đến nỗi có thể nói đến một dòng văn học phản chiến. Tất cả chỉ là trò chơi ảo tưởng chính trị.

Cao trào đòi hõi tự do dân chủ dâng cao. Cùng nhịp là sụ hăng say nhiệt cuồng trong những sáng tác đủ loại đã ra đời. Cái mà ta gọi là từ bỏ một nền văn học hưởng thụ, văn học lãng mạn, văn học hiện sinh để đẩy cao một nền văn học dấn thân và nhập cuộc.

Tất cả những nhà văn, nhà báo miền Nam đã từng hoạt động, từng tranh đấu cho tự do, dân chủ mới vỡ lẽ ra rằng, chúng ta đã một thời tranh đấu cho một điều đã có sẵn trong tay.

Cái mà tôi bẽ bàng gọi tên nó là: ảo tưởng của trí thức miền Nam và chúng ta tất cả đã vẽ đường cho hươu chạy.

Tinh thần tự do sáng tác trong giới làm văn học miền Nam

----

Re: Tinh thần tự do sáng tác trong giới làm văn học miền Nam 2007-06-30 00:35:20
xuanthuHọc sinh cần được tạo điều kiện để tư duy một cách độc lập và sáng tạo, chứ không để bị uốn theo một hình mẫu rập khuôn. Bài viết của em học sinh đã được báo chí trong nước bình luận là "gây chấn động" vì "lần đầu tiên có một học sinh nói thẳng, nói thật như vậy" ngay trong bài thi. Hồng Nga nói chuyện về chủ đề này với nhà giáo... mời bạn nghe.

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=3535
*
***
*
http://bitmieng.blogspot.com/
Việt Weekly phỏng vấn Nguyễn Minh Triết

Ăn Tết Đoan Ngọ, Nhớ Khuất Nguyên Nghe và Thấy Nguyễn Cao Kỳ

Ăn Tết Đoan Ngọ, Nhớ Khuất Nguyên Nghe và Thấy Nguyễn Cao Kỳ


http://3.bp.blogspot.com/_Vtq5o0HuV7E/RoYZcqkwgOI/AAAAAAAABDQ/mOMlqZd4asc/s400/1.jpg

Ngày mùng năm tháng năm Âm lịch là ngày tết Đoan ngọ của Trung hoa, với thời gian ròng rã cả ngàn năm, hết triều đại này tới thời đại khác, người Tàu và Việt nam đánh nhau,biểu hiện một tinh thần bất khuất của người Việt. Những Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt danh tướng lẫy lừng không chỉ trong sử sách Việt nam, mà cả sử sách Tàu cũng phải ghi lại để nhớ như những mối cựu thù. Bên cạnh những nam nhi ấy thì phụ nữ Việt nam cũng anh thư không kém như bà Trưng, bà Triệu,nhưng không chỉ đánh nhau nơi chiến trận không thôi, ngay trong văn hóa, ứng xử của những quan văn nhiều thời kỳ cũng làm cho Tàu phải lắm phen nhượng bộ, những Trạng Quỳnh, Đoàn thị Điểm có những trang sử mà cả hai nước không quên.

Một bên ghi nhớ với lòng tự hào, thì bên ngược lại ghi nhớ như một món nợ có ngày phải trả.Nhưng…không tránh khỏi sự ảnh hưởng tiệm tiến bằng nhiều con đường,ngày tết, ngày lễ,những tư tưởng như Khổng giáo,ăn sâu vào nếp sống người Việt nhiều đời cho tới bây giờ, có lúc người Việt không xem đó là những thứ của nước láng giềng với một lịch sử thù hận, mà lại chan hòa nó như của chính dân tộc Việt.Tết Đoan ngọ là một ví dụ,tết của cây trái nhiệt đới( miền Bắc còn gọi là tết sâu bọ)là ngày kỷ niệm quan Đại phu của Tàu, một vị quan thanh liêm, và có một cách nhìn đời dù cực đoan , nhưng có hẳn một ngày kỷ niệm, được cúng kính một cách trân trọng ở cả hai dân tộc Việt nam và Trung hoa, để hiểu rằng đời nào, cái đạo làm người chân chính cũng được trọng vọng, trỡ thành những thánh nhân.

Khuất Nguyên làm quan đại phu đời Sở Hoài Vương,bị kẻ sàm báng mà phải phóng khí, mặt mũi tiều tụy, hình dung khô héo. Khuất Nguyên vừa đi vừa hát trên bờ đầm.

Có ông lão đánh cá trông thấy hỏi rằng:

“ Ông có phải là Tam lư đại phu đó không? Sao mà đến nỗi khốn khổ như vậy?”

Khuất Nguyên nói:”Cà đời đục cả, mình ta trong, mọi người say cả mình ta tỉnh, bỡi vậy nên ta phải phóng khí.”

Ông lão đánh cá nói:”Thánh nhân không câu nệ việc gì, lại hay tùy thời. Có phải đời đục cả, sao không khuấy thêm bùn, vỗ thêm song cho đục một thể; loài người say cả, sao ông không ăn cả hèm, húp cả bã cho say một thể?Việc gì phải lo xa, nghĩ sâu, để cho đến nỗi phải phóng khí?”.

Khuất Nguyên nói:” Tôi nghe mới gội đầu tất phải chải mũ, mới tắm ra tất phải thay áo; có đâu lại chịu đem cái thân trong sạch mà để cho vật dơ bẩn dính vào mình được? Chẳng thà nhảy xuống sông Tương, vùi xác vào trong bụng cá,chớ sao đang trắng lôm lốp, lại để dây phải bụi dơ.”( Trích Cổ học tinh hoa)

Chuyện trên đây, chính là lời của mình Khuất Nguyên, nói và trả lời để an ủi thử mình trước khi nhảy xuống sông Tương chịu chết để giữ thanh danh, của…người khác( đời say cả, mình ta tỉnh). Và người đời kính trọng ông nên có ngày tết Đoan ngọ, chiếc bánh ú tro người Việt chúng ta dùng cúng lễ Mùng năm, rồi ăn với đường, là chiếc bánh người Tàu cúng Khuất Nguyên rồi trút xuống sông để dành riêng cho ông với lòng trân trọng, chất tro để cá không ăn được bánh.

Đó là chuyện đời xưa,còn chuyện đời nay thì sao? Từ những ngày ông Thiếu tướng Tư lệnh không quân Việt nam Cộng Hòa,mệnh danh là “Người râu kẽm” Nguyễn Cao Kỳ chuyển từ một quân nhân sang làm chính trị, đứng chung liên danh mang tên Dân chủ, biểu tượng cổ động là lá cờ vàng ba sọc đỏ nỗi hình bản đồ Việt nam, cùng với ông Thiệu tranh cử chánh phó tổng thống, và trúng cử luôn sau đó, thay bộ đồ bay có vẻ chịu chơi sang bộ vét-ton thắt cà –ra-vát, chân luôn chơi giày quya thay cho giày đinh cao cổ người lính. Và dường như cũng chỉ có vậy, chẳng có câu nói nào mang tư tưởng nhà chính trị cho ra hồn, chỉ khác đi chút đỉnh là cái chuyện người ta đặt cho ông là ”tướng cao bồi” và những phi vụ ngoạn mục để săn gái như ngừng hẵn. Cho tới thời điểm trước tháng 4/1975,do tình hình chiến sự sôi động khắp nơi trên lãnh thổ Nam Việt nam, ông ta có lên tuyên bố cố thủ nơi nầy, quyết tử nơi kia, lời mà ai cũng nói ra được khi chiến trường và sự hy sinh còn ở tận Tây nguyên, hay địa đầu quân khu I, nơi tướng Ngô Quang Trưởng không động tay, động chân mà bó gối ngồi chờ lệnh của Tổng thống.

Phải cố thủ, thậm chí ông Kỳ còn đôn đốc bằng mồm về vành đai Xuân lộc, những bom CPU, chỉ để an tâm thu vén gia đình và mọi thứ chuồn êm qua Mỹ ngày 29/4/1975, ông ta không thấy lá cờ Mặt trận giải phóng nó hình thù thế nào nữa , nói chi tới chuyện đắng cay phải gánh chịu mà những người lính “do tôi chỉ huy” đã trãi sau ngày miền Nam bị toàn chiếm, có kẻ một đi không trở lại nơi rừng thiêng nước độc với tất cả những gì tồi tệ nhất trong xã hội loài người còn không đáng có, huống hồ là những con người dù trước đó từ hai phía, nhưng vẫn là con “một mẹ Việt nam”.

Qua Mỹ, ông làm gì, sống ra sao, người trong nước chỉ biết lõm bõm từ lời hỏi thăm qua câu chuyện với những người về thăm quê sau ngày cỡi mỡ, người nói ông mỡ nhà hàng, quán rượu, bán phở .v.v…, những thông tin không có gì tin cậy, và cả người hỏi lẫn người trả lời nghe qua rồi bỏ, vì nó cũng chẳng có gì gắn bó hay cần thiết, mà chỉ là vốn ngày xưa, cái ngày xưa ấy ông ta làm phó tổng thống, và là một ông tướng chịu chơi nên nhiều người biết… vậy thôi. Câu chuyện làm quà để có chuyện với người về từ nước Mỹ.

Cũng không tránh khỏi những thông tin rằng trong thời gian ông Kỳ định cư bên kia bờ đại dương, cũng có lúc huy động, bàn bạc cho những việc gọi là “ phục hồi lại thời oanh liệt” về nước trong một tư thế khác chứ không chỉ là anh bán phở, nhưng rồi cái lý tưởng ấy. “ với người đàn bà thì không dài hơn sợi tóc của họ” còn với ông Kỳ thì không dài hơn cái hàm râu tỉa tót gọn gàng của ông. Có những đổ bể, tiếng chì tiếng bấc, có những cú phone của ông ta mà bạn ông cắt ngang, vì…nhảm nhí, không cùng suy nghĩ, họ là những người cũng có một địa vị của một thời vang bóng, cái ngôn từ trong câu chuyện giữa họ với nhau, là Toa, là Moa…ắt phải có sự thân mật một thời.

Cho tới ba năm trước, ông về nước, ông đi khắp miền và luôn miệng hoan hô , thán phục, mà dư luận đâu đó nói rằng bên cạnh chuyện thăm lại cố hương miền Bắc, mà từ lúc ông “đuổi Pháp quá đà” không được thăm lại vì hai bên chiến tuyến. Ông còn tìm đường làm ăn ở Việt nam, chính yếu là phu nhơn đương thời của ông, một vài vụ hời, mà cả đôi bên cùng” có lợi”. Con người, hay một nhóm, một phe, một đảng nào cũng chỉ hai mục đích. Hoặc là cái lợi, hai là cái danh, trường hợp ông Kỳ, quên cái danh cũ không bỏ nồi nấu trừ bữa, đổi lấy cái lợi, để phu nhơn khỏi chì chiết rằng một thời đình đám, mà nay chẳng tích sự gì, để gia đình hạnh phúc, hai là cũng có rũng rĩnh đồng tiền áp phe. Phía nhà nước Cọng sản, thì được tiếng là hòa giải hòa hợp dân tộc. Tới cỡ ông Kỳ mà đối xử như vậy huống hồ những ai đó từ nước ngoài về, là thường dân.

Tuyên bố lung tung, rằng ông từng tiếp xúc với giới lãnh đạo Cộng sản trong nước, nào là theo ông nên có hai đảng song hành như kiểu Mỹ và đổi mới nhiều mặt hơn nữa, họ nói là đồng ý với ông (đây là ông tự nói dùm họ, hoặc để làm bóng như bộ râu kẽm phải tỉa tót, hoặc nhuộm cho khỏi màu muối tiêu vì tuổi tác, hoặc là để …chữa thẹn trước bàng dân thiên hạ) coi như ông là nhân vật quan trọng cùng mình , đã từng là nhân vật số hai của một quốc gia của cơ chế thị trường, nơi ông ngồi là một cái Dinh, ở vùng đất Sài gòn, hòn ngọc Viễn Đông, thời oanh liệt của nó còn vang tới bây giờ là Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của cả nước. Con người, có thể cả đời mày mò không tìm ra cho mình một cơ hội, dù chỉ đủ nuôi miệng vừa đủ. Với ông, từng có cơ hội to lớn mà nói như thầy bói là chân mệnh đế vương,nói như thầy địa lý là mã phát Công khanh, ông đã từng mã phát, làm tới không phải đầu con gà mà đầu con phụng, tướng tư lệnh không quân, rồi phát đế vương, ngặt như lời ông mới nói ra gần đây là học ít, nên chỉ làm phó vương, hay do mã mồ bị chặn long mạch nên tới đó rồi bỏ chạy, mà chạy xa tới Huê kỳ. Tưởng là biệt ly nhớ nhung từ đây, nhưng không phải vậy, thầy bói nói là đậm về hậu vận, với ai kia họa vô đơn chí, phước bất trùng lai. Không ,với ông phước trùng dài dài, vì bên cạnh những phi vụ béo bỡ do phu nhơn ông đong đếm, thì nghe đồn ông làm sui với một ông VIP đương thời, quả là phúc lộc trùng phùng.

Hai thứ sức mạnh quyện vào người ông, một là tiếng tăm của một thời… đã cũ, hai là ông VIP tạo ra, vì vốn dĩ xã hội Việt nam đương thời, mà tiếng nói anh Ba, anh Sáu, chú Năm thì không cần văn tự, cứ nước bọt là chạy ào ào.Tuổi già của ông như được hồi xuân, sang Mỹ, về quê như đi chợ, không biết ông bây giờ có vai trò gì nữa, người Việt quốc gia. Cũng đúng, cầu nối trung gian hòa hợp, hòa giải dân tộc, cũng phải, mà “anh sui” của ông lớn Cộng sản cũng chẳng ngoa. Ông Kỳ sống bềnh bồng như mơ như tỉnh.

Cái sự thật sung sướng ấy của ông “râu kẽm” rõ ràng nhất là chuyến anh Sáu sang Huê kỳ,anh dẫn đoàn tới hai trăm mà hầu hết là ” Doanh nhân” chuyện chính của chuyến đi là giao thương kinh tế, cũng là gồng mình lên chịu chuyện trước đó em út ảnh gây ra, làm ồn ào khắp thế giới. ” Chuyện ấy là chuyện nhỏ thôi” (lời anh Sáu). Cái thành phần mà anh Sáu dẫn đi, và mục đích chuyến đi, nói theo “đêm trước đổi mới” là đám con phe, vì ngày ấy không có doanh nhân doanh nhiếc gì cả. Cứ chuyện làm ăn buôn bán cá thể, tư lợi là ” con phe” tất tần tật.

Chuyện mà người viết bài này cần nói là chuyện ông Cao Cờ, có lẽ Cao cờ nên ông ta ba chân bốn cẳng từ Việt đi Mỹ cho kịp chuyến đò vào buổi tiệc anh Sáu tổ chức cho “ Việt kìu” ( không hề nói sai vì thông tấn trong và ngoài nước đưa tin, ông Kỳ tới tiệc vừa kịp là từ sân bay tới, các thực khách hôm đó nghe hơi thở ông dồn dập, vì quyết cho kịp). Ông bắt tay anh Sáu một cách hãnh diện, từng thớ thịt trên khuôn mặt ông giựt giựt biểu lộ sự mừng rỡ trước cơ hội ngàn năm có một, vì chắc ông cũng gần về với các cụ Mác- Lê.nên không thể bỏ lỡ phen nầy được thực khách nhận định là trẻ lâu ( có nhà báo nhận định là nhờ không suy nghĩ gì) có lẽ quả bóng trong người ông được bơm hết cỡ, vì đó là bữa cuối trước khi đoàn anh Sáu rời Huê kỳ về xứ, sau năm ngày, vui ít mà buồn nhiều, dù thông tấn trong nước ngợi ca là thành công tốt đẹp. Tận dụng cơ hội nơi đây, có rượu, có mồi, cọng với sự căng phồng lâng lâng vì phước lộc trùng phùng, ông “ giựt mic” tuyên bố nghe rất chi là lãnh đạo.

"Bài nói của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gây xúc động lớn đối với tôi.

Tôi trước đây đã từng đứng ở bên kia đấu trường với Chủ tịch. Những gì tôi được nghe hôm nay được xuất phát từ tình cảm, trái tim của một người dân Việt. Điều đó làm tôi rất ngạc nhiên và có thể nói rất cảm động. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nói về dân tộc, về đất nước. Tôi nghĩ, tôi không thể nói thêm gì hơn là tôi hoàn toàn chấp nhận tiếng nói của một dân tộc, một người Việt Nam.

Dù muốn dù không, đối với thế giới bên ngoài, đặc biệt đối với người Mỹ, tôi là một thứ biểu tượng của một bộ phận khác bên này của người Việt. Vì vậy, sự hiện diện của tôi ngày hôm nay, sau khi trở về Việt Nam, tôi muốn nói với đồng bào Việt Nam, đặc biệt những người từng dưới sự chỉ huy của tôi là: Ngày hôm nay, mọi bất hòa đã chấm dứt.

“Ngày hôm nay, chúng ta kỷ niệm sự kiện này nhân dịp Chủ tịch nước đến Mỹ, cùng nhìn về tương lai. Ở đây không có vấn đề Quốc - Cộng. Ở đây chỉ có vấn đề Việt Nam và dân tộc Việt.

Tôi muốn nhắn lời cảm ơn chân thành đến anh em trong nước 3 năm nay đã đón tiếp tôi. Tôi biết ơn những lời nói từ tâm hồn một người lãnh đạo của đất nước Việt Nam, một sự nâng niu gắn bó dân tộc. Xin cám ơn mọi người và xin cám ơn Chủ tịch, một người yêu nước". (Trích lời ông Kỳ” hậu tạ” khi trước đó anh Sáu nhắc tới ông.)

"Đến đây, tôi thực sự xúc động được gặp bà con, trong không khí cởi mở, thân mật như thế này. Anh Nguyễn Cao Kỳ đang ở Việt Nam nhưng khi nghe chuyến thăm của Đoàn có cuộc gặp gỡ ở đây đã bay về Mỹ và có mặt ở đây hôm nay.

Điều đó nói lên cái gì? Điều đó nói lên rằng chúng ta là người Việt Nam, dù quá khứ thế nào đi nữa, bây giờ hãy yêu thương nhau, đoàn kết với nhau vì chúng ta cùng một mẹ hiền Việt Nam, cùng hướng về Việt Nam. Có phải như vậy không?", Chủ tịch hỏi. Cả hội trường vang tiếng vỗ tay ủng hộ. (trích lời anh Sáu trong buổi dạ tiệc)

Khi Chủ tịch nước tay giơ cao ly rượu mời, trong tiếng pháo tay vang mãi, một số bà con đã rút khăn tay chấm vội lên khoé mắt. ( tường thuật của Nguyễn Anh Tuấn từ Quận Cam)

Có lẽ, theo lời ông Nguyễn Anh Tuấn tường thuật mà khả tín, thì ông Kỳ cũng ướt chiếc mu-xoa, vì những giọt nước mắt “cá cơm” bỡi ba năm qua, ơn Đảng, ơn chính phủ ông ta có một cõi đi về, còn gặp gỡ được với những nhân vật, ở một xứ sở, mà theo tích xưa ghi lại “ Củi đun như quế, thóc gạo như châu ngọc, và gặp quan khó như ma quỉ” và chiếm được cung ” Đại lợi” thì một chiếc mu-xoa có khi còn ít.

Nhưng vấn đề làm sản sinh ra bài viết nầy không phải chuyện đời tư ông Kỳ, ” vớ bỡ” trong mấy năm gần đây, mặc kệ ông ấy. Ông Kỳ có quyền ăn cây nào rào cây ấy theo từng thời , khi ông ấy thích như thế, ông ta có thể xun xoe, bợ đỡ người nào, nhóm lợi ích nào mang lại cho ông ta thuận lợi, nhân sinh quí thích chí cơ mà. Nhưng… ông Kỳ không chịu gói gọn mình trong phạm vi cá nhân ông ta, khi ông sống tới hai nhà nước pháp quyền là Việt Nam Cộng Hòa và Huê Kỳ. Và, có ba năm chung chạ, tới lui với một “ nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “ nữa mà ông, hoặc vì: ”tôi không thích vì tôi chưa thích” đã tự ý lấn sân, có thể vì quá vui trong men rượu, mồi ngon, hãy muốn vừa lòng anh Sáu để rồi sau đây lại gặp và “ liên hệ” anh Sáu chuyện làm ăn ở xứ " cùng một mẹ Việt nam”. Ở cái thời mà người giám hộ hợp pháp còn phải làm bao nhiêu thứ thủ tục nhiêu khê, phiền phức, chồng không có quyền thay vợ nếu không có giấy ủy quyền, ịn con mộc rõ ràng. Vậy mà ông Kỳ quả cao bồi hơn thời làm tướng cao bồi, dám ra tuyên bố:

“Tôi nghĩ, tôi không thể nói thêm gì hơn là tôi hoàn toàn chấp nhận tiếng nói của một dân tộc, một người Việt Nam.

Dù muốn dù không, đối với thế giới bên ngoài, đặc biệt đối với người Mỹ, tôi là một thứ biểu tượng của một bộ phận khác bên này của người Việt. Vì vậy, sự hiện diện của tôi ngày hôm nay, sau khi trở về Việt Nam, tôi muốn nói với đồng bào Việt Nam, đặc biệt những người từng dưới sự chỉ huy của tôi là: Ngày hôm nay, mọi bất hòa đã chấm dứt “.

Không nói ra thì e không tiện, mà nói ra thì có phủ phàng vì nói ra sự thật. Là, không hiểu trong một triệu rưỡi con người là “khúc ruột ngàn dặm”cả những người vì xã hội phân công thuở ấy dưới trướng ông Kỳ, tới con hay cháu nội ngoại của họ đang tồn tại nơi xứ Huê kỳ, có ứot khăn mu-xoa mừng rỡ khi nghe ông Kỳ nói dùm như vậy không?

Với dân tộc, ông Kỳ là ai? Mà có quyền dám nói rằng ”Tôi chấp nhận tiếng nói của một dân tộc” hình như ông ta quên là dân Việt nam không cử ông lần nào nữa sau vụ liên danh với ông Thiệu trúng cữ, nhất là ông ta ” xén váy tháo chạy” ngày 29/4/1975, và sau 30/4/75, những người chiến thắng ông ta gọi ông là “ bọn thằng Thiệu, Kỳ”. Cái ảo tưởng hào quang thuở ấy chẳng lẻ dư hương tới hôm nay? Để ông ta tuyên bố xanh rờn như vậy? Có lẽ. người sắm ra bài nầy cũng phải ẩu tả hỏi một cách vô phép rằng ”Tôi nói như vậy về ông Kỳ khúc ruột ngàn dặm nghe rõ không” để nghe câu trả lời cũng là xác minh của họ về nhân vật Nguyễn Cao Kỳ trong lòng họ hôm nay :

” đặc biệt những người từng dưới sự chỉ huy của tôi là: Ngày hôm nay, mọi bất hòa đã chấm dứt. “

Nếu, hỏi cũng là trả lời thì có lẽ ông Kỳ hơi bị vô duyên, vì hình như báo đài nước ngoài có thông tin là ngoài đó không xa, có đoàn người biểu tình bất đồng đang ồn ào phản đối, và điều nầy cũng được anh Sáu xác nhận chắc chắn:

"Trên đường đến đây hôm nay, tôi thấy một số ít bà con người Việt tụ tập, phản đối. Nói thật, tôi muốn xuống bắt tay họ, tôi muốn mời họ dự cuộc gặp hôm nay, để chúng ta cùng nói với nhau những lời chân thành, thẳng thắn. ( lời chủ tịch Nguyễn Minh Triết)

Những đồng bào nào có may mắn bị ông Kỳ đại diện nói giùm?

Trong vụ nầy, kể cả ông ta mượn chuyện để mạ lại nước xi-mạ đã tróc từ khuya là: ” Dù muốn dù không, đối với thế giới bên ngoài, đặc biệt đối với người Mỹ, tôi là một thứ biểu tượng của một bộ phận khác bên này của người Việt.”

Càng vô duyên hơn khi người Mỹ đang nói chuyện nhân quyền trong chuyến đi nầy, ông ta mượn Mỹ để hù dọa ai đây khi người Việt với nhau đang nói chuyện chung tay xây dựng đất nước ( dù không đúng lúc và chưa đúng nghĩa vì còn nhiều bất hòa, bất đồng)

Chuyện bên Huê kỳ hôm ấy nghe lõm bõm vì sóng phát thanh bị rò rò mỗi khi đài ngoài nói tin Việt nam,nhưng chắc cũng không sai mấy vì báo điện tử Vietnamnet đăng rõ ràng như vậy. Chỉ có chuyện báo không đăng, đài không đọc là ý nghĩ của mỗi con người quan tâm tới đời sống khá hơn lên, hay có chút lòng muốn dân tộc Việt nam cất cánh, nghĩ gì về chuyến đi nầy, và chuyện bên lề là ông Kỳ chạy marathon cho… kịp, rồi “giựt mic” nói vậy? ( ngôn ngữ các diễn đàn)

Nhân vật chính và hội đủ nhiều yêu cầu nhất là ngài chủ tịch Nguyễn Minh Triết, được Mỹ mời, đi có công có chuyện, vậy mà theo lời ông kỹ sư Đỗ Nam Hải qua sóng phát thanh RFA thì ” Ông Triết không đại diện cho nguyện vọng của Dân tộc Việt nam, vì ông ấy không do dân bầu” thì ông Kỳ ở đâu trong chốn này mà lời tuyên bố nghe hoành tráng tới vậy?

Thật là xin lỗi trước ông, kính lão có đắc thọ thật đi chăng nữa thì cũng khó mà kính ông, vì tất cả những gì có thể coi là

Trãi qua những cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.


Chính vì ông, tại ông , thà rằng ông cứ an tâm ở xứ Huê kỳ lãnh wây-fe, chiều chiều mang vợt đánh ten-nis, hay bán phở, thì có lẽ tự nhiên người ta “ bỏ qua và quên quá khứ”. Đằng này, ông lấy hơi tàn đã bốc mùi mà chơi trội, làm, buộc, người ta phải không chỉ nhớ, mà rà soát lại quá khứ của ông” từ ngày đuổi Pháp quá đà” vào tận miền Nam rồi leo lên tới phó Tổng thống , cho tới ngày… leo lên máy bay dông thẳng. Lịch sử dân tộc sẽ nói gì, về ông? Ông từng làm vương làm tướng, hét ra lửa, còn chẳng lợi gì cho dân tộc, nay tuổi già xế bóng, có vào ra đất Việt cũng chỉ giõi lắm là vinh thân, phì da cho ông, có khi vì những vụ áp phe của ông mà làm hư thêm cán bộ của nhà nước, và sự thất thoát nếu có là mồ hôi của tám chục triệu dân Việt è cổ ra gánh. Tôi không biết, vì tôi chưa biết, nhưng người Việt nam khắp mọi miền trong và ngoài nước sẽ nói gì, về ông? Thì, ông cũng nên biết trước khi lên Ca-nô đỏ sang đò. Nghe lõm bõm, đọc lõm bõm, nghĩ và viết cũng lõm bõm. Nhưng sự xác quyết thì chưa chắc lõm bõm lắm, nên cũng cố gắng vài chữ , kính ông. Giống như có lần thằng dân quèn nầy tiễn đưa một Phạm Duy dù còn sống nhăn răn, cưới bồ nhí ở đất Sề- ghềnh với lời Vĩnh biệt.

Lời dẫn chuyện có hơi dài dòng, từ tết Mùng năm, tới ông Khuất Nguyên thời tu-huýt, ông ta nhảy sông Tương vì đời say cả mình ông ta tỉnh, ngần ấy thôi mà thẹn dùm rồi nhảy sông “ chết nước” mà tới đời nầy khuấy cả hèm, húp cả bả, say quắc cần câu, sống nhăn răng, cười hề hề, còn lên sân khấu ca bài ca dâng đảng thì quả là cao siêu, sức khỏe và tài trí xưa nay hiếm.

Du Lam

Tinh thần tự do sáng tác trong giới làm văn học miền Nam
Ăn Tết Đoan Ngọ, Nhớ Khuất Nguyên Nghe và Thấy Nguyễn Cao Kỳ
http://bitmieng.blogspot.com/
Nhà Nước Khích Lệ Ngành Báo Chí Ðể Làm Công Cụ Cho Ðảng

jeudi 28 juin 2007

Biến Cố 30 tháng Tư

Cái Nhìn Của Các Nhà Lão Thành Cách Mạng Về Biến Cố 30 tháng Tư: http://www.hotmit.com/mega/Cai Nhin Cua Cac Nha Lao Thanh Cach Mang Ve Bien Co 30-4.mp3

Biến Cố 30-4 Qua Cái Nhìn Của Hai Người Lính Ở 2 Bên Chiến Tuyến: http://www.hotmit.com/mega/Bien Co 30-4 Qua Cai Nhin Cua Nguoi Linh O 2 Ben Chien Tuyetn.mp3

16 Tấn Vàng http://www.hotmit.com/mega/16 Tan Vang.rar

Diễn Ðàn Hộtmít -> Truyện Audio

Những cái bắt tay vô duyên nhất

Những cái bắt tay vô duyên nhất

http://www.take2tango.com/News.aspx?NewsID=5412

Phỏng vấn Mao Trạch Đông

Edgar Snow
Phỏng vấn Mao Trạch Đông
Song Vũ, Tiểu Phi dịch

Edgar Parks Snow (1905-1971) sinh ở Kansas, Missouri. Ông theo học Ðại học Missouri, rồi làm phóng viên tờ Kansas City Star. Năm 1928, ông tới Trung Quốc lần đầu tiên vào tuổi 22 và trở thành phụ tá biên tập (assistant editor) cho tờ China Weekly Review. Ở đây ông học ngôn ngữ, khảo sát phong tục và đất nước Trung Quốc, và giảng dạy tại Ðại học Yenching. Ông lần lượt làm phóng sự về vùng Viễn Ðông cho các báo Chicago Tribune, New York Sun, New York Herald- Tribute, và Daily Herald. Lần đầu tiên ông phỏng vấn Mao là năm 1930 cho tờ China Weekly Leader. Trong thời gian chiến tranh, ông là thành viên trong ban biên tập và là phóng viên chiến tranh cho tờ The Saturday Evening Post, đặc trách vùng Trung Hoa, Ấn Ðộ và Liên bang Xô Viết.


Trong một cuộc phỏng vấn hãn hữu kéo dài gần 4 tiếng đồng hồ, Mao Trạch Ðông nói chuyện với tôi về nhiều đề tài, mà theo lời ông là loại chuyện non nam biển bắc (shan nan hai pei). Với 200 triệu tấn lương thực thu hoạch được vào năm 1964 để dự trữ vào mùa đông khó khăn, với các cửa tiệm bách hoá khắp nơi cung cấp các mặt hàng nhu yếu với giá rẻ, và với các tiến bộ khoa học mà đỉnh cao là cuộc thử nghiệm bom nguyên tử để chào đón sự thất bại chính trị của Khrushchev [1] , chủ tịch Mao có thể tuyên bố một vài thành quả sáng tạo ở thời điểm đó. Tôi thấy ông suy nghĩ về những ngày cuối cùng của đời mình và đã sẵn sàng để các thế hệ sau đánh giá di sản chính trị mà ông để lại.

Người chiến binh 72 tuổi này đón tiếp tôi trong một căn phòng rộng trang trí theo lối Bắc Kinh thuộc Đại sảnh đường Nhân dân, đối diện với quảng trường Thiên An Môn, cửa Bình Thiên (Heavenly Peace Gate) của Tử Cấm Thành xưa. Trong cuộc trò chuyện, ông nhiều lần cảm ơn các thế lực xâm lược ngoại bang đã giúp đẩy nhanh cuộc cách mạng Trung Hoa và đang tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi tương tự ở Ðông Nam Á hiện nay. Ông khẳng định rằng quân đội Trung Quốc không hề ra khỏi biên giới và không có ý định đánh ai trừ phi lãnh thổ của mình bị tấn công. Ông nhận xét là càng có nhiều quân đội và vũ khí Mỹ đổ vào Sài Gòn thì lực lượng giải phóng miền Nam càng được trang bị vũ khí và giáo dục (tuyên truyền) nhiều hơn để giành chiến thắng. Bây giờ, họ (lực lượng giải phóng miền Nam) không cần đến sự trợ giúp của binh lính Trung Hoa nữa.

Trước khi bắt đầu câu chuyện, chủ tịch Mao đồng ý cho tôi chụp hình ông không chính thức cho một bộ phim, mà theo tôi, lần đầu tiên do một đài truyền hình nước ngoài làm về ông. Cũng chính từ bộ phim này, các chuyên gia chính trị có thể chẩn đoán tình trạng sức khoẻ của ông, mà sau đó theo tin đồn là trở nên rất xấu. Vào ngày 9 tháng Giêng, ngày cuối cùng trong suốt nhiều tuần làm việc căng thẳng trong các cuộc hội nghị ngày và đêm với nhiều đại biểu vùng miền kéo về thủ đô tham dự kỳ họp Quốc hội thường niên, cuộc nói chuyện giữa ông và tôi lẽ ra có thể vì tình trạng binh hoạn này mà phải kết thúc sớm. Xem ra có vẻ ông thoải mái trong suốt cuộc đàm đạo, bắt đầu lúc 6 giờ chiều, tiếp tục qua bữa cơm chiều và tiếp kéo dài khoảng 2 tiếng đồng hồ sau đó.

Một trong những bác sĩ của Mao cho tôi biết rằng Mao không có căn bệnh nào nghiêm trọng trong cơ thể ngoại trừ những mệt mỏi bình thường do tuổi già. Ông chia chung với tôi một bữa cơm nấu theo lối Hồ Nam có nhiều tiêu, và uống lấy lệ một, hai ly rươụ vang.

Có tin tức bên ngoài cho rằng có những “quan chức chính phủ” khác cùng hiện diện trong cuộc phỏng vấn của tôi. Họ thật ra là hai người bạn cũ từ những ngày trước cách mạng: Bà Kung Peng, hiện là phụ tá cho Bộ trưởng Ngoại giao và người kia là chồng bà, Chiao Kuan-hoa, một phụ tá bộ trưởng trong cùng một bộ. Tôi không trình trước những câu hỏi viết tay và cũng không ghi chép trong suốt cuộc phỏng vấn. May mắn cho tôi là tôi đã nhớ lại bằng cách ôn lại nội dung cuộc nói chuyện với một trong những người có mặt tại cuộc nói chuyện này và có ghi lại cuộc phỏng vấn. Chúng tôi thoả thuận là tôi có thể công bố toàn bộ nội dung những lời nhận xét dưới đây của chủ tịch Mao, nhưng không trích dẫn trực tiếp.

Snow: Một số bình luận gia Hoa Kỳ ở Sài Gòn đã so sánh sức mạnh của Việt cộng ở đó với thời kỳ 1947 ở tại Trung Quốc, khi Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bắt đầu tiến hành cuộc tiễu trừ lực luợng thuộc phe quốc gia trên qui mô rộng khắp. Có thể so sánh được như vậy được không?

Chủ tịch Mao nghĩ là không. Bởi vì vào năm 1947, Quân đội Giải phóng Nhân dân đã có hơn 1 triệu quân để chống lại vài triệu quân của Tưởng Giới Thạch. Quân giải phóng tác chiến trên cấp sư đoàn và lộ quân ở thời điểm đó, trong khi hiện nay, lực lương giải phóng Việt Nam mới chỉ sử dụng cấp tiểu đoàn hoặc nhiều nhất là cấp trung đoàn. Lực lượng Hoa Kỳ ở Việt Nam hiện tại còn tương đối nhỏ. Dĩ nhiên, nếu họ tăng cường thêm lực lượng, họ có thể giúp việc đẩy nhanh lực lượng vũ trang nhân dân chống lại họ. Nhưng nếu ông nói vậy với các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ thì họ cũng chẳng chịu nghe. Họ có nghe ông Diệm đâu nào? Cả Hồ Chí Minh và ông (Mao Trạch Đông) đều nghĩ rằng Ngô Ðình Diệm không đến nỗi tồi tệ. Cả hai đều nghĩ Hoa Kỳ sẽ duy trì vai trò của Diệm một vài năm nữa. Nhưng các tướng lãnh Hoa Kỳ thiếu kiên nhẫn đã bất mãn với Diệm và thanh toán ông ta. Xét cho cùng, tiếp sau cuộc sát hại này, (chẳng lẽ) mọi thứ trên trời dưới đất bình yên hơn đươc à?

Snow: Các lực lượng Việt Cộng có thể chiến thắng trong cuộc chiến tranh này chỉ bằng chính sức lực của họ được không?

Theo ông là có thể được. Vị thế của họ tương đối thuận lợi hơn so với những người cộng sản Trung Quốc trong giai đoạn đầu của cuộc nội chiến (1927-37). Trong thời gian ấy, không có sự can thiệp trực tiếp của ngoại bang (vào Trung Quốc), còn hiện nay thì Việt cộng đã có sự can thiệp của Hoa Kỳ để họ có thể vũ trang và giáo dục từ binh lính cho tới các sĩ quan quân đội. Những người chống đối Hoa Kỳ bây giờ không chỉ còn giới hạn là lực lượng giải phóng nữa. Diệm đã không muốn nghe lệnh (Mỹ). Bây giờ, tinh thần độc lập này đã lan tới cấp tướng lãnh. Các thầy giáo Hoa Kỳ đã thành công.

Khi được hỏi là liệu một số những vị tướng này sẽ sớm gia nhập quân giải phóng hay không, Mao trả lời là có, sẽ có một số theo gương các tướng lãnh Quốc dân Ðảng Trung Hoa, những người đã trở thành cộng sản.


“Thế giới thứ ba”

Snow: Việc Hoa Kỳ can thiệp vào Việt Nam, Congo và chiến trường của các cựu thuộc địa khác gợi ra một vấn đề được quan tâm về mặt lý thuyết nhìn theo quan điểm của chủ nghĩa Marx. Vấn đề đó là, liệu có mâu thuẫn giữa chủ nghĩa thực dân mới và các lực lượng cách mạng, mà người Pháp gọi là “thế giới thứ ba” – cái gọi là những quốc gia kém phát triển, hoặc cựu thuộc địa, hoặc còn là thuộc địa ở Châu Á, Phi và Mỹ Latinh - hiện nay có phải là mâu thuẫn chính trị cơ bản trên thế giới hay không? Hoặc ông có cho rằng mâu thuẫn cơ bản vẫn chỉ là giữa các quốc gia tư bản với nhau?

Mao Trạch Ðông nói rằng ông chưa có ý kiến về điều này, nhưng ông nhớ lại lời tổng thống Kennedy từng nói. Chẳng phải Kennedy đã tuyên bố rằng giữa Hoa Kỳ, Canada và Tây Âu, không có nhiều khác biệt thực sự và căn bản đấy thôi? Tổng thống (Kennedy) nói rằng vấn đề nằm ở Nam bán cầu. Khi cổ võ việc huấn luyện “lực lượng đăc biệt” cho “các cuộc nổi dậy địa phương”, có lẽ vị tổng thống quá cố đã nghĩ đến câu hỏi của tôi (Snow).

Mặt khác, những mâu thuẫn giữa các đế quốc từng là nguyên nhân gây ra hai cuộc thế chiến trong quá khứ, và cuộc chiến đấu của họ chống lại các cuộc cách mạng ở thuộc địa đã không thay đổi tính cách của họ. Nếu nhìn vào nước Pháp, người ta sẽ thấy hai lý do cho các chính sách của de Gaulle. Điều đầu tiên là khẳng định chính sách độc lập đối với sự thống trị của Hoa Kỳ. Điều thứ hai là toan tính điều chỉnh chính sách của Pháp đối với những thay đổi đang xảy ra tại các quốc gia Á-Phi và Châu Mỹ latin. Kết quả là làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các quốc gia tư bản; nhưng có phải nước Pháp là một phần của cái gọi là “thế giới thứ ba” không? Gần đây ông đã hỏi một số khách Pháp về điều ấy và họ đã trả lời không phải, rằng nước Pháp là một quốc gia phát triển nên không thể là thành phần của “thế giới thứ ba”, cụm từ dùng để chỉ các quốc gia kém phát triển. Vấn đề không đơn giản như thế.

Snow: Liệu có thể nói rằng nước Pháp nằm trong thế giới thứ ba, nhưng không phải là một thành viên?

Có thể là như thế. Mao đọc được tin là vấn đề này được tổng thống Kennedy quan tâm, dẫn tới việc Kennedy nghiên cứu những bài tiểu luận của Mao về chỉ đạo chiến tranh. Mao cũng học được những kinh nghiệm từ những đồng chí Algeria trong cuộc chiến đấu chống lại quân đội Pháp, và người Pháp cũng đọc các tác phẩm của Mao và sử dụng nguồn tài liệu này trong việc chống lại người Angeria. Tuy nhiên ông đã nói với Abbas, thủ tướng Algeria lúc đó, rằng các tác phẩm của ông chỉ dựa trên kinh nghiệm của người Trung Quốc và sẽ không có hiệu quả ngược chiều. Chúng chỉ thích hợp cho việc dấy lên cuộc chiến tranh giải phóng nhân dân, chứ không thể dùng trong cuộc chiến tranh chống lại chiến tranh nhân dân được. Chúng không cứu được nước Pháp khỏi thất bại tại Algeria. Chính Tưởng Giới Thạch cũng đã từng nghiên cứu tài liệu của chủ nghĩa cộng sản mà ông ta vẫn thất bại đấy thôi.

Mao cho biết người Trung Quốc cũng nghiên cứu các sách vở của Hoa Kỳ. Chẳng hạn ông đã đọc cuốn The Uncertain Trumpet của Tướng Taylor, đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Quan điểm của tướng Taylor là có lẽ sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân, do đó những vũ khí không hạt nhân sẽ quyết định (cuộc chiến). Taylor muốn ưu tiên cho quân đội. Ðây là lúc ông ta có cơ hội để thử nghiệm lý thuyết chiến tranh đặc biệt của mình. Ở chiến trường Việt Nam, ông ta học được những kinh nghiệm quý giá.

Chủ tịch Mao cũng đọc một số huấn thị của nhà cầm quyền Hoa Kỳ cho quân nhân của họ về phương cách đương đầu với chiến tranh du kích. Những huấn thị này nhằm đối phó với những nhược điểm và sự yếu kém của quân du kích, và đưa ra hi vọng cho chiến thắng của Hoa Kỳ. Họ đã lờ đi yếu tố chính trị quyết định rằng dù Diệm hoặc bất cứ ai, một khi chính phủ bị tách rời khỏi quần chúng thì đều không thể thắng được trong cuộc chiến tranh giải phóng.

Bởi vì người Hoa Kỳ không nghe Mao, những lời tư vấn của ông không gây thiệt hại cho ai cả.

Snow: Ở Ðông Nam Á, Ấn Ðộ, cũng như một số quốc gia Phi châu và ngay cả Châu Mỹ latin, có tồn tại một số điều kiện xã hội có thể so sánh với những điều kiện đã đưa đến cuộc cách mạng Trung Quốc. Mỗi quốc gia có vấn đề riêng của chính nó, và giải pháp cho vấn đề khác nhau rất xa. Nhưng tôi vẫn thắc mắc liệu chủ tịch có đồng ý rằng các cuộc cách mạng xã hội sẽ xảy ra đều có thể vay mượn được những kinh nghiệm của Trung Quốc?”

Theo ông, tình cảm chống phong kiến và chống tư bản phối hợp với sự chống đối chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực-dân-mới xuất phát từ sự áp bức và những sai trái trong dĩ vãng. Bất cứ nơi đâu có những điều này thì nơi đó sẽ nổ ra cách mạng, tuy nhiên trong hầu hết các quốc gia tôi đang nói tới, dân chúng ở nơi đó chỉ tìm nền độc lập dân tộc chứ không phải chủ nghĩa xã hội - một vấn đề hoàn toàn khác. Các quốc gia Âu châu cũng từng có các cuộc cách mạng phản phong. Dù rằng Hoa Kỳ không thực sự có chế độ phong kiến, vậy mà vẫn phải tiến hành một cuộc chiến đấu tiến bộ giành độc lập từ tay thực dân Anh, rồi một cuộc nội chiến để thiết lập nên một thị trường lao động tự do. Washington và Lincoln là những vĩ nhân của thời đại.

Snow: Có khoảng 3 phần 5 trái đất thuộc nhóm thế giới thứ ba; Như chúng ta biết, các vấn đề rất gay gắt đang tồn tại. Khoảng cách giữa tăng trưởng dân số và tăng trưởng sản xuất càng ngày càng trở nên bất lợi. Khoảng cách giữa mức sống thường xuyên giảm sút ở các nước này và các nước giàu có nhanh chóng lan rộng. Dưới những điều kiện như vậy, liệu thời gian có đợi Liên bang Xô Viết chứng tỏ tính ưu việt của hệ thống xã hội chủ nghĩa – và sau đó lại đợi cả thế kỷ cho chế độ đại nghị xuất hiện ở những khu vực kém phát triển này và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoà bình không?

Mao nghĩ rằng thời gian sẽ không đợi lâu như vậy.

Tôi hỏi liệu câu hỏi vừa rồi của tôi có thể đã không đụng chạm đến quan hệ mâu thuẫn ý thức hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô không. Ông trả lời là có.

Snow: Ông nghĩ liệu các dân tộc đang nổi lên có thể hoàn thành không chỉ cuộc giải phóng dân tộc của họ, mà còn cả công cuộc hiện đại hoá, mà không xảy ra thế chiến nữa không?

Ông nói việc sử dụng từ “hoàn thành” làm ông lưỡng lự. Phần lớn các nước chúng ta nói đến ở đây còn cách cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa rất xa. Ở một số nước không hề có Ðảng Cộng sản. Người ta nói rằng ở Mỹ-Latin có 20 đảng cộng sản, và 18 đảng trong số đó đã ra nghị quyết chống lại Trung Quốc. Nhưng ông chắc chắn một điều rằng: ở đâu có áp bức trầm trọng thì ở đó sẽ có cách mạng.


Trung Quốc và bom nguyên tử

Snow: Ông có còn tin rằng bom là hổ giấy không?

Ông nói đó chỉ là một cách nói thôi, một hình tượng trong diễn văn. Dĩ nhiên bom có thể sát hại con người. Nhưng chung cuộc, con người sẽ phá huỷ bom. Vậy lúc ấy nó sẽ thực sự trở thành hổ giấy.

Snow: Người ta từng trích dẫn ông nói rằng Trung Quốc ít sợ bom hơn các nước khác bởi vì dân số quá đông của mình. Những dân tộc khác có thể bị quét sạch hoàn toàn, nhưng Trung Quốc vẫn có thể còn lại vài trăm triệu người để bắt đầu lại từ đầu. Có chút sự thật nào cho những lời tuyên bố như vậy không?

Ông trả lời không nhớ có nói một điều nào như vậy, tuy nhiên ông cũng có thể đã từng nói như thế. Ông nhớ lại có nói với Jawaharlal Nehru [2] , khi ông này tới viếng thăm Trung Quốc (năm 1954) rằng Trung Quốc không muốn chiến tranh. Trung Quốc không có bom nguyên tử, nhưng nếu các quốc gia khác muốn gây chiến tranh với Trung Quốc, chắc hẳn sẽ là một thảm hoạ cho toàn thế giới, hàm ý sẽ có rất nhiều người chết. Chẳng ai biết được sẽ là bao nhiêu nhân mạng. Không chỉ riêng Trung Quốc. Ông không tin rằng một trái bom nguyên tử có thể tiêu diệt được toàn nhân loại, đến nỗi không tìm đâu ra một chính phủ để thương lượng hoà bình. Ông nói với Nehru như vậy. Nehru nói rằng ông ta là chủ tịch Uỷ ban Năng lượng Nguyên tử của Ấn Ðộ và ông ta hiểu rõ sự tàn phá của sức mạnh nguyên tử. Nehru chắc rằng chẳng có ai sống sót được. Mao trả lời rằng có lẽ không hoàn toàn như Nehru nói. Những chính quyền hiện tại có thể biến mất nhưng những chính quyền khác sẽ nổi lên để thay thế chúng.

Cách đây không lâu, Khrushchev nói rằng ông ta có loại vũ khí giết người có thể tiêu diệt tất cả mọi sinh vật. Nhưng rồi ngay sau đó ông ta rút lại lời tuyên bố này - không phải chỉ một mà nhiều lần như vậy. Mao không bao giờ chối những điều gì đã từng phát biểu, và cũng không cần tới Edgar Snow cải chính giùm cái gọi là tin đồn này (về việc hàng triệu người Trung Quốc sẽ sống sót sau chiến tranh hạt nhân).

Người Hoa Kỳ từng nói rất nhiều về sự phá hoại khủng khiếp của bom nguyên tử và Khrushchev cũng từng lớn tiếng về điều ấy. Hoa Kỳ và Xô Viết đã vượt xa Trung Quốc về phương diện này, do vậy nước ông đã lạc hậu hơn họ phải không nào? Nhưng mới gần đây, ông có đọc một bản báo cáo về cuộc điều tra của chuyên gia Hoa Kỳ trở lại thăm quần đảo Bikini sáu năm sau các cuộc thử nghiệm nổ bom hạt nhân tại đây. Từ năm 1959 trở đi, những nhân viên khảo cứu đã đến quần đảo này. Ngày đầu tiên lên đảo, họ đã phải phát quang dọn đường qua những lùm bụi nhỏ. Họ thấy chuột chạy lung tung và cá bơi dưới suối như không có gì xảy ra. Nước ngọt trong giếng vẫn còn uống đựơc, những loại cây có tán lá vẫn tươi tốt, chim hót líu lo trên cây. Có thể hai năm sau cuộc thử nghiệm nổ nguyên tử rất tồi tệ, nhưng rồi thiên nhiên lại tiếp tục. Trong mắt của thiên nhiên, chim, chuột và cây cối, bom nguyên tử chỉ là cọp giấy. Liệu có thể nào sức sống của con người kém chúng không?

Snow: Dù sao ông cũng không thực sự coi chiến tranh nguyên tử là điều tốt đẹp chứ?

Ông trả lời chắc chắn là không. Nếu ai đó bắt buộc phải gây chiến tranh thì nên giới hạn họ trong khuôn khổ cuả vũ khí quy ước.

Tôi (Snow) nhận xét là Indonesia đã rút khỏi Liên hợp quốc, và được Trung Quốc cổ vũ. Liệu Mao Trạch Ðông có nghĩ rằng hành động này tạo ra một tiền lệ và các nước khác sẽ rút theo?

Mao trả lời chính Mỹ là nước đầu tiên tạo ra tiền lệ bằng cách đẩy Trung Quốc ra khỏi Liên hợp quốc. Hiện nay, khi đa số các nước có thể ủng hộ việc phục hồi vị trí của Trung Quốc bất chấp sự phản đối của Hoa Kỳ, thì họ lại có âm mưu mới là đòi hỏi một đa số 2 phần 3, thay vì đơn giản là (sự đồng thuận) của đa số. Nhưng vấn đề là liệu Trung Quốc mất mát hay được hưởng lợi từ việc đứng ngoài Liên hợp quốc trong suốt 15 năm qua? Indonesia rút ra vì nước này thấy ở trong Liên hợp quốc cũng chẳng có lợi gì mấy. Với Trung Quốc, chẳng phải mình nó đã chứa cả một Liên hợp quốc đó sao? Bất kỳ một nhóm dân tộc thiểu số nào của Trung Quốc cũng có dân số và diện tích đất lớn hơn một số nước thành viên Liên hợp quốc đã bỏ phiếu tước đoạt chiếc ghế của Trung Quốc. Trung Quốc là một nước lớn có đủ thứ việc bận bịu (ngay cả khi) đứng ngoài Liên hợp quốc.

Snow: Hiện nay, liệu có thực hiện được việc thành lập một liên hợp quốc không có Hoa Kỳ không?

Mao nói rằng đã có những diễn đàn như vậy. Ví dụ hội nghị Á - Phi. Một ví dụ khác là GANEFO – Games of the New Emerging Forces (Hội nghị Thể thao của các Thế lực Mới Nổi lên) [3] , được tổ chức sau khi Hoa Kỳ ngăn không cho Trung Quốc tham gia Thế vận hội.

(Việc chuẩn bị cho hội nghị Á – Phi (còn có tên là hội nghị Bandung – ND), dự định sẽ khai mạc ở Algiers vào tháng Ba, gặp rất nhiều vấn đề, bao gồm xung đột giữa Indonesia và Malaysia, rồi việc các thế lực thân Trung Quốc khăng khăng không chịu cho Liên Xô tham gia với lý do Liên Xô là một nước hoàn toàn thuộc châu Âu. Có lý do để tin rằng Trung Quốc coi tổ chức Á – Phi như một trung tâm tiềm tàng cho việc phát triển có kế hoạch của một thế giới thứ ba phần lớn độc lập với các nước tư bản Tây Âu hoặc tư bản thực dân mới. Theo nguyên tắc “tự lực” phát triển nội địa của Trung Quốc, và với sự tương trợ lẫn nhau giữa các nước Á – Phi, nhờ vậy có thể đẩy nhanh tiến trình hiện đại hoá, và bỏ qua phương pháp tích luỹ tư bản chậm chạp, đau đớn bằng những phương tiện tư sản truyền thống. Ðương nhiên, một lựa chọn lý thuyết như vậy ám chỉ tới một sự tiến hoá chính trị nhanh và triệt để hơn, và việc các nước Á – Phi nghèo tư bản đạt được điều kiện tiền-xã hội chủ nghĩa cũng sớm hơn. Ngoài văn cảnh của cuộc phỏng vấn này, cũng cần nói thêm là đã khá lâu, ai cũng hiểu rõ hội nghị Á – Phi được xem như một hội đồng thường trực tiềm tàng của các nước nghèo (have-not), tồn tại độc lập với một Liên hợp quốc do Hoa Kỳ thống trị đã ngăn Trung Quốc cùng các đồng minh thân cận nhất của nước này không được tham gia, và Indonesia vừa rút khỏi.)

Snow: Thực vậy, thưa Chủ tịch, có bao nhiêu người trong “Liên hợp quốc” của chính Trung Quốc? Ông có thể cho tôi một số liệu kết quả của cuộc điều tra dân số gần đây không?

Mao nói ông thực sự không biết. Có người nói là 680 hay 690 triệu, nhưng ông không tin. Làm sao mà có thể nhiều như vậy được? Khi tôi nói tính ra được không khó lắm, chỉ cần dựa vào tem phiếu phân phối (bông và gạo) là đủ, ông cho biết đôi khi nông dân làm lẫn cả. Trước giải phóng, (nông dân) có xu hướng giấu việc sinh con và không đăng ký vì sợ con bị bắt lính. Kể từ giải phóng, lại có xu hướng khai tăng nhân khẩu và ít đất hơn, giảm báo cáo thu hoạch đến mức tối thiểu và phóng đại tác hại của thiên tai đến mức tối đa. Ngày nay, người ta thực hiện việc khai sinh ngay lập tức, nhưng khai tử thì phải đến hàng tháng cũng chưa làm. (Ngụ ý của ông là bằng cách này, người dân có thể tích trữ thêm tem phiếu). Rõ ràng là tỉ lệ sinh đẻ đã thực sự giảm xuống, nhưng nông dân vẫn thực hiện việc kế hoạch hoá gia đình quá chậm chạp. Tỉ lệ sinh đẻ giảm xuống, nhưng tỉ lệ tử vong còn giảm hơn. Tuổi thọ trung bình tăng từ 30 tuổi đến 50 tuổi.

Tôi (Snow) nói rằng câu trả lời kiểu này được tính toán nhằm tạo ra khối việc cho các giáo sư nước ngoài làm. Mao hỏi họ là những giáo sư kiểu nào.

Mao quan tâm chuyện tôi kể về việc từng tham dự một hội nghị, ở đó các giáo sư thảo luận xem liệu Mao đã có đóng góp độc đáo nào vào học thuyết Marx hay không. Tôi (Snow) có hỏi một vị giáo sư vào cuối buổi cuộc hội thảo đó, là liệu cuộc tranh luận có khác đi không, nếu có bằng chứng cho thấy chính Mao chưa bao giờ cho rằng mình có đóng góp sáng tạo vào học thuyết này. Vị giáo sư ấy trả lời, “Không”.

Mao tỏ vẻ vui thích. Hơn hai ngàn năm trước, Mao nhận xét, Trang Chu (Trang Tử) viết một tiểu luận bất hủ về Lão Tử. Hàng trăm nhà tư tưởng (bách gia chư tử) đã tranh luận về ý nghĩa của nó.


Các tác phẩm của Mao

Năm 1960, khi gặp Mao Trạch Ðông lần cuối, tôi hỏi ông đã viết hoặc có ý định viết một cuốn “tự truyện” không. Ông trả lời là không. Dẫu vậy, các học giả đã phát hiện ra những “tự truyện” do Mao viết. Nhưng thông tin sai lạc này chẳng có ảnh hưởng mảy may nào đến những thuật ngữ tài liệu của họ cả.

Một câu hỏi đang khiến những vị giáo sư này thắc mắc là không biết Mao có thực sự viết hai tiểu luận triết học nổi tiếng của ông, Mâu thuẫn luận và Thực tiễn luận, vào mùa hè 1937, như được xác nhận trong tuyển tập, hay là chúng được viết sau này.

Mao trả lời rằng ông thực sự đã viết chúng trong mùa hè 1937. Những tuần lễ trước và sau biến cố Lư Câu Kiều là quãng thời gian bình lặng của ông ở Diên An. Lúc đó quân đội đã ra tiền tuyến và Mao có thời gian sưu tập tài liệu cho một số bài giảng về triết học cơ bản trong học viện chống Nhật. Một số bài viết cơ bản và đơn giản cần thiết cho những sinh viên trẻ đã được soạn thảo, tóm gọn trong một khoá học kéo dài ba tháng để hướng dẫn chính trị trong những năm trước mắt. Do đảng yêu cầu, Mao đã viết Mâu thuẫn luận và Thực tiễn luận, nhằm tổng kết những kinh nghiệm của cuộc cách mạng Trung Quốc bằng cách phối hợp những lý thuyết cốt yếu của chủ nghĩa Marx với những ví dụ thực tiễn và thường nhật ở Trung Quốc. Mao viết gần như suốt đêm và ngủ vào ban ngày. Những điều ông ta viết trong suốt nhiều tuần được ông thuyết giảng chỉ trong 2 giờ đồng hồ. Mao cũng lưu ý thêm rằng bản thân ông coi Thực tiễn luận quan trọng hơn Mâu thuẫn luận. Còn về cuốn Duy vật biện chứng luận, mà những nhà Trung Quốc học người nước ngoài gán cho ông là tác giả, ông nói ông không nhớ mình từng viết một chuyên luận như thế, và ông nghĩ nếu đã từng viết tác phẩm đó thì chắc ông không quên.

Snow: Lớp thanh niên đã từng nghe ông thuyết giảng ở Diên An sau đó đã học hỏi về cách mạng trong thực tiễn, nhưng với lớp thanh niên Trung Quốc hiện tại, điều gì có thể thay cho thực tiễn (cách mạng) ấy?

Mao nói rằng dĩ nhiên những người Trung Quốc dưới độ tuổi 20 hiện nay chưa từng chiến đấu trong chiến tranh, chưa từng thấy một tên đế quốc nào, cũng chưa từng biết sức mạnh của chủ nghĩa tư bản. Họ chẳng có một kinh nghiệm trực tiếp nào về xã hội cũ. Cha mẹ họ có thể kể lại cho họ nghe, tuy nhiên giữa nghe nói về lịch sử và đọc sách báo không thể như thực sự sống trong hoàn cảnh đó.

Snow: Có phải việc nhấn mạnh tuyên truyền các nguyên tắc cách mạng kết hợp với thực hành lao động chân tay cho sinh viên hiện nay chủ yếu nhằm bảo vệ tương lai của chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, hay là để dạy thanh niên Trung Quốc rằng không có gì đảm bảo nền an ninh đó cho đến khi chủ nghĩa xã hội giành được thắng lợi ở khắp nơi? Hay cả hai mục tiêu này không tách rời được nhau?

Ông không trả lời thẳng vào câu hỏi. Ông hỏi lại là dân tộc nào có thể tuyên bố đã có an ninh? Mọi chính phủ đều nói đến vấn đề này và đồng thời nói đến việc giải trừ vũ khí triệt để và hoàn toàn. Từ lâu rồi, chính Trung Quốc đã đưa ra đề nghị giải trừ khí giới tổng hợp. Liên Xô cũng vậy. Hoa Kỳ liên tục bàn về việc đó. Thay vì vậy, rốt cuộc cái chúng ta có là tái vũ trang.

Snow: Tổng thống Johnson thấy khó có thể giải quyết từng vấn đề một ở phương Ðông. Nếu Johnson muốn vạch rõ cho thế giới mức độ phức tạp thực sự của những vấn đề này, thì việc đi thẳng vào vấn đề bằng cách chấp nhận đề nghị của Trung Quốc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh bàn về hoàn toàn giải trừ vũ khí hạt nhân sẽ đỡ mệt cho ông ta hơn.

Mao Chủ tịch đồng ý với tôi, nhưng kết luận là điều đó hoàn toàn không khả thi. Ngay cả nếu như chính ông Johnson muốn tổ chức một hội nghị như vậy, thì suy cho cùng, ông ta chỉ là quản gia cho các nhà tư bản độc quyền, và họ sẽ không bao giờ cho phép điều ấy xảy ra. Trung Quốc mới chỉ thử một vụ nổ hạt nhân, và có lẽ cần chứng minh rằng một có thể bị chia thành hai, và cứ thế cho đến vô tận. Nhưng Trung Quốc không muốn có nhiều bom; chúng thực sự vô dụng vì có lẽ không có dân tộc nào dám sử dụng chúng. Một vài quả là đủ cho các thí nghiệm khoa học. Nhưng người ta không muốn Trung Quốc có quả bom nào cả. Mao sợ rằng danh tiếng của ông đã chống lại ông. Các đế quốc không thích ông. Nhưng liệu có đúng không khi đổ lỗi mọi sự cho Trung Quốc và gây ra phong trào chống Trung Quốc. Trung Quốc có giết Ngô Ðình Diệm không? Nhưng điều đó vẫn xảy ra. Trung Quốc rất bất ngờ khi vụ ám sát Tổng thống Kennedy xảy ra. Họ không có kế hoạch đó. Một lần nữa, Trung Quốc cũng rất bất ngờ khi Khrushchev bị loại trừ ở Nga.


Quan điểm của Khrushchev

Snow: Những bình luận gia phương Tây, đặc biệt là những người cộng sản Ý, gay gắt phê bình các nhà lãnh đạo Xô-viết về cung cách làm việc phi dân chủ và ám muội trong sự kiện Khrushchev bị hất cẳng. Quan điểm của ông như thế nào?

Mao trả lời rằng ở Trung Quốc, người ta không thích Khrushchev ngay từ lúc ông ta chưa bị đổ. Ảnh Khrushchev không được treo nhiều. Nhưng một số sách của ông ta được bày bán ở Trung Quốc trước khi ông ta thất thế và hiện nay vẫn còn được bày bán, trong khi ở Liên Xô thì không. Thế giới cần Khrushchev: bóng ma của ông vẫn còn đó. Hẳn phải có những người thích ông ta. Trung Quốc nhớ đến ông ta như một điển hình tiêu cực.

Snow: Trên tiêu chuẩn căn bản 70/30 do ông đề ra - nghĩa là, công việc của một người có thể được phán xét là tốt đẹp nếu 70% đúng và chỉ có 30% là sai lầm - ông xếp hạng công tác của các nhà lãnh đạo đảng Liên Xô hiện nay như thế nào? Còn dưới mức trung bình bao xa?

Mao nói ông sẽ không chọn cách thảo luận về các nhà lãnh đạo Xô-viết hiện nay theo tiêu chuẩn ấy. Về cải thiện trong quan hệ Trung-Xô, có thể là có, nhưng không nhiều lắm. Sự biến mất của Khrushchev có thể chỉ là việc lấy đi mục tiêu cho những bài bút chiến.

Snow: Ở Liên Xô, Trung Quốc bị phê bình là nuôi dưỡng “tệ sùng bái cá nhân”.

Mao nghĩ rằng có thể có một số. Người ta nói Stalin là trung tâm của tệ sùng bái cá nhân, và rằng Khrushchev không có chút nào. Người Trung Quốc, có người phê bình, có một số (cảm nghĩ hoặc thực hành tệ này). Có một vài lý do để nói như vậy. Mao hỏi, có thể nào, chính vì không có được sự sùng bái cá nhân mà Khrushchev bị thất sủng không?

Snow: Dĩ nhiên cá nhân tôi tiếc rằng những thế lực của lịch sử đã phân cách và gián đoạn hầu hết các mối liên lạc giữa dân chúng Hoa Kỳ với Trung Quốc trong suốt 15 năm qua. Ngày nay, hố phân cách có vẻ càng rộng thêm hơn bao giờ. Tuy nhiên, chính tôi không tin điều ấy sẽ chấm dứt bằng chiến tranh và bằng một thảm hoạ lớn lao của lịch sử.

Mao nói là những thế lực của lịch sử, cuối cùng cũng sẽ mang hai dân tộc lại với nhau; chắc chắn ngày ấy phải tới. Có thể tôi (Snow) đúng khi cho rằng sẽ không có chiến tranh. Rằng chiến tranh sẽ chỉ xảy ra nếu quân đội Hoa Kỳ tiến vào Trung Quốc. (Làm như vậy) họ sẽ chẳng được lợi lộc gì mấy. Đơn giản là vì không ai cho phép. Có thể những nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã biết điều ấy và hệ quả là họ sẽ không xâm lăng Trung Quốc. Vậy thì sẽ chẳng có chiến tranh, bởi vì người Trung Quốc chắc chắn không bao giờ tấn công Hoa Kỳ.

Snow: Thế còn khả năng xảy ra chiến tranh liên quan đến Việt Nam thì sao? Tôi từng đọc nhiều báo chí ám chỉ Hoa Kỳ đang xem xét việc mở rộng chiến tranh ra miền Bắc Việt Nam.

Mao nói là không, ông lại nghĩ ngược lại. Ông Rusk [4] đã tỏ ý rõ ràng rằng Hoa Kỳ sẽ không làm điều ấy. Cũng có thể trước đây ông Rusk đã nói một điều gì đó tương tự (về việc một mở rộng chiến tranh), nhưng hiện nay ông đã đính chính và nói rằng ông chưa từng tuyên bố như vậy. Do đó, không cần thiết phải có một cuộc chiến tranh ở miền Bắc Việt Nam.

Snow: Tôi không tin rằng những nhà làm chính sách và quản lý của Hoa Kỳ hiểu ông.

Tại sao không? Quân đội Trung Quốc sẽ không bao giờ chiến đấu ngoài biên giới của mình. Điều đó thật rõ ràng. Chỉ khi nào Hoa Kỳ tấn công Trung Quốc, người Trung Quốc mới chiến đấu chống lại. Ðiều ấy chưa đủ rõ ràng sao? Trung Quốc có nhiều việc nội bộ phải làm. Chiến đấu ngoài lãnh thổ của mình là một tội ác. Tại sao người Trung Quốc phải làm điều ấy? Người Việt Nam có thể đối phó với tình hình của họ mà.

Snow: Các quan chức Hoa Kỳ nhắc đi nhắc lại rằng nếu lực lượng của họ rút ra khỏi Việt Nam thì toàn vùng Đông Nam Á sẽ bị tràn ngập.

Mao nói vấn đề là “tràn ngập” do ai? Tràn ngập bởi người Trung Quốc hay tràn ngập bởi cư dân sở tại? Trung Quốc đang bị “tràn ngập”, nhưng chỉ bởi những người Trung Quốc.


Quân đội Trung Quốc không ra khỏi biên giới

Trả lời cho một câu hỏi đặc biệt, Chủ tịch Mao khẳng định rằng không có quân đội Trung Quốc trên lãnh thổ miền Bắc Việt Nam hoặc bất cứ nơi đâu trong vùng Đông Nam Á. Trung Quốc không gửi quân đội ra ngoài biên giới của mình.

(Trong một văn cảnh khác, ông cũng nói rằng nếu Ấn Ðộ không cho quân đội lại tràn sang biên giới Trung Quốc thì sẽ không có đụng độ ở đó.)

Snow: Dean Rusk thường tuyên bố rằng nếu Trung Quốc từ bỏ những chính sách xâm lược của mình thì Hoa Kỳ sẽ rút ra khỏi Việt Nam. Điều ấy có ý nghĩa như thế nào?

Mao trả lời là Trung Quốc không có chính sách xâm lược nào để từ bỏ cả. Trung Quốc cam kết không có hành động xâm lược. Trung Quốc ủng hộ những phong trào cách mạng nhưng không gửi quân đội tới những nơi đó. Dĩ nhiên, bất cứ nơi nào có đấu tranh giải phóng thì chúng tôi sẽ ra tuyên bố và tổ chức biểu tình để ủng hộ. Chính những hành động ấy đã làm phật lòng các đế quốc.

Mao tiếp tục giải thích là trong một số trường hợp, Trung Quốc cố tình lớn tiếng, ví dụ như quanh Kim Môn và Mã Tổ (hai quần đảo nhỏ thuộc Ðài Loan – ND). Một chút náo loạn về pháo kích ở đó cũng có thể lôi kéo nhiều chú ý, có lẽ bởi người Hoa Kỳ lo lắng vì họ ở quá xa nước mình. Hãy thử coi một loạt đạn pháo giả bắn trong phạm vi lãnh hải của Trung Quốc có thể đạt được mục đích gì.. Cách đây không lâu, người ta nghĩ rằng Hạm đội 7 Hoa Kỳ ở eo biển Đài Loan chưa đủ để đáp trả loạt đạn này. Hoa Kỳ cũng đã gửi thêm một phần lực lượng của Hạm đội 6 về hướng này và một phần lực lượng hải quân từ San Francisco. Khi tới đó, họ thấy chẳng có việc gì để làm, do vậy, hình như Trung Quốc có thể ra lệnh cho lực lượng Hoa Kỳ phải tới nơi này, nơi kia. Điều ấy cũng tương tự như với quân đội của Tưởng Giới Thạch ngày xưa. Người Mỹ có khả năng bắt họ phải lúc hối hả tới chỗ này, rồi lại vội chuyển qua hướng khác. Dĩ nhiên khi các binh sĩ hải quân Hoa Kỳ cơm no áo ấm, họ cũng cần phải có việc để làm. Nhưng làm sao có thể cho rằng việc bắn đạn giả trong một nước là xâm lược, trong khi những người đi can thiệp bằng súng ống, bom đạn và giết người ở nước khác lại là không phải xâm lược?

Ông tiếp tục: Một số người Mỹ từng nói rằng cuộc cách mạng Trung Quốc là do Liên Xô hiếu chiến lãnh đạo, nhưng trên thực tế, cách mạng Trung Quốc được Hoa Kỳ trang bị khí giới. Tương tự như thế, cách mạng Việt Nam cũng được Hoa Kỳ vũ trang, chứ không phải Trung Quốc. Trong những tháng gần đây, lực lượng giải phóng không những được trang bị thêm bằng vũ khí Hoa Kỳ, mà còn chiêu mộ thêm được binh lính và sĩ quan do Hoa Kỳ huấn luyện từ quân đội chính phủ bù nhìn miền Nam Việt Nam. Lực lượng giải phóng Trung Quốc tăng quân số và sức mạnh bằng cách chiêu dụ về phía mình những binh sĩ và vũ khí của quân Tưởng Giới Thạch do Hoa Kỳ huấn luyện và trang bị. Phong trào này có tên là “đổi nón” (changing of hats). Khi có đông đảo quân lính quốc gia đổi nón vì họ biết rằng họ sẽ bị nông dân giết nếu họ đội nhầm nón, lúc đó chiến tranh sẽ gần đến kết thúc. “Đổi nón” giờ đã trở thành quen thuộc hơn trong giới nguỵ quyền miền Nam.

Mao nói là những điều kiện của chiến thắng cách mạng tại Trung Quốc đầu tiên là do nhóm cầm quyền quốc gia yếu kém và bất lực, do một người luôn luôn bại trận lãnh đạo. Thứ đến là Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hùng mạnh và có khả năng và nhân dân tin tưởng vào chính nghĩa của quân đội ấy. Ở nơi nào không có những điều kiện như thế thì Hoa Kỳ có thể can thiệp vào được; ngược lại, Hoa Kỳ nên tránh xa hoặc mau bỏ đi.

Snow: Ý ông muốn nói rằng thời cơ chiến thắng như thế cho mặt trận giải phóng hiện đã có ở miền Nam Việt Nam?

Mao nghĩ rằng lực lượng Hoa Kỳ chưa sẵn sàng rút quân. Cuộc chiến sẽ còn có thể tiếp tục trong 1 hoặc hai năm nữa. Sau đó quân đội Hoa Kỳ sẽ thấy chán và có thể trở về nước hoặc đến một nơi khác.

Snow: Có phải chính sách của ông hiện nay là khăng khăng đòi Hoa Kỳ phải rút quân trước khi tham dự một cuộc hội nghị ở Geneva để thảo luận lập trường của quốc tế về việc thống nhất Việt Nam?

Mao Chủ tịch trả lời là cần nêu ra một vài khả năng. Trước hết, một hội nghị có thể được tổ chức và Hoa Kỳ rút quân sau đó. Thứ hai, hội nghị có thể hoãn lại cho tới sau khi Hoa Kỳ rút quân. Thứ ba, một hội nghị có thể được tổ chức mà quân đội Hoa Kỳ vẫn có thể duy trì quanh Sài Gòn tương tự như tình trạng Nam Triều tiên. Cuối cùng, mặt trận miền Nam Việt Nam có thể đánh đuổi quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam mà không cần có một hội nghị quốc tế hoặc sự thoả thuận nào của quốc tế cả. Năm 1954, Hội nghị Geneva đã qui định quân đội Pháp phải rút ra khỏi toàn vùng Đông Dương và cấm mọi sự can thiệp của bất kỳ lực lượng ngoại quốc nào khác. Nhưng Hoa Kỳ vẫn vi phạm thoả ước và điều ấy cũng có thể tái diễn.

Snow: Trong tình hình hiện tại, ông có thực sự nhìn thấy hi vọng cải thiện trong quan hệ Hoa-Mỹ nào hay không?


Sắp đi gặp Thượng đế

Có, ông nghĩ là có hi vọng. Cần thời gian. Cũng có thể là không có cải thiện nào xảy ra trong thế hệ của ông. Ông cũng sắp về chầu Trời rồi. Theo qui luật biện chứng, mọi mâu thuẫn cuối cùng cũng phải được giải quyết, kể cả cuộc đấu tranh của cá nhân.

Snow: Căn cứ vào buổi chiều nay, xem ra ông có vẻ còn khá khoẻ mạnh.

Mao Trạch Ðông cười gượng và nói rằng ông nghi ngờ về điều đó. Ông nhắc lại là đã sẵn sàng để về Trời rồi.

Snow: Tôi không biết có phải ý ông muốn nói ông sẽ khám phá xem có thực có một ông Trời hay không. Ông có tin rằng có Trời không?

Mao không tin là có. Nhưng một số người tuyên bố hiểu biết nhiều đã cho rằng có một ông Trời. Có vẻ như có nhiều ông Trời và đôi khi một ông Trời có thể đứng về mọi phía. Trong các cuộc chiến tranh ở châu Âu, Chúa trời Công giáo (the Christian God) đã ở về phía người Anh, người Pháp, người Đức và vân vân; ngay cả khi họ đánh lẫn nhau. Trong cuộc khủng hoảng kênh đào Suez, Chúa trời đứng sau lưng Anh và Pháp, nhưng lúc đó có Allah hỗ trợ phía đối nghịch.

Trong bữa cơm chiều, Mao nhắc tới chuyện cả hai người em của ông đã bị sát hại. Người vợ đầu của ông cũng bị hành hình trong thời gian cách mạng và con trai ông bị giết trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Hiện nay, ông nói rằng, thật kỳ lạ là cái chết tha chưa bắt ông đi. Ông đã chuẩn bị sẵn sàng cho điều ấy nhiều lần, nhưng hình như thần chết không muốn thấy mặt ông. Ông có thể làm được gì? Ðã có vài trường hợp ông cận kề cái chết. Người lính cận vệ ông đã bị giết khi đứng ngay sát cạnh bên ông. Có lần, khắp người ông nhuốm đầy máu của một người lính khác, nhưng trái bom không sờ tới ông. Còn có những lần thoát chết trong đường tơ kẽ tóc khác nữa.

Sau một lúc im lặng, Mao nói rằng, như tôi được biết, cuộc đời của ông bắt đầu từ vị trí là một giáo viên. Thuở ấy ông chẳng hề nghĩ sẽ tham gia chiến tranh. Thậm chí ngay cả ý nghĩ sẽ trở thành một người cộng sản cũng không. Ông ta là người ít nhiều có cá tính dân chủ cũng như tôi vậy. Về sau, đôi khi ông cũng thắc mắc không biết những lý lẽ phối hợp tình cờ nào đã khiến ông quan tâm đến việc thành lập Ðảng Cộng sản Trung Quốc. Dù sao đi nữa, các sự kiện không xảy ra theo ý chí cá nhân con người. Vấn đề chính là do Trung Quốc đã bị chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phong kiến và chủ nghĩa tư bản quan lieu áp bức.

Snow: Con người làm nên lịch sử cho chính mình, nhưng trong tương quan phù hợp với hoàn cảnh của anh ta. Ông đã thay đổi một cách cơ bản hoàn cảnh xã hội Trung Quốc. Có nhiều người thắc mắc rằng những thế hệ trẻ hơn sẽ làm gì trong những điều kiện dễ dàng hơn. Ông nghĩ thế nào về điều này?

Mao cũng không thể biết được. Ông tin rằng không ai biết chắc được điều đó. Có hai khả năng. Thế hệ trẻ sẽ tiếp tục phát triển cuộc cách mạng để vươn tới chủ nghĩa cộng sản; khả năng kia là lớp thanh niên sẽ phủ định cuộc cách mạng này, và diễn xuất kém cỏi: làm hoà với chủ nghĩa đế quốc, đem tàn dư của bè lũ Tưởng Giới Thạch trở lại đại lục, và sát cánh cùng nhóm nhỏ phản cách mạng vẫn còn tồn tại trong nước. Dĩ nhiên ông chẳng mong muốn có cuộc phản cách mạng. Nhưng những biến cố trong tương lai sẽ do các thế hệ tương lai quyết định, và trong tương quan phù hợp với hoàn cảnh, điều mà chúng ta giờ đây không thể tiên đoán được. Từ tầm nhìn lâu dài, những thế hệ tương lai hẳn phải có nhiều hiểu biết hơn chúng ta ngày nay, cũng như con người thời tư sản - dân chủ có nhiều hiểu biết hơn những người thuộc thời đại phong kiến. Những phán đoán của họ sẽ chiếm ưu thế, chứ không phải của chúng ta. Lớp thanh niên hôm nay và lớp thanh niên tiếp sau sẽ đánh giá công việc của cuộc cách mạng dựa theo (tiêu chí) giá trị của chính họ. Giọng Mao yếu dần, rồi ông lim dim mắt. Điều kiện sống của con người trên trái đất này ngày càng thay đổi nhanh hơn. Một ngàn năm sau nữa, ông nói, ngay cả Marx, Engels và Lenin, cũng có thể chỉ là trò cười.

Mao Trạch Đông tiễn tôi ra cửa và, mặc dù tôi phản đối, ông vẫn đưa tôi ra tới chỗ đậu xe, nơi ông đứng một mình trong giây lát, không mặc áo khoác trong cái lạnh không độ cuả đêm Bắc Kinh; ông vẫy tay từ biệt tôi theo phong tục của thành phố văn hoá cổ kính này. Tôi không nhìn thấy một nhân viên an ninh nào trên lối ra vào, cũng không nhớ là có bất kỳ một cận vệ võ trang nào quanh quẩn chỗ chúng tôi trong suốt buổi tối hôm ấy. Khi xe chuyển bánh, tôi ngoái lại và thấy ông ôm vai, dựa hẳn vào người cần vụ, chậm rãi trở lại Đại sảnh đường Nhân dân.

Bản tiếng Việt © 2007 talawas
--------------------------------------------------------------------------------
[1]Nikita Khrushchev (1894-1971): Tổng Bí thư Ðảng Cộng sản Liên Xô (1958-64)
[2]Jawaharlal Nehru (1889-1964): Thủ tướng Ấn Ðộ (1947-1964)
[3]Do Indonesia thành lập vào cuối năm 1962 và diễn ra duy nhất 1 lần tại Jakarta vào năm 1963
[4]Dean David Rusk là ngoại trưởng Hoa kỳ (1961-69) dưới thời tổng thống Kennedy và Jonhson.


Nguồn: The New Republic ngày 27 tháng Hai, 1965
http://www.talawas.de/

6.6.2007 Edgar SnowPhỏng vấn Mao Trạch Đông

Tư bản độc tài đã quay trở lại

Azar Gat
Tư bản độc tài đã quay trở lại
Phạm Minh Ngọc dịch

Hôm nay thế giới tự do đang phải đối đầu với một thách thức nghiêm trọng xuất phát từ sự trỗi dậy của các siêu cường phi dân chủ, những nước vốn là cựu thù của phương Tây thời chiến tranh lạnh. Đấy là Trung Quốc và Nga, những nước đang sống dưới chế độ “chuyên chế tư bản” chứ không phải là chế độ cộng sản nữa.

Đây không phải là một phạm trù mới, trước năm 1945, các cường quốc độc tài tư bản chủ nghĩa từng đóng vai trò quan trọng trong các quan hệ quốc tế.

Nhưng sau năm 1945 những nước này đã không còn tồn tại nữa. Khối các nước dân chủ tự do đã chiến thắng các chế độ độc tài, cả phát xít và cộng sản, trong ba cuộc đối đầu giữa các siêu cường trong thế kỉ XX, bao gồm hai cuộc chiến tranh thế giới và một cuộc chiến tranh lạnh.

Một số người muốn gán cái kết cục ấy cho đặc trưng và tính ưu việt của nền dân chủ tự do. Nhưng mỗi chiến thắng lại có những nguyên nhân khác nhau.

Liên Xô sụp đổ là vì hệ thống kinh tế của nó đã ngăn cản không cho nước này phát triển. Còn các siêu cường độc tài tư bản chủ nghĩa là Đức và Nhật đã bị đánh bại chủ yếu vì đây là những nước có diện tích trung bình, với nguồn tài nguyên có giới hạn.

Như vậy nghĩa là không phải tính ưu việt nội tại của chế độ dân chủ tự do mà chính là sự ngẫu nhiên đã đóng vai trò then chốt trong việc làm nghiêng cán cân sang phía các nền dân chủ.

Tác nhân ngẫu nhiên quyết định nhất chính là nước Mĩ.

Trong suốt thế kỉ XX, nước Mĩ bao giờ cũng mạnh hơn hai siêu cường khác cộng lại, không chỉ bởi hệ thống tự do tư bản chủ nghĩa của nó mà còn vì đây là một nước lớn, mang tầm cỡ cả một lục địa. Chính tác nhân này đã làm nghiêng cán cân sang phía những lực lượng được Washington ủng hộ.

Vì vậy nếu nói rằng một tác nhân nào đó đã tạo sức mạnh cho các chế độ dân chủ tự do thì trước hết phải nói đến Mĩ chứ không phải tính ưu việt nội tại của hệ thống này. Trên thực tế, nếu không có Mĩ thì nền dân chủ tự do có thể đã thua trong cả ba cuộc tỉ thí vĩ đại trong thế kỉ XX.

Quan điểm tỉnh táo đó lại thường bị lờ đi trong các nghiên cứu về sự lan truyền của nền dân chủ trong thế kỉ XX. Nhưng chính vì thế mà thế giới lại có vẻ mong manh và mang tính ngẫu nhiên chứ không phải như các lí thuyết phát triển tuyến tính vẫn nói.

Điều này còn đặc biệt đúng nếu xét đến sự trỗi dậy của các siêu cường phi dân chủ, mà trước hết là là sự bùng nổ của nước Trung Hoa, tư bản và độc tài. Nước Nga cũng đã từ bỏ chủ nghĩa tự do phóng khoáng hậu cộng sản và sức mạnh kinh tế của nó càng tăng thì tính chất của một nhà nước độc tài lạ càng rõ ràng hơn.

Một số người tin rằng nhờ sự phát triển nội tại, sự sung túc và ảnh hưởng từ bên ngoài, cuối cùng các nước này cũng sẽ trở thành các nước tự do dân chủ mà thôi.

Mặt khác, những nước này có thể có đủ lực để tạo ra một thế giới mới, Thế Giới Thứ Hai, phi dân chủ nhưng phát triển về kinh tế. Họ có thể tạo ra một trật tự tư bản-độc tài mạnh, đủ sức liên kết giới tinh hoa chính trị với các doanh nhân và giới quân sự. Các nước như thế sẽ có xu hướng dân tộc chủ nghĩa và tham gia vào nền kinh tế thế giới với những điều kiện do chính họ đặt ra, như Đức và Nhật đã làm trước đây.

Chuyển từ hệ thống kinh tế chỉ huy theo lối cộng sản sang nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, Trung Quốc và Nga trở thành những nước độc tài hoạt động rất hữu hiệu. Mặc dù sự trỗi dậy của các siêu cường tư bản độc tài này không nhất thiết sẽ dẫn đến sự bá quyền của độc tài hay chiến tranh, nhưng điều đó có nghĩa là thế thượng phong gần như tuyệt đối của nền dân chủ tự do sau khi Liên Xô sụp đổ đã không kéo dài được bao lâu và một “nền hoà bình dân chủ” toàn diện vẫn còn rất xa vời.

Bắc Kinh, Moskva và những kẻ theo đuôi họ trong tương lai có thể trở thành những lực lượng đối kháng với các nước dân chủ, và là nguy cơ của bất ổn và xung đột. Vì là những nước lớn và tư bản chủ nghĩa, họ sẽ mạnh hơn tất cả những kẻ thù của nền dân chủ trong quá khứ.

Đối trọng chính vẫn là nước Mĩ. Mặc cho mọi luận điệu phê phán nhắm vào Mĩ, nước này cùng với đồng minh châu Âu của họ sẽ là hi vọng quan trọng nhất cho tương lai của dân chủ và tự do.

Cũng như trong thế kỉ XX, Mĩ là nước duy nhất có thể bảo đảm rằng nền dân chủ tự do sẽ không bị đẩy vào địa vị phòng thủ và ở vào vị thế yếu kém bên lề của hệ thống các mối quan hệ quốc tế.

(Azar Gat là giáo sư chuyên về an ninh quốc gia tại trường đại học tổng hợp Tel Aviv, tác giả cuốn War in Human Civilization. Bản đầy đủ sẽ được in trong tạp chí Foreign Affairs số tháng 7/8)


Bản tiếng Việt © 2007 talawas
Nguồn: The International Herald Tribune

27.6.2007 Azar GatTư bản độc tài đã quay trở lại

mercredi 27 juin 2007

NHÌN LẠI NHỮNG CHUYẾN CÔNG DU CỦA CSVN ...

NHÌN LẠI NHỮNG CHUYẾN CÔNG DU BÁN NƯỚC CỦA CSVN,
TỪ HỒ CHÍ MINH TỚI PHAN VĂN KHẢI VÀ NGUYỄN MINH TRIẾT

MƯỜNG GIANG

Tháng 5-1989, khắp nước Tàu rung chuyển trước phong trào đòi dân chủ của giới trẻ và sinh viên học sinh, chống lại chủ nghĩa khủng bố cùng bọn lãnh tụ già nua tham quyền háo lợi chóp bu đảng. Bất chấp nguyện vọng và quyền sống của dân nước cùng dư luận của thế giới, Ðặng Tiểu Bình đã tàn nhẫn ra lệnh cho quân đoàn 27 phối hợp với công an, bộ đội Bắc Kinh, dùng xe tăng, trọng pháo, các loại súng liên thanh, trực xạ xối xả vào đám đông đang biểu tình đòi quyền sống, trong tay không có vũ khí. Cuộc thảm sát đã giết chết hằng vạn đồng bào mình, vào ngày 4-6-1989, biến quảng trường Thiên An Môn thành cảnh núi xác sông máu, đã làm hiện nguyên hình lũ bạo chúa thời đại của thiên đàng vô sản chuyên chính, để cho nhân loại nguyền rủa đời đời. Nhưng bạo tàn xưa nay sớm muộn gì cũng bị tiêu diệt, bởi vậy các chế độ cộng sản tại Ðông Âu đua nhau sụp đổ vào năm 1989.

Trong lúc chính thành đồng Mác-Lê Liên Xô cũng đang tơi tả vì bánh xe lịch sử đã xoay chuyển một cách quá bất ngờ, thì tại Lỗ Mã Ni vào ngày 2-8-1989, trước nhiều ký giả Tây Phương, vợ chồng bạo chúa Nicolae Ceausescu, vẫn láo xược thách thức với nhân loại, rằng xã hội chủ nghĩa sẽ bách chiến bách thắng... Rồi cũng như tại Thiên An Môn mấy tháng trước, Caeusescu ra lệnh cho công an, mật vụ dùng trực thăng, xe tăng, súng các loại, tàn sát tất cả những người biểu tình phản đối, trong đó có rất nhiều người già, đàn bà và trẻ nít. Trước cảnh bắn giết người dân vô tội khắp nơi, mà đẳm máu nhất tại thành phố Timiosara, nên quân đội Lỗ đã phải đứng dậy, sát cánh cùng với toàn dân, tiêu diệt bầy ưng khuyển công an-mật vụ, treo cổ vợ chồng tên đồ tể Ceausescu, chấm dứt chế độ độc tài cộng sản tại nước này.

Bài học lịch sử đã quá rõ ràng, cho thấy xưa nay "tự do được cho không" hoàn toàn chỉ là đồ giả mạo, nên người dân bất cứ ở đâu, muốn hưởng được tự do, dân chủ thật sự, thì phải dấn thân đấu tranh để giựt dành lấy nó. Ðây là động cơ chính, đã thúc đẩy triệu triệu người Việt cả nước, trong ba mươi hai năm qua, kể từ ngày bị sống dưới ách nô lệ mới của đảng Cộng Sản, phải liều chết vượt biển tìm tự do, đồng thời tranh đấu không ngừng nghỉ, cho nền dân chủ thật sự của đất nước, qua khắp các nẻo đường lưu vong nơi hải ngoại. Tóm lại chừng nào VN còn độc tài khủng bố, ngày đó người Việt vẫn còn đấu tranh không ngừng, bởi vì đây là cuộc cách mạng đúng nghĩa của tuyệt đại đa số đồng bào thầm lặng không hề có tham vọng chính trị, trong đó có rất nhiều người lính già Miền Nam và con cháu của họ dấn thân tham dự.

Năm 1978, tướng Ion Mihai Pacepa, trưởng cơ quan tình báo Lỗ, cũng là người rất được vợ chồng Ceausescu tín nhiệm hết mực nhưng không biết vì lý do gì, đã bỏ đảng, chạy vào Sứ quán Hoa Kỳ tại Bonn (Tây Ðức), để xin tị nạn chính trị, đồng thời viết hồi ký công bố tội ác của đảng cộng sản Lỗ. Nhờ vậy thế giới văn minh mới phần nào biết được chuyện thâm cung bí sử nơi thiên đàng xã nghĩa, trong đó có chuyến công du "thăm Hoa Kỳ" của vợ chồng Ceausescu vào năm 1978. Cũng qua hồi ký trên mới biết, từ năm 1972 đảng cộng sản Lỗ đã phát động một chiến dịch có tên "Chân Trời", nhằm mục đích tuyên truyền dụ dỗ các nhà tư bản Tây Phương nhẹ dạ, qua lợi nhuận hứa hẹn cùng vàng bạc mua chuộc, để giúp đảng đề cao hình ảnh lãnh tụ "Ðộc tài khát máu Ceausescu", trên các diễn đàn kinh tế và chính trị quốc tế. Cuối cùng tên khát máu cũng đã đạt được mục tiêu chiến lược, qua các cuộc gặp gỡ, móc nối với đủ loại thủ lĩnh, từ nguyên thủ quốc gia cho tới các bố già xếp trùm buôn lậu khủng bố quốc tế, mà đỉnh cao là cuộc gặp mặt tổng thống Mỹ lúc đó là J.Carter, tại Tòa Bạch Ốc vào năm 1978.

Muốn thì dễ nhưng tất cả phải thuận theo lòng trời ý dân, nên lũ bạo tàn hại dân bán nước, đâu có bao giờ đạt được tham vọng. Bởi vậy khi máy bay vừa tới phi trường quốc tế Kennedy tại New York, vợ chồng tên độc tài đã được hơn 5000 người Hung và Lỗ tị nạn, dàn chào biểu tình la hét đã đảo, ngay trước cửa Waldorf Astoria, lối ra khỏi sân bay, dẫn về thành phố Nữu Ứớc. Báo hại đoàn xe phải dùng đường hầm ngã hậu, mới thoát được trận cuồng nộ trùng trùng của kiều bào. Tại khách sạn nơi phái đoàn Lỗ dừng chân, một rừng người biểu tình khác, cũng đông đảo không thua gì tại phi trường, gần như bít hết mọi lối vào, với vách biểu ngữ, biển cà chua, trứng thối và bão âm thanh, cuồng nộ, gào thét, đả đảo như xé tan bầu trời nước Mỹ, khiến cho pho tượng Nữ Thần Tự Do cũng xao động vì phải chứng kiến sự biến thái của chính quyền Mỹ lúc đó chỉ vì lợi mà đánh mất cái danh dự của một nước đang dẫn đầu khối thế giới tự do.

Trên đường về, chiếc xe Cadillac màu đen của vợ chồng bạo chúa nước Lỗ, được cà chua trứng thối nhuộm thành màu đỏ máu. Ngay lúc xe vào được bên trong, vẫn còn bị đoàn biểu tình ngăn lối, may nhờ có một lực lượng hùng hậu gồm cận vệ Lỗ, FBI và cảnh sát Mỹ tận tâm bảo vệ, mới đưa được vợ chồng tên khủng bố lên phòng, lúc đó gần như chỉ còn là hai cái thây người không hồn, vì quá sợ hãi, trước đám đông muốn phanh thây xé xác mình.

"Tên giết người, tên tội phạm! Ceausescu, Idi Amin" những tiếng la hét đả đảo cộng sản khát máu, được khuếch đại qua loa phóng thanh, từ dưới phố tràn vào căn phòng ngủ của vợ chồng bạo chúa, cao tít tận tầng lầu 28, khiến không ai nuốt trôi vào miệng, những món cao lương mỹ vị dành cho bữa ăn tối, do chính đầu bếp của đảng, mang từ Lỗ sang nấu nướng trong khách sạn. Mọi thức ăn uống của Vua và Hoàng hậu đỏ, trước khi dọn lên bàn ăn trong phòng ngủ, cũng đã được viên tướng quân y tên Popa, kiểm tra, khử độc và nếm thử nhiều lần bằng máy móc cũng như miệng mình.

Rõ ràng lích sử đã tái diễn tại nước Mỹ, năm 1978 vợ chồng tên độc tài cộng sản khát máu nước Lỗ bị đồng bào mình, làm cho nhục nhã nơi xứ người. Ba mươi bảy năm sau, từ 19-6-2005 tới 25-6-2005, Phan Văn Khải, Thủ tướng, đại diện cho đảng cộng sản, bạo tàn tham nhũng, đang hà khắc cai trị nước VN bằng thủ đoạn của kẻ xâm lăng chiếm đóng, đồng thời cũng là một thương nhân đứng đầu tập đoàn tư bản đỏ, gồm thiểu số cán bộ đảng và đám Việt gian, Việt kiều xu thời hám danh tham lợi đang a dua hợp tác và nịnh bợ kẻ thù chung của dân tộc. Chúng hiện là thành phần giàu có nhất nước với tiền tỷ núi vàng, tới Hoa Kỳ với mục đích như vợ chồng bạo chúa nước Lỗ thuở trước, qua lớp vỏ hào nhoáng ngoại giao nhưng thực chất là tung tiền kiếm được bằng tham nhũng, bán nước, buôn dân VN, để mua dư luận báo chí truyền thông, để vừa đánh bóng đảng cầm quyền, vừa rao món hàng 80 triêu lao động trong nuớc, hầu xin Mỹ gật đầu cho vào WTO. Tại đây, Y và đoàn tuỳ tùng đông đảo hơn vài trăm nguời, từ chủ cho tới đầy tớ, tên nào mặt mũi cũng no tròn, quần áo bảnh bao, ngự trên những chiếc xe hơi sang đẹp đắt giá. Ðó là tiền vàng mà đảng kiếm được, từ máu thịt, mồ hôi nước mắt của đồng bào và từng tấc đất quê hương đem dâng bán cho ngoại bang trong ba mươi năm tạo thành. Ðoàn Việt Cộng-Việt Gian, từ ngày đầu tiên tới Mỹ 19-6-2005, cho tới khi rời Hoa Kỳ sang Canada 25-6-2005, nơi nào kể cả Toà Bạch Ốc, thủ tướng cũng như phái đoàn của đảng VC, đều bị đồng bào mình đã đảo, khinh miệt và lột mặt nạ nói láo, sát nhân, trước người Mỹ và dư luận thế giới. Ðiều kỳ lạ nhất, trong sự chống đối Phan Văn Khải qua chuyến đi này, hầu hết những người tham dự, có rất nhiều trí thức trẻ, trình độ văn hóa cao và độc lập bản thân. Họ thuộc thế hệ VN thứ hai, dù sinh tại quê nhà hay trên đất Mỹ, vẫn không dính dáng tới cuộc chiến Ðông Dương lần 2, nên chẳng ảnh hưởng gì tới sự tranh chấp ý thức hệ của cha ông, mà tới đây chỉ vì lý tưởng của dân tộc. Ngoài ra là đồng bào tị nạn cộng sản khắp nơi trên thế giới, những nạn nhân từng bị chế độ khủng bộ sát nhân của Phan Văn Khải, hành hạ bốc lột tận xương tuỷ nơi quê nhà.

Tất cả biểu tình chống tên đầu xỏ đại diện cho VC, tập đoàn thực dân mới, với mục đích chính thay mặt cho hơn 80 triệu đồng bào trong nước, hiện không có miệng để đòi lại tự do dân chủ đã mất từ năm 1975, quyền làm người và miếng cơm manh áo, mà họ đang phút giây làm trâu bò người, để cho đảng cộng sản, Khải và bọn Việt Gian Việt Kiều lợi dụng xương máu qua mũi súng, được sang giàu tuyệt đỉnh trong mấy chục năm qua. Sự may mắn của tập đoàn VC là ở đâu trên đất Mỹ, chúng cũng được đồng đô la bảo vệ chặt chẽ, nên không hưởng được những sự căm thù nguyền rủa tận mặt của hằng trăm ngàn nạn nhân, như tên Trần Trường từng nếm trong quá khứ. Tóm lại, người Việt bây giờ không giống như trước năm 1975, qua kinh nghiệm cả trăm lần, bị lừa bịp khủng bố bốc lột, nên đã không còn ai, kể cả đảng viên hiện sống trong nước, tin nghe những lời láo hứa và tuyên truyền rẻ mạt của VC hay những đài, báo tiếng Việt ở hải ngoại, ham tiền đang làm công cụ cho kẻ bạo tàn.

Suốt một thập niên qua, khi thế giới đi vào xu hướng toàn cầu hóa thì chủ nghĩa khủng bố cũng thay đổi bộ mặt và là công cụ phục vụ cho bọn lãnh đạo độc tài khắp năm châu, trong đó có đảng VC. Tại Hoa Kỳ sau biến cố lịch sử 9-11-2001 làm sụp đổ hai tòa cao ốc tại khu thương mại quốc tế ở New York, thì Tổng thống W.G.Bush luôn nói tới việc diệt trừ khủng bố mà ai cũng đã thấy qua các cuộc chiến tại A Phú Hản, Iraq, Phi Luật Tân... vừa giúp Hoa Kỳ nhổ cỏ tận gốc tổ chức khủng bố Al-Qaeda, mà còn có cớ trở lại vùng Ðông Nam Á Châu, để lập lại những căn cứ chiến lược đã bỏ trống, từ sau khi rút khỏi Nam VN, với mục đích ngăn chống sự bành trướng của Trung Cộng xuống khu vực. Trong chiến lược toàn cầu này, CSVN được cả Trung Cộng và Hoa Kỳ để ý tới vì bản chất chịu làm đầy tớ bất cứ ai, miễn các ông chủ chịu bỏ tiền mướn thích đáng và trên hết là phải hứa bảo vệ mạng sống cá nhân cho lãnh tụ và sự tồn tại của đảng.

Ðó là lý do Hoa Kỳ đã chon liên minh quân sự với kẻ thù VC, qua lời tuyên bố công khai của đại sứ Mỹ tại VN là Marine vào ngày 3-2-2007. Sau đó còn chọc tức Trung Cộng, khi bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí, để VC từ nay tha hồ mua chịu quân nhu đạn dược của lái súng Hoa Kỳ, giúp tối tân quân đội VN vốn đã tuột dốc thê thảm vì tham nhũng, nên mạnh ai nấy làm giàu đâu còn ai ngu như trước năm 1975 bị đảng tuyên truyền đầu độc. Có thể vì vậy, mà đương kim Tổng thống Mỹ bất chấp dư luận phê phán của thế giới, quên hết những lời tuyên bố mạnh mẽ trước kia là chống các chế độ chuyên chế, độc tài. Ông cũng là người hăng hái nhất vực dậy cái xác chết chưa chôn của đảng CSVN, bằng hành động tô son đánh phấn, cho chủ nghĩa toàn trị, qua các thái độ thật đột ngột, khiến ai cũng phải khựng điếng, trước những ban phát liên tiếp nhiều ân huệ, của Tổng Thống W.Bush, dành cho đảng CSVN, từ việc bỏ tên Bắc Bộ Phủ ra khỏi danh sách CPC để đảng có điều kiện tổ chức hội nghị APEC tại Hà Nội với sự hiện diện của nhiều nguyên thủ quốc tế trong đó có Mỹ. Kế tiếp là cho qui chế PNTR và sau cùng được gia nhập WTO, coi như những thắng lợi vàng ròng, giúp đảng VC vẻ vang trên các diễn đàn ngoại giao quốc tế. Vì vậy, nên Mỹ đã làm ngơ trước sự bạo tàn của đảng, để chúng mặc sức khủng bố đồng bào và những người đang đấu tranh đòi hỏi tự do và dân chủ trong nước, từ cuối năm 2006 tới nay.

Năm 1949 Trung Cộng đánh đuổi Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Ðảng chạy ra đảo Ðài Loan, chiếm Hoa Lục. Ngày 10-1-1950 là nước đầu tiên công nhận chính phủ VN dân chủ cộng hòa của Hồ Chí Minh. Lập tức Hồ bí mật sang Tàu triều kiến Mao Trạch Ðông xin viện trợ và bảo hộ, cũng như tăng viện quân tướng giúp Hồ đánh Pháp và tiêu diệt các đảng phái Quốc Gia trong nước, đang chống Cộng Sản qua lớp son Việt Minh. Vì vậy từ đó về sau, ngày này được Hồ bắt cả nước gọi là quốc lễ, cũng là cái mốc lịch sử đánh dấu giai đoạn VN lại bị Bắc Thuộc lần thứ 5, kéo dài tới nay vẫn chưa bứt nổi xiềng xích nô lệ do đảng CS và Hồ mang về. Lịch sử lại tái diễn nhiều lần, trải dài suốt triều đại xã nghĩa. Có điều những chuyến đi ăn mày ngoại bang của Lê Duẩn, Phạm Văn Ðồng, Ðỗ Mười, Võ Nguyên Giáp, Lê Ðức Anh, Nông Ðức Mạnh... rất bí mật và được dấu kỹ, nên không biết chuyện gì đã xảy ra. Trái lại, hai chuyến sang Mỹ của Phan Văn Khải vào tháng 6-2005 và Nguyễn Minh Triết hiện nay, cũng thậm thụt lén lút vì những mục đích bất chính, bán nước, buôn dân, làm nhục quốc thể, đã làm cho nước Mỹ lẫn người Việt hải ngoại chống đối và khinh miệt.

Riêng những người lính già Miền Nam hiện còn sống sót tại hải ngoại, lần nữa lại phải nuốt nước mắt đắng cay, nhắm mắt nhận nhục hờn trước hình ảnh Nguyễn Cao Kỳ bí xị, méo mó, dù được xếp ngồi chung bàn với Nguyễn Minh Triết, qua giới thiệu đầy trào phúng của báo chí "cưụ thiếu tướng tư lệnh Không Quân, cựu Thủ Tướng và Phó Tổng Thống VNCH".

Nhìn lại quân sử thế giới từ mấy ngàn năm qua, có thể nói được duy nhất chỉ có Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tuy tồn tại rất ngắn ngủi (1955-1975), vì hoàn cảnh bắt buộc phải buông súng nhưng không đâu hàng, rã ngũ và là quân đội duy nhất đã có tới Năm Vị Tướng Lãnh : Pham Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyễn Vỹ và Trần Văn Hai, đã Tuẫn Tiết trước giặc thù xâm lăng, làm rạng danh nòi giống Lạc Hồng. Cho nên QLVNCH làm gì có những tên phản tặc vô liêm sỉ đứng trong hàng ngũ như Nguyễn Cao Kỳ, từ trước tới nay chỉ tuyên bố bậy bạ như kẻ mất trí, mà mới đây trong bữa tiệc máu chiều ngày 22-6-2007 tại Nam CA, vì để bợ chủ là Nguyễn Minh Triết đang có mặt tại chỗ, Kỳ không được mời nhưng tự mò tới và nổi điên lên phát biểu "bài nói của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gây xúc động lớn đối với tôi... và có thể rất cảm động... tôi là một thứ biểu tượng của một bộ phận khác bên này của người Việt. Vì vậy sự hiện diện của tôi ngày hôm nay, sau khi trở về VN, tôi muốn nói với đồng bào VN (?), đặc biệt những người từng chiến đấu dưới sự chỉ huy của tôi (?) là Ngày hôm nay, mọi bất hòa đã chấm dứt (?)‘

Hèn như vậy, nên Kỳ phải sống chung với VC thì cũng đâu có gì lạ ?


+ QUAN HỆ MỸ VIỆT CỘNG : NỖI Ô NHỤC TRONG DÒNG VIỆT SỬ CẬN ÐẠI:

Ngay từ thời Hồ Chí Minh còn làm trùm đất Bắc, dù đã tôn thờ chủ nghĩa Lê-Mác và luôn hướng về Mạc Tư Khoa như đất tổ nhưng vẫn nỗ lực đu giây giữa hai nước đàn anh Nga-Tàu, để kiếm viện trợ và sự ủng hộ trên các diễn đàn chính trị quốc tế. Nhưng cả Nga lẫn Tàu, thật sự chỉ muốn lợi dụng VC và đều nghĩ tới quyền lợi của mình trước hết. Bởi vậy đâu có ai ngạc nhiên, khi biết năm 1963, Khrushchev đã cực lực chống Bắc Việt, mở cuộc chiến tranh tại Miền Nam, vì lúc đó Nga đang hòa hoãn với Mỹ trong chiến tranh lạnh, qua kế hoạch giảm bớt số lượng bom nguyên tử. Tương tự vào năm 1972, cả Nga lẫn Trung Cộng vì đang giao hảo tốt với TT. Richard Nixon, nên để mặc cho Mỹ oanh tạc Bắc Việt khủng khiếp. Quan trọng nhất, là dưới con mắt của hai đàn anh lớn, VC vẫn luôn bị nghi ngờ là phương xét lại, lật lọng, láu cá, phản phúc không thể tin tưởng. Ðó là lý do khiến cho Hà Nội phải bắt cá ba tay, khi quay ra làm quen với các nước Ðông Nam Á, Nhật, Âu Châu và kẻ thù không đôi chung là Hoa Kỳ.

Tháng 9-1976, VC được nhận vào Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund ố IMF). Vì là nước cộng sản đầu tiên được vào tổ chức này, nên VC đã bị Nga và cả khối phản đối dữ dội vì bị cho là đi lệch hướng, khi chia xẻ bí mật quốc gia cho kẻ thù. Ngoài ra vì đang đi dây giữa nhiều thế lực để kiếm lợi, nên VC đã từ chối không gia nhập Khối Kinh Tế Ðông Âu (Comecon), nên bị Mạc Tư Khoa huỷ bỏ nhiều dự án hứa giúp VN lẫn quân viện, kể cả gạo viện trợ của Trung Cộng cũng bị cúp luôn. Tóm lại bắt đầu năm 1977, VC hoàn toàn bị cô lập trước thế giới, đồng thời cũng kẹt cứng trong mối liên hệ an ninh quốc gia, giữa Khmer Ðỏ và Trung Cộng.

Ngày nay qua núi sử liệu trong và ngoài nước đã bật mí, ta mới biết được VC ngoài miệng lúc nào cũng nói chống Mỹ, Tây Phương, Nhật, Tư Bản nhưng trong tận cùng tim óc lại rất thèm thuồng sự bang giao với họ, nhất là kẻ thù không đội trời chung Hoa Kỳ. Bởi vậy, khi Sài Gòn bị cưỡng chiếm trưa 30-4-1975, thì chỉ hai tháng sau, VC đã trân trọng mời hai ngân hàng lớn của Mỹ trở lại VN, để bàn thảo phát triển kinh tế và thương mại. Riêng với Hoa Kỳ, từ sau cuộc chiến Ðông Dường lần 2 kết thúc, càng mệt mỏi thất vọng vì sự tháo chạy nhục nhã tại VN, cộng thêm vụ Watergate, nên đã bầu Jimmy Carter, xuất thân đại điền chủ trồng đậu phụng ở miền Nam, thuộc đảng Dân Chủ, làm tổng thống. Là một người hiền lành đạo đức lại ngoan đạo, nên Carter nghĩ rằng muốn xóa bỏ hội chứng VN trong lòng người Mỹ, tốt nhất là thiết lập ngoại giao cũng như bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Hơn nữa, giữa hai cưụ thù cộng sản là Trung Cộng và VC, thì VN tương đối được Mỹ chấp nhận dễ dàng hơn, vì không có một vấn đề gì nhiêu khê, như vụ Ðài Loan đối với Bắc Kinh.

Nhưng thiện chí đầy nhân bản và tốt đẹp trên của TT Carter, đã làm cho bọn chóp bu già ngu tham ác Hà Nội hiểu lầm và tăng thêm lòng kiêu căng phách lối trong những bộ óc đặc sệt chủ nghĩa, là Mỹ đã gục ngã trước chiến thắng thần thánh siêu nhân của các đỉnh cao, cùng với sự ưu việt của chủ nghĩa xã hội, qua ba dòng thác cách mạng, đã đánh gục ba đại cường Pháp-Nhật-Mỹ, khiến cho tư bản giẫy chết. Bởi vậy Hà Nội cần gì liên hệ với tên đầu sỏ tư bản là Mỹ, đang cầu cạnh tới làm quen. Chính sự chủ quan thiển cận đó, đã làm cho Mỹ quay mặt với VN và quyết tâm kết thân với TC, đẩy Hà Nội vào con đường tận tuyệt, phải chạy theo Liên Xô, gây nên cuộc chiến long trời lở đất, giữa Hoa-Việt tại biên giới hai nước vào tháng 2-1979. Kết quả 5 tỉnh thượng du Bắc Việt bị giặc Tàu tàn phá bằng bom đạn, thành những đống gạch vụn, nhiều vạn đồng bào và bộ đội thương vong thảm thiết và kinh hoàng nhất là cả nước từ nam ra bắc, đắm chìm trong ngục tù thù hận, địa ngục đói nghèo, hơn 10 năm dài vì bị cả loài người quay lưng nguyền rủa, khi đối mặt với hàng triệu thuyền nhân VN, liều chết bỏ quê hương ra biển tìm tự do trong nổi chết chực chờ.

Ðã mang bệnh tưởng tượng không còn thuốc chữa, các lãnh tụ cộng sản vĩ đại của Bắc Bộ Phủ, từ Lê Duẩn-Trường Chinh-Phạm Văn Ðồng tới Lê Ðức Thọ..., lại tham lam không bút mực, nên lúc nào cũng tin là Mỹ phải trả nợ số tiền 3,25 tỷ mỹ kim viện trợ + 1,5 tỷ mỹ kim tái thiết, theo lời hứa mà Richard Nixon đã viết trong một lá thư mật gửi cho Phạm Văn Ðồng, khi hai bên ký kết Hiệp Ðịnh ngưng bắn Paris 1973.

Ngày 16-3-1977, một phái đoàn Hoa Kỳ lần đầu tiên tới Hà Nội sau khi chiến tranh chấm dứt vào cuối tháng 4-1975. Mục đích của chuyến đi là tìm kiếm người Mỹ mất tích (MIA) tại Ðông Dương. Ngoài đại sứ lưu động Leonard Woodcock, một lãnh tụ nghiệp đoàn, được Carter cử làm trưởng phái đoàn, còn có rất nhiều nhân vật quan trọng khác tháp tùng, gồm có đại diện của hai hãng xe Mỹ General Motors và Chrysler, các nghị sĩ quốc hội Mike Mansfield, đại sứ CharlesYost, dân biểu Sonny Montgomery, nhà hoạt động nhân quyền Marian Edelman với vài ký giả tháp tùng.

Nhưng tất cả thiện chí của Hoa Kỳ đã trở thành vô nghĩa, lố bịch trước bệnh tưởng tượng vĩ đại của các đỉnh cao trí tuệ loài người, đang ngất ngưởng ngự trên chiếc ngai vàng được xây dựng bằng máu xương Việt, từ năm 1930 tới nay. Còn gì trắng trợn và tàn nhẫn hơn, qua cuộc đối thoại đầu tiên giữa Woodcock "tôi hy vọng cuộc viếng thăm này, sẽ tạo được căn bản cho mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước" và được từ Nguyễn Duy Trinh, tới Phan Hiền... trả lời, theo lệnh của Lê Duẩn "không có tiền, thì không có tin tức gì về lính cả". Tóm lại theo VC, thì Hoa Kỳ phải bồi thường chiến tranh trước như đã đồng ý trong hiệp đinh Paris 1973, rồi mới nói tới chuyện kiếm xác lính Mỹ mất tích". Nhưng Woodcock lúc đó đang đại diện cho nước Mỹ, đã thẳng thắn trả lời với Bắc Bộ Phủ "HIỆP ÐINH PARIS ÐÃ BỊ BỨC TỬ, VẤN ÐỀ CÒN LẠI CỦA VN HÔM NAY, CHỈ ÐƯỢC GIẢI QUYÊT BẰNG LÒNG NHÂN ÐẠO MÀ THÔI".

Thế là trận mưa đô la Mỹ sẽ vĩnh viễn chẳng bao giờ đổ xuống cung đình Hà Nội như lòng ham muốn vô đáy của các chóp bu luôn bệnh hoạn tưởng tượng. Nhưng vốn là những kẻ lì lợm tráo trở, nên vừa thua me đã vội bày bài cào để gỡ, bằng cách dùng những bộ xương khô của lính Mỹ mất tích trong cuộc chiến vừa qua, để làm mồi câu cá mập. Ðồng thời còn hứa hẹn sẽ trao cho Hoa Kỳ tất cả những tin tức và dử kiện về xác Mỹ càng sớm càng tốt, nếu có tiền bồi thường chiến tranh. Sau này qua các tài liệu mật được công bố, cho biết lúc đó Carter rất chú trọng tới VN, không phải do lòng thương lính Mỹ mất tích, mà vì các tiềm lực tài nguyên thiên nhiên, trong đó có dầu hỏa được phát hiện ngoài thềm lục địa VNCH, từ trước tháng 4-1975. Riêng đối với bọn tài phiệt tư bản, phần lớn là chủ ngân hàng, hãng xe, các cơ sở thương mại, hãng dầu của Hoa Kỳ... thì mờ mắt trước lời rao hàng của VC về lao động rẻ, tài nguyên nhiều... nên gây áp lực Chính Phủ bãi bỏ lệnh giao thương với VC, vì sợ món hàng quí trên lọt vào tay tư bản Nhật và Âu Châu.

Ðể tỏ thiên chí và cũng cám ơn về 12 bộ xương khô do Woodcock mang về Mỹ, nên Carter vào tháng 5-1977, đã chấp thuận giúp VC nhiều vấn đề, từ ngân khoản 5 triệu mỹ kim nhân đạo, cho tới sự đồng tình với Liên Hiệp Quốc, qua chương trình cho vay tiền phát triển VN.

Giữa lúc hai phái đoàn Mỹ (Holbrooke) - VC (Phan Hiền) đang thương thảo tại Ba Lê, thì vào ngày 19-12-1977, một vụ án gián điệp ngay trên đất Mỹ, được FBI khám phá, đó là vụ Ronald Humphrey và David Trương (con trai Trương Ðình Dzu, một tên thân cộng từng bị chính phủ VNCH câu lưu trước năm 1975). Thế là qua áp lực của quốc hội, bắt buộc Carter hủy bỏ việc giao thương giữa hai nước, đồng thời chấm dứt luôn việc LHQ cho vay tiền và các dự án đầu tư tại VN. Túng thế làm càn, VC từ Lê Duẩn, tới Phạm văn Ðồng, Lê Ðức Thọ, Trường Chinh cả Võ Nguyên Giáp... lặn lội sang Trung Cộng, Liên Xô, Ấn Ðộ, Tây Âu... để cầu viện, nhưng ở đâu cũng bị từ chối vì thái độ kiêu căng phách lối, trong lúc đang đi ăn mày thiên hạ.

Từ đó VC mới mặn nồng trở lại với Liên Xô. Cuối tháng 5-1977 gia nhập khối Comecon do Nga làm chủ. Ngày 6-6-1977 Phạm Văn Ðồng gặp tổng bí thư LX là Leonid Brezhnev, để ký hiệp ước liên kết hữu nghị Việt-Xô. Ðây là một thành tựu vĩ đại của đảng ta, vì Nga hứa là sẽ giúp VC từ A-Z, trong đó có 40 công trình xây dựng. Cuối tháng 7-1977, một phái đoàn quân sự Nga gồm 21 nhân vật quan trọng của đảng, bí mật tới các hải cảng Ðà Nẳng, Nha Trang, Cam Ranh, Vũng Tàu và rồi tháng 10-1977, VC ký một thỏa ước đặc biệt với Nga, để nước này chở các chiến lợi phẩm thu được của VNCH như thiết giáp, máy bay... sang bán cho Ethiopia (Châu Phi). Sau đó Nga mới cung cấp cho VC những quân dụng cũ, gồm 2 tàu ngầm, một khu trục hạm, một số tuần duyên hạm và một phi đội chiến đấu cơ Mig-21. Thế là VC theo Nga từ đó, mở màn cho hai cuộc chiến biên giới Việt-Khmer đỏ (12-1978) và Việt-Hoa (2-1979).

Tháng 1-1979, Carter cùng Ðặng Tiểu Bình lúc đó đang nắm quyền Trung Cộng, bình thường hóa bang giao, còn Nga và VC thiết lập liên minh quân sự. Không phải nhờ lịch sử đã vô tình xếp đăt, mà thực sự chính Brzezinaki, kẻ có khuynh hướng thân Tàu, khi đá được Vance, lên nắm quyền Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Mỹ, đã ngụy tạo bức tranh chính sách mập mờ giữa Hoa Kỳ-Ðài Loan, để Ðặng vin vào đó mà có cớ hợp tác với Mỹ.

Tháng 1-1979 Ðặng sang thăm Carter tại Hoa Thịnh Ðốn, đồng lúc Mỹ-Nga đang thương tuyết ký hiệp ước SALT II tại Jerusalem (Do Thái) và cao điểm, Hoa Kỳ đang bán vũ khí chiến lược cho Ðài Bắc. Nhưng Ðặng vẫn điềm tĩnh, che lấp sự gượng ép bên trong, để ký kết liên minh với Mỹ vì không còn con đường nào lựa chọn. Sáng ngày 30-1-1979, tại Tòa Bạch Ốc ở Hoa thịnh Ðốn, Carter riêng rẽ gặp Ðặng và nhờ viên thông dịch duy nhất, dịch ngay tại chỗ bức thơ ứng khẩu có nội dung "CẢM TƯỞNG CỦA TÔI LÀ QUYẾT ÐỊNH NÀY ÐÃ CÓ SẲN TỪ LÂU. ÐÓ LÀ VC PHẢI BỊ TRỪNG PHẠT". Tóm lạị tổng thống Carter rất quỷ quyệt, dùng bức thơ miệng không phổ biến, để vừa đồng thuận với Tàu tấn công VN, gián tiếp dằn mặt những đỉnh cao trí tuệ kiêu căng phách lối tại Bắc Bộ Phủ. Ðồng thời chạy được tội, khi dư luận thế giới lên án Trung Cộng bá quyền, tấn công VN, tại diễn đàn LHQ.

Và rồi thời gian lặng lẽ trôi qua, rốt cục chỉ có dân lành ba nước Việt-Miên-Tàu lãnh chịu nỗi đau bom đạn, cùng với sự tàn phá kinh khiếp của chiến tranh. Hưởng lợi nhiều nhất trong cảnh "trai cò tương tranh" là Mỹ, quốc gia Tây Phương duy nhất ca tụng việc Trung Cộng tấn công VN, giữa ngàn muôn thóa mạ của nhân loại. Ghê tởm nhất là trong buổi họp của Ðại Hội Ðồng LHQ vào tháng 9-1979, Hoa Kỳ đã trân tráo bỏ phiếu ủng hộ Khmer Ðỏ của Polpot, vẫn đại diện cho Kampuchia, trong tổ chức này. Bài học lịch sử muôn đời vẫn còn đó, cho thấy Người Mỹ chỉ biết có quyền lợi mà thôi. Ngoài ra không bao giờ cần biết tới danh dự, đạo đức hay dư luận gì hết. Giản dị như vậy, thế mà người Việt (Quốc Gia cũng như cộng Sản), chẳng bao giờ thấu triệt, khi quan hệ chính trị với siêu cường. Tất cả là chiến lược chiến thuật của Mỹ đó, hay nói nôm na là, khi cần thì gì cũng cho nhưng lúc hết xài rồi, có ai dại vồn vã tiếp đón ?

Từ năm 1978-1986, vì tranh chấp với Trung Cộng và Khmer Ðỏ, lại căm thù Mỹ hắt hủi, nên Hà Nội đã rước Nga vào VN, mặc dù trong trận chiến đẳm máu tại biên giới Hoa Việt vào tháng 2-1979 sau đó kéo dài tới đầu thập niên 90, LX chỉ phản ứng bằng nước bọt, khi hai nước đã ký liên minh quân sự. Chính sự hiện diện của Nga tại Ðông Dương và trên hết là sự gia tăng lực lượng Hải quân, kể cả Tiềm Thủy Ðỉnh trong vịnh Cam Ranh, đã làm Hoa Kỳ phải xét lại chiến lược "đỡ lưng" cho Trung Cộng, khi Ronald Reagan của đảng Cộng Hòa thắng cử lên làm tổng thống Mỹ, thay Carter của đảng Dân Chủ. Người Mỹ qua Reagan, lại tái xác nhận liên hệ với Ðài Loan, để tiếp tục bán vũ khí lên tới hàng chục tỷ đô la. Ðể trả đũa, Trung Cộng lại quay về với Liên Xô từ 24-3-1982. Hai nước bắt đầu nối lại sự phát triển thương mại, kinh tế, văn hóa và cao điểm vào tháng 5-1985, Mạc Tư Khoa đồng ý giúp Bắc Kinh canh tân 17 xưởng kỹ nghệ cũ và xây dựng thêm 7 cơ xưởng mới, đồng thời ký hiệp ước gia tăng thương mại giữa hai nước lên 12 lần.

Trước tình trạng công khai trở mặt của các đàn anh, VC chỉ còn cách muối mặt, tìm đủ mọi cách quay về làm đầy tớ cho Trung Cộng, từ cuối tháng 12-1985, để mong giữ đảng và quyền lực xiết cổ họng đồng bào nô lệ cả nước Năm 1991, xã hội chủ nghĩa gần như sụp đổ hoàn toàn trên thế giới, xóa sổ Liên Xô và Ðông Âu. Biến chuyển lịch sử trên, bắt buộc VC không còn con đường lựa chọn nào hơn là chịu làm chư hàu cho TC, qua sự đánh đổi cắt đất biên giới, nhượng đảo, bán biển cho giặc Tàu. Ðồng thời VC mở ngõ biên giới, làm cho cả nước điêu đứng vì hàng lậu và sự xâm nhập ồ ạt của Tàu tại VN trong tất cả mọi lãnh vực, kể cả tư tưởng Hán Tộc, âm thầm đồng hóa người Việt cả nước, qua sự đồng thuận của đảng cầm quyền.

Trong khi đó, vào tháng 1-1985 gần đúng 10 năm người Mỹ tháo chạy nhục nhã tại Nam Vang và Sài Gòn trong tháng 4-1975, Hoa Kỳ được các nước Ðông Nam Á, mời gọi trở lại vùng này, nói là nhờ đóng vai trò xây dựng nhưng mặt thật giúp họ, ngăn chận sự bành trướng của Nga lẩn Tàu. Ðây cũng là thời điểm, đánh dấu nỗ lực mới của Việt Cộng, trong sự mời gọi Hoa Kỳ trở lại VN, trước tiên bằng các phái đoàn tìm kiếm xương khô lính Mỹ mất tích. Rồi giấc mộng vàng, chính thức trở thành sự thật vào tháng 4-1991, qua TT.GBush "Bãi bỏ lệnh cấm vận VN", kế tiếp TT.Bill Clinton "Bình Thường Quan Hệ Ngoại Giao’ giữa hai nước vào năm 1995 và ký "Hiệp ước Thương Mại Song Phuơng Việt-Mỹ’’năm 2001. Cuối cùng mới có cuộc thăm viếng Hoa Kỳ của Thủ Tướng VC Phan Văn Khải, từ ngày 19-6-2005 tới 25-6-2005, nói là tới nhờ Mỹ giúp vào WTO, nhưng mặt thật sang để cam kết làm hết những điều khoản chưa làm, trong bản thương ưóc trên.

+ HIỆP ÐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT-MỸ: CON DAO HAI LƯỞI XIẾT HỌNG VC

Hoa Kỳ là một thị trường lớn, dù trong hoàn cảnh nào, cũng vẫn có sức tiêu thụ và thu hút hơn 1/4 số lượng hàng hóa xuất cảng của thế giới. Bởi vậy Mỹ là điểm thu hút, chẳng những của các nước Tây Phương, Nhật, Nam Hàn, Ấn Ðộ, Ðài Loan... mà với các nước cộng sản thù nghịch, từ Nga tới Trung Cộng và VC... tuy miệng lúc nào cũng bài bác nhưng luôn luôn tìm đủ trăm phương ngàn kế, để được kết thân giao hảo.

VN xã nghĩa bắt đầu mở cửa đổi mới, đón tư bản và Tàu trắng đỏ vào nước cứu đảng từ năm 1988. Chính Bill Clinton đảng dân chủ, trong hai nhiệm kỳ Tổng Thống Mỹ (1992-2000), đã liên tục bãi bỏ lệnh cấm vận (1993), bình thường hóa bang giao hai nước (1995). Tháng 11-1997, Mỹ và VC đã ký kết sơ khởi, một hiệp ước liên quan tới hoạt động của tập đoàn đầu tư hải ngoại, viết tắt là OPIC (Oversear Private Investment Corporation). Ðây là bước khởi đầu rất quan trọng, như các điều kiện phải có, để tiến tới việc ký hiệp định thương mại, nhằm bình thường hóa toàn bộ các quan hệ buôn bán giữa hai nước. Ðối với các doanh nhân Mỹ làm ăn tại nước ngoài, OPIC có giá trị như một loại bảo hiểm rủi ro cũng như là lời cam kết khi thực hiện các hợp đồng. Riêng Clinton sau khi thoát được sự luận tội của Tối Cao Pháp Viện Mỹ, cũng là lúc sắp mãn nhiệm kỳ vào ngày 20-1-2001, đã cùng vợ con sang du hí tại VN. Hành động hái nho trái mùa của một tổng thống Mỹ mang nhiều tai tiếng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, được báo chí thời đó đề cập bằng những danh từ trào phúng mai mỉa, chẳng hạn như "A lame-duck" qua nghĩa đen "Literal meaning, sense - vịt què", hay hiểu theo nghĩa bóng "Figurative meaning, sense". Việc làm trên thật sự chẳng có gì để được ca tụng là mang tính cách lịch sử (Historic) nhưng như tạp chí Newsweek bình luận ngày 27-11-2000 "sau này khi về hưu, Clinton chắc tự hào lắm, vì là tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm kẻ thù VC".

Năm 2002 khởi đầu việc thực hiện Hiệp Ước Thương Mại Việt-Mỹ, nhưng nền kinh tế xã nghĩa đã không đạt được sự tăng trưởng theo chỉ tiêu đề ra từ 7-7,3%. Nói như Bộ trưởng Kế Hoạch Ðầu Tư VC Trần Xuân Giá, thì đây là điềm xấu báo trước cho cả năm. Ðáng báo động là kim ngạch xuất khẩu cũng giảm mạnh, tới 12% so với năm 2001. Tình trạng suy thoái kinh tế này cũng đâu có khác gì năm 1991 mà VC phải hứng chịu, qua tác động nặng nề vì sự sụp đổ của Liên Xô. Nguyên do cũng vì hầu hết các mặt hàng xuất cảng của VN, từ nông sản, tôm cá cho tới hàng may mặc... đều bị các thị trường Mỹ, Nhật, Tây Âu... lưu ý chẳng những vì phẩm lượng yếu kém, mà quan trọng nhất là giá cả buôn bán bừa bãi, chỉ với mục đích cạnh tranh bất chính, chỉ muốn bán được thật nhiều hàng mà thôi. Ngoài ra không cần phải để ý tới quốc thể và uy tín, là hai điều kiện tiên quyết trong việc giao dịch buôn bán lâu dài. Ðây cũng là hậu quả tất yếu của một nền kinh tế nửa nạc nửa mỡ, được gọi là tư bản định hướng theo xã hội chủ nghĩa. Thực trạng kinh tế trong nước như vậy, mà đảng chẳng lo cải tổ, lại cứ nhắm mắt tiến bừa trên lộ trình HỘI NHẬP vào KHU VỰC TỰ DO MẬU DỊCH ASEAN (AFTA), thi hành HIỆP ÐINH THƯƠNG MẠI VIỆT-MỸ, đồng thời chuẩn bị các vòng ÐÀM PHÁN gia nhập TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI.

Ngày 1-1-2002, hai nước VN và Hoa Kỳ chính thức thi hành Hiệp Ðịnh Thương Mại Song Phương và sau hai tháng, cho thấy về phía VN, hàng hóa xuất cảng sang Mỹ chỉ có 0,05% giá trị trong tổng số nhập cảng. Giữa lúc đó thì hàng hàng lớp tư bản Mỹ, mà trong số này có rất nhiều doanh nhân Việt Kiều, kéo vào nước ta làm ăn buôn bán đầu tiên là Hiệp Hội May Mặc và Giày Da Hoa Kỳ. Cuối tháng 1-2002, Phụ Tá Bộ Trưởng Thương Mại Mỹ là William Lash thân hành sang Hà Nội, bàn thảo về những luật lệ điều khoản mà hai phía cùng ký, đồng thời xem xét việc giúp VN các kỹ thuật. Nhờ Hoa Kỳ bợ lưng, nên Xã Nghĩa đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư của Châu Á cũng như Tây Phương, nhảy vào bỏ vốn làm ăn, giúp cho nghành Dệt May của nước ta phát triển manh. Tóm lại nếu được thi hành một cách nghiêm chỉnh, Hiệp Ðịnh Thương Mại là thời cơ để VN cải tổ lại nên kinh tế còn yếu kém vì nạn tham nhũng, cũng như sửa đổi lại nền hành chánh quan liêu lỗi thời và trên hết là biết xử dụng CÔNG PHÁP QUỐC TẾ, chứ không phải là xài LUẬT RỪNG, trong lúc đã chấp nhận làm ăn chung, tuyệt đối phải CÔNG BẰNG SÒNG PHẲNG theo luật định. Tuy nhiên vẫn còn quá nhiều tuyên truyền bôi bác, rằng ký Hiệp Ðịnh Thương Mại, chắc chắn trong tương lai, VN sẽ bị lệ thuộc vào nền kinh tế Mỹ, dù thực sự đây mới chính là bước đầu rất quan trọng, để VN được thu nhận vào Tổ Chức Thương Mai Quốc Tế (WTO) sau này.

Hiệp Ðịnh Thương Mại Song Phương (Bilateral Trade Agreement ố BTA), được VC và Hoa Kỳ, ký kết tại Hoa Thuận Ðốn ngày 13-7-2000 (thời Bill Clinton). Nhìn chung, đây là một văn bản rất chi tiết (detailed) và vô cùng phức tạp (complicated), qua 7 chương chính (chapter) và 9 phụ lục (annexe). Ngoài ra trong văn bản (BTA), có kèm theo mục Ðịnh Nghĩa (Definition), nói rõ nhiệm vụ Các Bên (Parties-Dành chung hai nước) và Bên (Party - Chỉ riêng từng quốc gia). Ngay từ Chương Ðầu nói về Thương Mại Hàng Hóa, đã đề cập ngay tại Ðiều 1 - Về Quy Chế Tối Huệ Quốc (Most Favored Nation - MFN), còn được gọi là Quan Hệ Thương Mai Bình thường. mà hai nước đã cam kết khi ký văn bản, là phải lập tức thi hành vô điều kiện. Nhưng quan trọng nhất là ở Chương II, điều 2 có nói tới Quyền Sở Hữu Trí Tuệ (Intellectual property rights), rất chi tiết, bao gồm Quyền Tác Giả (Copyright), Quyền Liên Quan (Related right), Nhãn Hiệu Hàng Hóa (Trademarks), Bằng Sáng Chế (Patents)... Trong lúc VN Xã Nghĩa và Trung Cộng, hiện nay đang đứng đầu thế giới về tội xâm phạm Quyền Sở Hữu Trí Tuệ của Nhân Loại, trong đó làm thiệt hại nhiều nhất cho Ðại Công Ty Microsolf của tỷ phú Mỹ Bill Gate. Chính những điều khoản liên hệ tới "NGƯỜI CÓ QUYỀN (Right Holder)" bao gồm Thế Nhân hoặc Pháp Nhân, là người duy nhất có quyền cấp độc quyền sáng chế (Exclusive Lisensee), trước Pháp Lý và Công Ước Quốc Tế (International Convention), là một trong những điều còn lại, mà Phan Văn Khải phải sang tận Mỹ để giải quyết.

Trung Cộng từ ngày mở cửa trải thảm đón Nixon-Kissinger năm 1972 nhưng mãi tới 15 năm sau, mới đạt được Hiệp Ðịnh Song Phương với Mỹ và sau đó được hội nhập vào WTO năm 2001. Là một nước lớn với 731 triệu lao động, có giá rẻ mạt so với bất cứ nước nào, như là một điều kiện tiên quyết thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất trong khu vực (39%). Lợi điểm này càng tăng nhiều lần, khi TC là thành viên của WTO, có điều kiện mở rộng hoạt động thương mại toàn cầu, mà VN là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Xưa nay hai nước Việt-Hoa, ngoài vấn đề có chung biên giới dài, còn có nhiều điểm tương đồng về hàng xuất cảng, nhất là sau thời kỳ hai nước mở cửa, để hội nhập vào thế giới tư bản. Tuy nhiên hàng hóa của hai nước, có tương đồng về sản phẩm như hàng may mặc, nông thủy sản... nhưng khác biệt về cơ cấu sản xuất. Trung Cộng với đất rộng, lao động rẻ, vốn nhiều... nên cùng một món hàng, lại có giá thành rẻ hơn hàng VN nhiều lần. Hơn nữa, TC đang là thanh viên của WTO, nên hàng VN không làm sao cạnh tranh nổi, dù phẩm chất hàng hóa VN rất tốt và an toàn vệ sinh hơn hàng TC. Một ảnh hưởng khác cũng không kém phần quan trọng đối với VN, là dù hứa hẹn để được vào WTO nhưng đến nay, TC vẫn cứ thả nổi tỷ giá của Ðồng Nhân Dân Tệ, nay lại trở thành đồng tiền trao đổi tự do, đối với các loại kim ngạch khác của thế giới, trong đó có đồng đô la Mỹ.

Tóm lại, dù đã vào được WTO nhưng hàng hóa xuất cảng của VN ngày nay, đã có rất nhiều vấn đề, từ bị thưa kiện vì bán quá giá, làm mất đi sự ưu đãi về thuế quan tại các thị trường Mỹ-Nhật-Âu Châu. Thêm vào đó là sự canh tranh của hàng Trung Cộng, đang được hưởng qui chế tối huệ quốc, với thuế xuất rẻ mạt. Bởi vậy sự sống còn của kinh tế VN, không phải là cứ đi lạy khắp nơi để xin được ưu đãi, mà là phải có chính sách làm ăn đứng đắn, biết tính toán, cân nhắc lợi hại, để tìm lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới, dù hiện nay chưa được vào WTO. Nhưng trên hết là phải cởi mở, tạo môi trường thành thật, có như vậy mọi người mới dám chung sức góp vốn, để cùng phát triển đất nước, dành lại thị trường nội địa, đang bị hàng hóa Trung Cộng đè bẹp tận tuyệt.

+ VÁN BÀI LIÊN MINH VIỆT MỸ, QUA CHUYẾN VIẾNG THĂM HOA KỲ THÁNG 6-2007 CỦA NGUYỄN MINH TRIẾT:

Cho tới bay giờ, qua bộ máy tuyên truyền vĩ đại của đảng, gần như bịt mắt bóp họng đồng bào trong nước, khiến cho ai cũng tin rằng người Mỹ hiện rất cần cái thị trường to lớn béo bở của VN, nên đảng VC muốn đòi hỏi bất cứ điều gì Hoa Kỳ cũng phải cung ứng đầy đủ, kể cả sự hy sinh dân chủ, nhân quyền mà ông W. Bush luôn coi là mục tiêu tối hậu của mình, qua hai nhiệm kỳ tổng thống (2001-2008). Ðiều này cũng đã được nhiều nhà chính trị trên thế giới đồng thuận khi đem hai tập đoàn đại tư bản Mỹ đang làm ăn tại VN là Bill Gate và Intel ra chứng minh, rồi kết luận "chính quyền Mỹ bị các tập đoàn tài phiệt giựt dây nên chỉ biết phục vụ cho đại tư bản".

Ai cũng biết rõ xưa nay VC luôn láo bịp để thổi phòng và bóp méo sự thật. Bởi vậy ở đâu chúng cũng to miệng tuyên bố "cần quan hệ kinh tế nhưng không được can thiệp vào nội bộ lẫn nhau". Chính những lời này, đã khiến cho Hoa Kỳ phải lật ngửa con bài tẩy trong ván bài "quan hệ chiến lược" giữa ba nước Việt Nam-Trung Cộng và Hoa Kỳ, ngay trong chuyến tới Mỹ của Nguyễn Minh Triết từ 18 tới 22-6-2007.

Tất cả gần như là những trận hỏa mù, mà Hoa Kỳ cố tính thả ra để cho VC càng lúc càng thấy mình quan trọng và cần thiết nhất tại Ðông Nam Á, đến độ Mỹ chỉ được đóng vai trò bảo vệ cho đảng CSVN mà thôi, duy nhất chỉ vậy và đó cũng là ý nghĩa của sự quan hệ chiến lược mà Hà Nội đã vọng tưởng.

VC ngày nay gần như khinh thường tất cả công luận thế giới, trong đó có cả Liên Âu, Úc, Canada... là những thị trường to lớn mà hàng hóa VN rất cần để mua bán trao đổi. Ðối với người Mỹ, VC còn hung hãn hơn, có thể nói là láo xược chẳng khác gì thời trước năm 1975, qua nhiều hành động khinh thường công pháp quốc tế, như vụ hạ nhục và chụp mũ "khủng bố "Dân Biểu Loretta Sanchez, từ Mỹ sang Hà Nội thăm vợ các nhà tranh đấu đang bị cầm tù. Chẳng những lên mặt dạy bảo Hoa Kỳ về luật pháp, ngoại giao... khi ngạo nghễ xua Công An ngang nhiên đàn áp bắt bớ những người chống đối đảng, mà còn viết báo phỉ báng Hạ Viện Mỹ khi cơ quan này đồng thanh (100%) chỉ trích hành động vi phạm nhân quyền tại VN.

Trước những sự kiện nổi điên đột ngột của CSVN có thể nói là hung hãn chưa từng thấy, tại sao vậy ? Ðó là vì VC tự mình quá huyễn hoặc về cái gọi là "thế chiến lược của mình" trên bàn cờ chính trị thế giới, đặc biệt là sự liên hệ với Trung Cộng và Hoa Kỳ. Trong ảo tưởng đó, khiến cho VC tưởng rằng thiên hạ ai cũng phải cần tới mình, vì vậy sẽ không có ai kể cả người Mỹ, dám ngăn cản chống đối sự ngang ngược lố lăng, hành động cướp bốc khủng bố đồng bào trong nước.

Sau nhiều năm mở cửa, phát triển kinh tế theo tư bản chủ nghĩa, Trung Cộng ngày nay đã trở thành một cường quốc thật sự về mọi mặt, kể cả việc thám hiểm không gian vũ trụ. Ðây là một nguy cơ thật sự đối với VN vì sự liên hệ địa lý, nên dù muốn hay không, người Tàu lúc nào cũng coi vùng này như một tiền đồn, ngăn cản họ trên đường bộ tiến xuống vùng Nam Á. Ðó cũng là lý do Hoa Kỳ đã thay đổi chiến lược để phù hợp thực tại, ngược lại Trung Cộng thì muốn biến VN thành một chư hầu, để ngăn cản sự hiện diện của Hoa Kỳ tại tiền đồn sát nách mình. Ðó là cục diện khiến VC lên mặt với thế giối ngày nay.

Cũng vì không muốn VN bị lệ thuộc hẳn vào đế quốc đỏ, để rồi trở thành vết dầu loang nhuộm đỏ các đồng minh của mình trong vùng như Thái Lan, Mã Lai Á, Tân Gia Ba, Nam Dương... nên Hoa Kỳ qua nhiều đời Tổng Thống từ năm 1990 tới nay, mà cao điểm là thời TT W.Bush đã chủ động tìm tới kết thân với VC, vực dậy một cái xác chết chưa chôn qua những khai thông bế tắc của VN trên con đường hội nhập vào quốc tế, qua sự giúp đỡ đầu tư, bảo trợ vay nợ cũng như mở rộng thị trường để nâng đỡ hàng hóa xuất cảng của VN.

Tất cả những hành động trên của Hoa Kỳ, chẳng những giúp VN phát triển về kinh tế, mà còn được coi như là một bảo đảm về chính trị trong vùng, khiến cho Trung Cộng cũng phải xét lại thái độ và hành động của mình, mà bớt đi phần nào sự hung hăng bắt nạt VN như trước. Nhưng VC quá tham lam và đần độn, đã không tự nhận biết mình là ai và đang đứng ở chỗ nào, giống như thời kỳ trước, cứ hung hăng phách lối, ngay cả lúc Nguyễn Minh Triết tới Mỹ "Trung Cộng vẫn là đối tác hàng đầu của VN". Trước những chuyện đầy lố bịch trong quan hệ Mỹ-VC, nhiều người đã thắc mắc rằng, VC có ưu tiên gì khiến cho người Mỹ phải chịu nhượng bộ kể cả vùi dập luôn danh dự của một siêu cường đứng đầu thế giới, khi làm lơ để dung dưỡng cho VC đàn áp khủng bố bốc lột đồng bào ?

Nói một cách thẳng thừng, thì chính VC là kẻ phải nhờ sự giúp đỡ của Hoa Kỳ để sống còn trước Trung Cộng. Nhìn lên bản đồ Ðông Nam Á ngày nay, VN thật sự không chiếm giữ một vai trò chiến lược nào hết ngoài việc có chung biên giới và lãnh hải với Trung Cộng. Những bài học địa lý chỉ có giá trị trong các thập niên 40-50 của thế kỷ XX, được VC thổi phồng trong các sách giáo khoa nhồi sọ trẻ em trong nước, nay đã lỗi thới trước xu hướng phát triền toàn cầu và cũng không phải là cửa ngõ duy nhất để vào khu vực Ðông Nam Á mà chỉ là con đường bộ để đi vào các tỉnh Nam Trung Hoa. VN cũng không phải là một vị trí chiến lược quan trọng trong hải lộ Thái Bình Dương, nếu so với các nước Phi luật Tân, các đảo Hoàng Sa, Hải Nam, Hồng Kông (thuộc Trung Cộng) dù VN có bờ biển dài trên mấy ngàn cây số. Tóm lại, ngoài Trung Cộng cần tới VN, tất cả các nước khác kể cả Nga và Hoa Kỳ đều không cần dùng tới cửa ngõ VN nhưng họ vẫn vào được vùng Ðông Nam Á.

Tóm lại cái gọi là chiến lược mà VC đang huênh hoang khắp thế giới và Hoa Kỳ, chỉ là vấn đề sống còn của VN trước sự bành trướng của Trung Cộng. Biển Ðông, cửa ngõ của VN hướng ra thế giới bên ngoài, thật sự đâu có khác gì cái ao trong biển Thái Bình, nên chẳng ăn nhập gì tới eo biển Malacca thuộc địa vực ba nước Tân Gia Ba, Nam Dương và Mã Lai Á, là huyết mạch trên hải lộ từ Ấn Ðộ Dương tới Thái Bình Dương.

Tóm lại nếu có chiến tranh với Trung Cộng, dù có VN hay không, Hoa Kỳ vẫn có đủ chiến lược đối đầu với Tàu, qua các vị trí tại Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai Á, Tân Gia Ba... Khi có chuyện xảy ra, chính VN mới là nước bị đe dọa trực tiếp. Nói một cách khác, tất cả các nước ở Ðông Nam Á trong đó có VN, đều cần tới sự bảo vệ giúp đỡ của Hoa Kỳ. Như vậy trong ván bài quan hệ chiến lược, dù Hà Nội hung hăng tráo trở, nhưng mọi người đều thấy rõ, thực chất VC là đồng minh của ai ? và chính ai mới cần tới ai trong ván cờ chiến lược toàn cầu ? Bi hài nhất trong vở kịch đồng minh chiến lược VC - Hoa Kỳ, vẫn là "chống Mỹ cứu nước" mà VC đã liên tục đầu độc qua nhiều thế hệ VN trước và sau 1975, qua tài liệu sách báo bảo tàng và mới nhất là vụ kiện chất độc màu da cam, như là tội ác của Mỹ trên đất Việt. Như vậy chẳng lẽ Hoa Kỳ ngu muội đến mức phải hy sinh danh dự của một siêu cường, để bao che cho một đảng cướp đang khủng bố đồng bào và chà đạp nhân quyền, dân chủ trong nước.

Trước chuyến đi Mỹ của tập đoàn Nguyễn Minh Triết, nhiều dấu hiệu cho thấy đã có sự trục trặc trong quan hệ chiến lược giữa VC và Hoa Kỳ. Cái ngu nhất của VC là công khai để lộ nguyên hình thân Tàu quá lộ liễu, nhất là lúc đang đi dây giữa Trung Cộng và Mỹ để hưởng lợi. Không như lúc trước đứng làm ngơ hay phản ứng cho có lệ, lần này Hoa Kỳ đã phản ứng thật mạnh mẽ trước hành động đàn áp nhân quyền và dân chủ tại VN. Riêng Tổng Thống W.Bush ngoài việc chỉ trích VC độc tài trong bài diễn văn đọc tại kinh đô Tiệp Khắc, trên đường tham dự hội nghi G8 - 2007, cũng như lúc tới dự lễ khánh thành Tượng Ðài Nạn Nhân Cộng Sản tại Hoa Thịnh Ðốn.

Chưa hết Hoa Kỳ còn yêu cầu Hà Nội phải thả ngay các nhà tranh đấu dân chủ trong nước đang bị đảng cầm tù, trong đó có các ông Nguyễn Vũ Bình, Lê Quốc Quân... Ngoài ra chính Tổng Thống W.Bush còn mời bốn nhân vật đại diện cho các tổ chức tranh đấu dân chủ của Người Việt, vào Tòa Bạch Ốc để hội kiến với ông và các nhân vật hàng đầu trong chính phủ Mỹ. Trước những sự kiện đã xảy ra, những người am tường về chuyện dài Mỹ-VC, thì cho rằng đây chỉ là màn hỏa mù mà hai phía liên hệ đã nhịp nhàng tung hứng. Phía VC thả các tội phạm để xoa dịu bớt sự chống đối và căng thẳng khi Triết tới Mỹ, còn Hoa Kỳ thì phải làm như vậy để vớt vát bớt mặt mũi của TT W.Bush khi dự G8 và trên hết là hốt phiếu cho đảng Cộng Hòa trong mùa bầu cử 2008, từ khối cử tri người Việt đa số rất căm thù Cộng Sản. Dù gì chăng nữa, sự kiện Mỹ coi thường trong khi đón tiếp Nguyễn Minh Triết khi vào Bạch Cung, đã làm cho VC mất mặt với quốc tế, trong lúc đảng đang cần tiếng tăm để cò mồi buôn bán.

+ SỰ NHỤC NHÃ CỦA TẬP ÐOÀN NGUYỄN MINH TRIẾT TRONG NHỮNG NGÀY CÓ MẶT TRÊN ÐẤT MỸ:

Năm 1927, Tổng thống Coolidge và phu nhân mở tiệc khoản đãi các phái bộ ngoại giao. Trong bữa tiệc, người ta xếp phu nhân của đại sứ Bỉ ngồi cạnh viên đại sứ đầu tiên của Ðức, kể từ sau Ðại Chiến lần thứ I (1914-1918), đồng thời còn kiêm thêm chức giám đốc KRUPP. Vị phu nhân trên đã tuyên bố thẳng thừng trước mặt mọi người "Tôi không ngồi cạnh tên sát nhân này". Tái mặt trước một sự kiện bất ngờ, các viên phụ tá tức tốc phải đổi chỗ ngồi cho bà. Sau đó, Tổng thống Coolidge ra lệnh cho Bộ Ngoại Giao chỉ định một trưởng ban Nghi lễ tại Bạch Cung để lo việc tiếp tân. Ðiều này cho thấy người Mỹ rất coi trọng tới các qui tắc ngoại giao nhưng tại sao lại cắt bỏ các nghi lễ đón tiếp Nguyễn Minh Triết ? Đối với các nước dân chủ văn minh là một biến cố lớn làm nhục quốc thể nhưng với CSVN lại là một chuyện bình thường, vì nhiệm vụ của Triết tới đây, chỉ để cầu cạnh Hoa Kỳ đổ tiền vào nuôi béo đảng và sự giúp đỡ về kinh tế, quân sự cho VN. Tóm lại ngày nào Chính phủ Hoa Kỳ còn chưa tỏ rõ lập trường chính trị dứt khoát đối với VC, chừng đó đừng mong đảng dừng tay hay nhân nhượng với ai về nhân quyền, dân chủ. Chính vì nắm chặt con bài tẩy của Mỹ, nên Triết mới nghênh ngang phách lối trước các cuộc chât vấn hay đối thoại với Quốc Hội và Tổng thống W.Bush rằng "VN không có tù chính trị". Ðiều này cho thấy hàng ngủ lãnh đạo đảng, từ Hồ Chí Minh tới Nguyễn Minh Triết, tất cả gần như đã đánh mất hết sự tự trọng tối thiểu của con người, vì không bao giờ chịu nhận sự thật và những hành động sai trái do chính mình đã gây ra, gây hại cho dân nước.

Dù gì chăng nữa, Triết cũng mang danh là người đại diện cho cả nước nhưng Y đã làm nhục quốc thể, qua những lời phát biểu bịp láo bậy bạ, trước mặt báo giới cũng như chính quyền Mỹ và đồng bào Việt Hải Ngoại, khi được chất vấn về nhân quyền, dân chủ, bầu cử gian lận. Ðã vậy Y còn lớn lối bào chữa việc đảng duy trì chế độ độc tài khủng bố trong nước, là thể theo ý nguyện của toàn dân. Tư cách và trình độ của lãnh đạo đảng như thế, nên suốt thời gian Triết và tập đoàn Mafia đỏ đã bị tập thể Người Việt Tị Nạn trên đất Mỹ biểu tình phản đối hạ nhục, từ lúc mới đặt chân xuống phi trường New York ngày 18-6-2007, cho tới Tòa Bạch Ốc ở Hoa Thịnh Ðốn và cuối cùng là Los Angeles vào chiều ngày 22-6-2007.

Có thể nói được là chưa bao giờ khí thế của đồng bào biểu lộ sự căm thù VC lên cao gần như tột đỉnh. Tại hai thành phố Nữu Ước và Hoa Thịnh Ðốn, nơi có sự hiện diện của Triết và tập đoàn Mafia đỏ, tràn ngập hàng ngàn người tị nạn. Họ từ muôn phương kéo về đây bằng đủ mọi phương tiện và gồm nhiều thành phần xã hội tham dự. Tất cả mang chung ngọn lửa căm phẫn trước những kẻ độc tài độc đảng tham nhũng khủng bố, đã làm hại dân nước, hủy diệt tự do và cuộc sống bình thường của đồng bào cả nước suốt 32 năm qua. Theo tin tức nghe được từ các đài và báo chí, thì nơi nào Triết và đồng bọn cũng nằm bẹp xuống sàn xe hay dùng cửa hậu hoặc đường hầm để vào các địa điểm cần tới, vì sợ đối mặt trực tiếp với đoàn biểu tình đang chống đối chúng quyết liệt, để đòi hỏi công lý cho hơn 80 triệu đồng bào trong nước và những nam nữ chiến sĩ đấu tranh cho dân chủ nhân quyền, đang bị đảng bắt bớ cầm tù như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, các nhà tranh đấu Lê Thị Công Nhân, Trần Khải Thanh Thủy,Nguyễn Văn Ðài...

Tại khu vực quanh khách sạn St Regis Monarch Beach Resort là nơi Triết và tập đoàn đỏ trú ngụ, từ chiều ngày thứ sáu 22-6-2007 đã biến thành rừng cờ vàng của hơn 5000 người Việt tị nạn biểu tình đả đảo CS. Theo lời kể của Thiếu Uý Phạm Hòa thuộc Nha Kỹ Thuật Bộ TTM/QLVNCH, người đã hiện diện trong khu vực suốt thời gian biểu tình, cho biết tinh thần chống Cộng của Người Việt tị nạn rất cao và kỷ luật. Ðặc biệt khi thấy đoàn xe chở Triết và đồng bọn tiến vào khách sạn, nhiều cụ già đã nhào ra trước đoàn xe để la ó sỉ nhục bọn khủng bố độc tài. Riêng Nguyễn Cao Kỳ, vợ chồng chủ công ty Lee Sandwiches và nhiều tên Việt gian khác thì ngự trong xe kiến đen bịt bùng nhưng vẫn không dám ngó người Việt đang biểu tình phía ngoài. Ðặc biệt trong cuộc biểu tình này, cảnh sát Mỹ thuộc khu vực Dana Point hiện diện rất đông, có cả trực thăng bay tuần thám trên trời. Tuy nhiên đã không có điều đáng tiếc nào xảy ra vì nhân viên công lực chỉ làm nhiệm vụ của mình nên rất hòa nhã với mọi người. Sát cánh với đồng bào, là sự hiện diện của các vị dân cử gốc Việt gồm Giám sát viên Janet Nguyễn, Nghị viên Andy Quách, Tạ Ðức Trí, Nguyễn Quốc Lân, Nguyễn Quang Trung và Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang CA Lou Correa... Ngoài các đoàn thể, đảng phái, các lực lượng chính và đồng bào tại Los Angeles, vùng lân cận thuộc Nam CA như Orange County, San Diego... còn có phái đoàn Người Việt tại San Jose, Sacramento.

Nhục nhã nhất là Triết đã chọn một nơi hẻo lánh như Dana Point để làm hang ổ dừng chân tại Nam CA nhưng vẫn bị hơn 5000 người Người Việt tị nạn tìm tới biểu tình hạch tội. Ðặc biệt là trong cuộc biểu tình này, ngoài những người lính già còn có sự tham dự rất đông đảo của lớp người trẻ từ 20-40 tuổi, vì không chấp nhận chế độ phi nhân độc tài đảng trị, nên đã sát cánh cùng anh cha tới đây đã đảo phản đối lũ vô thần.

Cuộc biểu tình chống Nguyễn Minh Triết tại đây, được tổ chức và điều động bởi một Ủy Ban Ðặc Nhiệm với các anh Phan Kỳ Nhơn (Trưởng toán) phối hợp cùng Nguyễn Phục Hưng (TQLC), Cao Viết Lợi (Phong trào Giáo dân), Lê Quang Dật (Huynh Trưởng Gia Ðình Phật Tử), Nguyễn Phượng Hùng (BÐQ) và Thiếu Úy Phạm Hòa (LLÐB) giữ phần tuần tiểu suốt khu vực biểu tình bằng chiếc xe Jeep ve rằn ri, có treo hai lá đại kỳ Mỹ và Việt. Gần như báo chí và truyền thông của Người Việt tại Nam CA đều có mặt trong cuộc biểu tình gồm Ðài Truyền Hình STBN (Thanh Toàn và 10 phóng viên), VNCR (CNN Nguyễn Ngọc Chấn), Nguyên Huy (Người Việt), Anh Thành (Viễn Ðông), Bùi Bỉnh Bân (Ðiện Báo NVQG), Du Miên (Thời Báo), Vương Trùng Dương (Cali Weekly),

Như lần trước, Phan Văn Khải tới Mỹ tư 19 tới 25/6/2005 là một chuyến đi đầy nhục nhã vì ở đâu cũng bị đồng bào tị nạn biểu tình phản đối. Thế nhưng báo đảng đã đổi trắng thay đen, vẽ vời tâng bốc là Khải đã tạo được dư luận tốt và đạt được mục tiêu quan trọng hàng đầu là móc nối làm ăn buôn bán với Mỹ. Khải còn khoe trong chuyến đi, đã được bắt tay với nhiều yếu nhân Mỹ trong đó có Tổng thống W.Bush và đặc biệt được Paul Richter, viết bợ trên tờ Los Angeles Times "Thủ tướng VN được Mỹ đón tiếp trọng thể".

Còn Nguyễn Minh Triết khi vừa về tới Hà Nội ngày 24-6-2007, đã vội ra lệnh cho báo đảng viết bài thổi phòng chuyến đi của mình, trong lúc hầu hết báo chí và truyền thông quốc tế đều loan tin sự nhục nhã của Triết và đồng bọn, từ ngày 18 tới 22/6/2007 trên đất Mỹ.

Nhưng thành công nhất có lẽ là sự mai mỉa cay độc của Triết khi viết về Nguyễn Cao Kỳ "Anh NCK đang ở VN nhưng khi chuyến thăm của đoàn có cuộc gặp gỡ đã bay về Mỹ và có mặt ở đây hôm nay "Ðúng là ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, hai kẻ chuyên môn nói láo, cho nên "ngày hôm nay, mọi bất hòa đã chấm dứt "-/-

Xóm Cồn
Tháng 6/2007
Mường Giang

http://www.viet.no/content/view/1438/87/