Nhật đảo chính Pháp tại Việt Nam năm 1945 (phần 2)
2006.03.09
Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng
Trong chương trình phát thanh trước, chúng tôi đã gửi đến quý vị cuộc trao đổi giữa Trà Mi và tiến sĩ kinh tế sử Lê Mạnh Hùng nói về nguyên nhân dẫn đến cuộc đảo chính do Nhật thực hiện nhằm lật đổ chính quyền đô hộ của Pháp tại Việt Nam vào ngày 9 tháng 3 năm 1945, một sự kiện được đánh giá là bứơc ngoặc trong lịch sử Việt Nam hiện đại.
Bấm vào đây để nghe cuộc trao đổi này
Tải xuống để nghe
Tàu chiến Pháp "Ile de France" cập bến tại cảng Vũng Tàu ("Saint Jacques Cape") hôm 11-2-1947. AFP PHOTO
Hôm nay, mời quý vị cùng Trà Mi tiếp tục tìm hiểu diễn biến cuộc đảo chính này trong cuộc trao đổi tiếp theo với tiến sĩ Lê Mạnh Hùng. Ông cho biết:
“Đầu năm 1945, nhằm sửa soạn cho cuộc đảo chính, Nhật bản chuyển một sư đoàn bộ binh đang tác chiến tại miền Nam Trung Quốc sang Đông Dương. Với lực lượng mới này, bộ chỉ huy quân sự Nhật đã có thể tăng cường các lực lượng trú đóng tại Trung Kỳ và thiết lập thêm những đồn bót khác tại Bắc và Nam Kỳ ngay gần những doanh trại của quân đội Pháp và trong phần lớn trường hợp ở trên những trục lộ chính mà quân Pháp phải di chuyển nếu phải rút lui.
Việc triển khai quân đội này của Nhật như vậy là đã trực tiếp phá vỡ một kế hoạch của quân đội Pháp trong đó dự trù trong trường hợp đụng độ với Nhật, quân đội Pháp sẽ rút về các vùng rừng núi và tổ chức kháng chiến trong các vùng này. Đến đầu tháng ba, 1945, tình hình giữa hai phe đã trở nên căng thẳng hơn.
Ngày 8 tháng 3, một gián điệp của Pháp làm việc cho cơ quan an ninh của Nhật báo cho Pháp biết rằng Nhật dự trù sẽ tấn công vào đêm 8 rạng ngày 9 tháng 3 nhưng bộ chỉ huy Pháp không tin rằng tin đó là đúng thành ra vẫn không có sửa soạn báo động gì cả. Chỉ riêng Sabattier, tướng tư lệnh quân Pháp ở Bắc Kỳ tự động ra lệnh báo động đồng thời rời Hà Nội lên Sơn Tây để chuẩn bị. Nhờ vậy toán quân Pháp đóng tại chùa Thông, Sơn Tây có thể thoát ra khỏi vòng vây của Nhật và chạy thoát sang Trung Quốc”.
Nhật ra tối hậu thư cho toàn quyền Pháp
Trà Mi: Còn những địa điểm khác thì sao?
Lê Mạnh Hùng: Ngày 9 tháng 3, đại sứ Nhật tại Đông Dương đến gặp toàn quyền Pháp Decoux tại Sài Gòn và đưa ra một tối hậu thư đòi Pháp phải đặt tất cả lực lượng quân sự, hải lục không quân và cảnh sát công an dưới sự chỉ huy của quân đội Nhật. Đồng thời tất cả hệ thống hành chánh và viên chức Pháp cũng phải đặt dưới sự chỉ huy của Nhật.
Decoux được cho hai tiếng đồng hồ để quyết định nhận hay không nhận tối hậu thư này. Nhưng biết chắc rằng Pháp không thể chấp nhận những đòi hỏi này, quân Nhật đã tiến hành ngay việc chiếm đóng những cơ sở hành chánh và quân sự trên toàn cõi Đông Dương.
Khi Nhật bản bắt đầu thua trận ở Thái Bình Dương, chính quyền Pháp tại Đông Dương cũng bắt đầu có ý đồ tình trở cờ chống lại Nhật. Bắt đầu từ 1942, nhiều phái viên thuộc tổ chức “Nước Pháp Tự do” (Free French) của tướng De Gaulle được Anh bảo trợ đã bắt liên lạc với những sỹ quan Pháp tại các đồn biên giới với Trung Quốc để bí mật thành lập những tổ chức kháng chiến chống lại Nhật.
Bị đánh bất ngờ, kháng cự của quân Pháp tương đối rất yếu ớt. Ở miền Nam, tại Sài Gòn Chợ Lớn, quân đội Pháp chống cự được một đêm thì đầu hàng. Tương tự như vậy đối với các đồn binh Pháp tại Thủ Đầu Một và Vũng Tầu. Riêng tại Cần Thơ các lực lượng Pháp rút lui được vào khu rừng chàm và đầm lầy ở Cà Mâu và cầm cự tại đó thêm được mười ngày nữa trước khi hết đạn dược và lương thực phải đầu hàng.
Tại miền Trung, các đồn binh Pháp tại Quy Nhơn, Đông Hà và Quảng Ngãi cầm cự được qua đến ngày hôm sau mới đầu hàng. Riêng tại Huế, nhờ có chuẩn bị trước Pháp cầm cự được lâu hơn và gây thiệt hại khá nặng cho quân tấn công Nhật. Nhưng ngay cả tại miền Bắc, nơi tập trung những lực lượng thiện chiến nhất của Pháp sức kháng cự cũng không khá hơn bao nhiêu.
Tại Hà Nội, lệnh báo động của Sabattier bị tướng tư lệnh toàn bộ quân đội Pháp tại Đông Dương Aymé hủy bỏ, thành ra quân trú đóng trong thành Hà Nội đã bị bất ngờ khi quân Nhật tấn công. Mặc dầu vậy toán quân này cũng chống cự khá mãnh liệt cho đến ngày hôm sau khi không còn đạn dược nữa mới chịu đầu hàng.
Tại Lạng Sơn nơi mà những đồn lũy được xây dựng kiên cố nhất thì bị Nhật dùng nội ứng làm suy yếu và cũng rơi vào tay Nhật trong ngày hôm sau. Thế là chỉ trong vòng trên dưới 24 tiếng đồng hồ, toàn bộ Đông Dương đã rơi vào tay quân đội Nhật. Chính quyền Pháp xây dựng trong hơn 80 năm tại Đông Dương nay hoàn toàn tan rã.
Trà Mi: Thế có đơn vị nào của Pháp thoát được không?
Lê Mạnh Hùng: Có được một đơn vị đóng tại Sơn Tây dưới sự chỉ huy của tướng Alessandri. Nhờ được Sabattier báo trước, Alessandri đã có thể trốn thoát ra khỏi vòng vây của quân Nhật và chạy về phía Sơn La. Ngày 24 tháng 3, họ tới được Điện Biên Phủ.
Theo kế hoạch dự trù thì quân Pháp dự tính sẽ tiếp tục cầm cự với quân Nhật tại vùng rừng núi xứ Thái này. Họ cũng nhận được lệnh của chính phủ De Gaulle là phải bằng mọi cách cầm cự để giữ sự hiện diện của Pháp tại Đông Dương trong khi chờ đợi chiến tranh kết thúc. Nhưng không có sự chi viện của đồng minh và sự ủng hộ của quần chúng, đây chỉ là một ảo tưởng.
Bị quân Nhật tấn công, tám tàn quân Pháp này phải bỏ Điện Biên Phủ và chạy sang lẩn tránh qua biên giới Trung Quốc vào tháng 5, 1945. Song song với sự sụp đổ của quân đội Pháp tại Đông Dương là sự sụp đổ của hệ thống “kháng chiến” của Pháp với những đơn vị “hành động” không thực hiện được một hành động nào phá hoại ngăn chặn quân đội Nhật cả.
Sự sụp đổ của hệ thống “kháng chiến” này của Pháp cho thấy rõ tính mong manh của sự cai trị Pháp tại Đông Dương nơi mà một thiểu số người Âu nắm giữ mọi quyền hành trong xã hội. Chỉ cần một cơn gió lốc là nhóm thiểu số này bị cuốn đi không còn dấu vết.
Quý vị vừa nghe phần 2 cuộc trao đổi giữa Trà Mi và tiến sĩ kinh tế sử Lê Mạnh Hùng xung quanh diễn biến cuộc đảo chính do Nhật thực hiện ngày 9/3/1945, lật đổ chính quyền đô hộ của thực dân Pháp tại Việt Nam. Vì sao sự kiện này đựơc xem là có tầm quan trọng đối với lịch sử Việt Nam hiện đại? Mời quý vị đón theo dõi phần cuối của loạt bài trong chương trình phát thanh tiếp theo.
Theo dòng thời cuộc:
- Nhật đảo chính Pháp tại Việt Nam năm 1945 (phần 1)
- Nhật đảo chính Pháp tại Việt Nam năm 1945 (phần 3)
Tiếng Việt
© 2006 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Nhật đảo chính Pháp tại Việt Nam năm 1945 (phần 1)
Những người biểu tình tiếp tục nỗ lực loại Thủ tướng Thaksin ra khỏi quyền lực
Indonesia đa nguyên
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Thái Lan trở nên trầm trọng hơn
Tình trạng nhân quyền tại Miến Ðiện ngày càng xuống cấp
Tổng Thống Philippines công bố tình trạng khẩn trương
Thủ Tướng Thái Lan giải tán Quốc Hội và tổ chức bầu cử sớm
Tổng thống Pháp Jacques Chirac công du Ấn Ðộ
Đa số người Nhật ủng hộ phụ nữ được quyền lên ngôi Thiên Hoàng
Phân tích về phản ứng của người Hồi giáo phản đối tranh biếm họa
Việt Nam Quốc Dân đảng và người lãnh đạo Nguyễn Thái Học (Phần 3)
Việt Nam Quốc Dân đảng và người lãnh đạo Nguyễn Thái Học (Phần 2)
Việt Nam Quốc Dân đảng và người lãnh đạo Nguyễn Thái Học (Phần 1)
Nhật Bản sẽ phóng thêm 2 vệ tinh do thám để giám sát các hành vi của Bắc Hàn
Binh lính Nhật đến Mỹ tham dự tập trận chung
Những diễn biến quan trọng ở Châu Á trong một năm qua
Nhật Bản coi trọng các mối quan hệ với Trung Quốc và Nam Hàn
Nhật Bản chuẩn thuận kế họach phát triển hệ thống hỏa tiễn phòng chung với Hoa Kỳ
Bắc Kinh kêu gọi Thủ tướng Nhật ngưng các cuộc viếng thăm đền thờ Yasukuni
Pháp ban hành biện pháp gắt gao hơn về vấn đề nhập cư
Nhật Bản thao dợt chống khủng bố tấn công nhà máy điện hạch tâm
Nga, Nhật đạt thoả thuận về hợp tác kinh tế, năng lượng, chống khủng bố
Hội Nghị thượng đỉnh APEC năm nay có gì lạ?
Tình trạng bạo động ở Pháp ngày càng lan rộng
Cảnh sát Pháp đụng độ với các thanh niên biểu tình ở ngoại ô Paris
mercredi 13 juin 2007
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire