mercredi 13 juin 2007

Nhật đảo chính Pháp tại Việt Nam năm 1945 (phần 3)

Nhật đảo chính Pháp tại Việt Nam năm 1945 (phần 3)
2006.03.10
Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng

Trong loạt bài nói về lịch sử cuộc đảo chính Nhật thực hiện ngày 9/3/1945 lật đổ chính quyền đô hộ của Pháp tại Việt Nam, hai chương trình phát thanh trước, chúng tôi đã gửi đến quý vị cuộc trao đổi giữa Trà Mi và tiến sĩ kinh tế sử Lê Mạnh Hùng bàn về nguyên nhân cũng như diễn biến của sự kiện lịch sử này.

Bấm vào đây để nghe cuộc trao đổi này
Tải xuống để nghe


Tướng Jean de Lattre de Tassigny (phải) và Hoàng đế Bảo Đại thăm Ban Mê Thuộc vào tháng 5-1950. AFP PHOTO

Vì sao nó được đánh giá là bước ngoặc có tầm quan trọng đối với lịch sử Việt Nam hiện đại? Đó cũng là nội dung chính của phần cuối loạt bài đặc biệt về lịch sử, chúng tôi xin gửi đến quý vị hôm nay.

Trà Mi: Vì sao mà cuộc đảo chánh này lại có một tầm quan trọng đối với lịch sử Việt Nam hiện đại như vậy? Dù sao chăng nữa đây chỉ là một cuộc đụng độ giữa hai đế quốc ngoại lai, tuy rằng xảy ra trên đất Việt nhưng hầu như không dính gì đến người Việt và cuối cùng thì đối với người Việt vẫn chỉ là sự thay đổi của một ngoại bang cai trị này sang một ngoại bang cai trị khác mà thôi?
Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng: Thoạt nhìn thì ta có thể thấy như vậy, nhưng trên thực tế sự sụp đổ của chính quyền thuộc địa Pháp có một giá trị biểu tượng rất lớn. Trong suốt 80 năm đô hộ, chính quyền Pháp luôn luôn tìm cách chứng tỏ cho dân Việt thấy thế ưu việt của Pháp và làm cho dân Việt phải chấp nhận rằng sự cai trị của Pháp là vĩnh viễn.

Ngay cả trong thời gian đầu của thế chiến thứ hai, khi người ta có thể thấy những binh lính người Âu hoặc Mỹ bị Nhật bắt làm tù binh đi làm khổ sai tại một số công trường ở Việt Nam thì quyền lực Pháp ở Đông Dương bề ngoài cũng vẫn không thay đổi. Các quan chức trong chính quyền vẫn tiếp tục làm việc tại các công sở; binh lính và cảnh sát công an Pháp tiếp tục các cuộc đàn áp những người cách mạng Việt Nam trong khi đó, quân đội Nhật, phần lớn được đóng đồn tại các địa điểm chiến lược, ít khi xuất hiện tại các thành phố.
Trên thực tế sự sụp đổ của chính quyền thuộc địa Pháp có một giá trị biểu tượng rất lớn. Trong suốt 80 năm đô hộ, chính quyền Pháp luôn luôn tìm cách chứng tỏ cho dân Việt thấy thế ưu việt của Pháp và làm cho dân Việt phải chấp nhận rằng sự cai trị của Pháp là vĩnh viễn.

Ngoài ra, ngoại trừ một số quan chức Nhật đặc biệt, đại đa số người Nhật ít quan hệ với người Việt thành ra sự sụp đổ của chính quyền Pháp đã là một cú shốc lớn đối với nhiều người Việt trước đó vẫn tin tưởng ở sức mạnh của nhà nước Đại Pháp.
Chính Paul Mus, một học giả tên tuổi của Pháp về Việt Nam sau này đã kể lại những thay đổi trong thái độ của dân quê Việt Nam đối với Pháp trước và sau cuộc đảo chánh này khi Mus là một trong những sỹ quan tình báo Pháp đầu tiên xâm nhập vào Việt Nam sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh.
Tuy nhiên biểu tượng lớn nhất tạo ra tầm quan trọng của cuộc đảo chính này đối với lịch sử Việt Nam là việc Nhật để cho hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập. Dù rằng độc lập không phải là hoàn toàn, nhưng phải nói rằng đây là một quyết định đi ngược lại với những gì quân đội Nhật đã làm tại các nơi khác và là công của một số những người có tầm mắt nhìn xa trong bộ Ngoại Giao Nhật lúc đó.

Trà Mi: Ông có thể cho biết thêm về việc này ?
Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng: Sau khi ra quyết định lật đổ chính quyền Pháp, bên trong chính giới Nhật có nổ ra một cuộc tranh cãi về việc phải làm gì với Việt Nam trong đó phe quân sự chủ trương đặt Đông Dương dưới chính quyền quân sự trực tiếp của Nhật như đã làm tại Indonesia và Mã Lai trong khi phe chính trị mà đại biểu là bô ngoại giao chủ trương rằng, với thất bại trong cuộc chiến chỉ còn là vấn đề thời gian, Nhật cần phải mua lấy cảm tình của dân chúng những quốc gia bị người Âu cai trị và trả độc lập cho Việt Nam.

Đề nghị của bộ Ngoại Giao đã bị phe quân sự chống đối gay gắt đến nỗi khi bộ Ngoại Giao Nhật đề nghị đưa hoàng thân Cường Để, người mà được cụ Phan Bội Châu đưa sang Nhật từ thời chiến tranh thứ nhất về Việt Nam thì viên tướng tư lệnh quân đội Nhật đã đe dọa là sẽ bắt giam ông Cường Để nếu ông này đặt chân lên đất Việt.

Cuối cùng hai bên đến một thỏa hiệp dung nhượng là Nhật sẽ để Việt Nam tuyên bố độc lập, nhưng quyền hành thật tế vẫn do Nhật nắm giữ. Tuy rằng đây không phải là những gì mà người Việt muốn nhưng nó cũng là một bước tiến lớn so với tình trạng trước đó.
Ngoài ra, với thất bại của Nhật càng ngày càng rõ rệt trong cuộc chiến, chính quyền Việt Nam của cụ Trần Trọng Kim càng ngày càng dành được nhiều quyền hơn và đến khi Nhật đầu hàng vào tháng tám thì Việt Nam đã hầu như lấy lại được chủ quyền trên toàn vẹn lãnh thổ.

Quan trọng hơn nữa, giai đoạn từ 9 tháng 3 cho đến ngày Nhật Bản đầu hàng chính là giai đoạn mà cách mạng Việt Nam cả quốc lẫn cộng đã phát triển nhanh chóng và động viên được quần chúng chuẩn bị cho cuộc đấu tranh với Pháp về sau này.
Biểu tượng lớn nhất tạo ra tầm quan trọng của cuộc đảo chính này đối với lịch sử Việt Nam là việc Nhật để cho hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập. Dù rằng độc lập không phải là hoàn toàn, nhưng phải nói rằng đây là một quyết định đi ngược lại với những gì quân đội Nhật đã làm tại các nơi khác và là công của một số những người có tầm mắt nhìn xa trong bộ Ngoại Giao Nhật lúc đó.

Trà Mi: Vì sao mà cách mạng Việt Nam lại phát triển được trong giai đoạn này?
Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng: Đó là vì sự sụp đổ của guồng máy quân sự cảnh sát của Pháp. Trước khi bị Nhật lật dổ, bộ máy đàn áp của Pháp bao trùm trên khắp các nơi từ thành thị cho đến thôn quê. Thí dụ như khi Hồ chí Minh lập ra Mặt Trận Việt Minh năm 1941 thì toàn bộ các hoạt động của Việt Minh bị giới hạn trong vùng rừng núi Cao Bằng sát biên giới với Trung Quốc mà thôi.

Nhưng khi chính quyền Pháp bị lật đổ, bộ máy đàn áp này bị tan rã trong khi không có một cái gì thay thế vì quân đội Nhật lo tập trung để chuẩn bị đối phó với một cuộc đổ bộ của Mỹ trong khi chính phủ Trần Trọng Kim thì không có một lực lượng quân sự gì.
Thành ra tất cả các đảng phái không phải chỉ riêng Việt Minh mà cả Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân đảng vv.. đều tích cực tuyên truyền và mở rộng hàng ngũ, thiết lập những căn cứ quân sự. Đến khi Nhật đầu hàng thì tất cả các đảng này đều có một thực lực tương đối để chống cự lại mọi toan tính chiếm lại Đông Dương của Pháp. Và đó chính là tầm quan trọng của cuộc đảo chính này.
Chúng tôi vừa gửi đến quý vị phần cuối trong loạt bài đặc biệt nói về cuộc đảo chính của Nhật lật đổ chính quyền thực dân Pháp tại Việt Nam vào ngày 9/3/1945 qua cuộc trao đổi giữa Trà Mi của Ban Việt Ngữ và tiến sĩ kinh tế sử Lê Mạnh Hùng từ Châu Âu.

Theo dòng thời cuộc:
- Nhật đảo chính Pháp tại Việt Nam năm 1945 (phần 1)
- Nhật đảo chính Pháp tại Việt Nam năm 1945 (phần 2)
Tiếng Việt
© 2006 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Nhật đảo chính Pháp tại Việt Nam năm 1945 (phần 2)
Nhật đảo chính Pháp tại Việt Nam năm 1945 (phần 1)
Những người biểu tình tiếp tục nỗ lực loại Thủ tướng Thaksin ra khỏi quyền lực
Indonesia đa nguyên
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Thái Lan trở nên trầm trọng hơn
Tình trạng nhân quyền tại Miến Ðiện ngày càng xuống cấp
Tổng Thống Philippines công bố tình trạng khẩn trương
Thủ Tướng Thái Lan giải tán Quốc Hội và tổ chức bầu cử sớm
Tổng thống Pháp Jacques Chirac công du Ấn Ðộ
Đa số người Nhật ủng hộ phụ nữ được quyền lên ngôi Thiên Hoàng
Phân tích về phản ứng của người Hồi giáo phản đối tranh biếm họa
Việt Nam Quốc Dân đảng và người lãnh đạo Nguyễn Thái Học (Phần 3)
Việt Nam Quốc Dân đảng và người lãnh đạo Nguyễn Thái Học (Phần 2)
Việt Nam Quốc Dân đảng và người lãnh đạo Nguyễn Thái Học (Phần 1)
Nhật Bản sẽ phóng thêm 2 vệ tinh do thám để giám sát các hành vi của Bắc Hàn
Binh lính Nhật đến Mỹ tham dự tập trận chung
Những diễn biến quan trọng ở Châu Á trong một năm qua
Nhật Bản coi trọng các mối quan hệ với Trung Quốc và Nam Hàn
Nhật Bản chuẩn thuận kế họach phát triển hệ thống hỏa tiễn phòng chung với Hoa Kỳ
Bắc Kinh kêu gọi Thủ tướng Nhật ngưng các cuộc viếng thăm đền thờ Yasukuni
Pháp ban hành biện pháp gắt gao hơn về vấn đề nhập cư
Nhật Bản thao dợt chống khủng bố tấn công nhà máy điện hạch tâm
Nga, Nhật đạt thoả thuận về hợp tác kinh tế, năng lượng, chống khủng bố
Hội Nghị thượng đỉnh APEC năm nay có gì lạ?
Tình trạng bạo động ở Pháp ngày càng lan rộng

Aucun commentaire: