Triều Tiên
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Bài này viết về thực thể văn hóa tại bán đảo Triều Tiên. Triều Tiên còn được dùng để chỉ đến chính thể Bắc Triều Tiên nằm tại miền bắc hoặc Nam Triều Tiên nằm tại miền nam bán đảo này. Về các nghĩa khác, xem Triều Tiên (định hướng).
Triều Tiên (theo cách sử dụng tại CHDCND Triều Tiên: 조선, Chosǒn) hay Hàn Quốc (theo cách sử dụng tại Đại Hàn Dân quốc: 한국, Hanguk) hay theo tên quốc tế là Korea (gốc từ Cao Ly) là một nền văn hóa và khu vực địa lý nằm tại bán đảo Triều Tiên tại Đông Á, giáp liền với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về hướng tây bắc và Nga về hướng đông bắc, với Nhật Bản ở đông nam qua eo biển Triều Tiên. Triều Tiên nghĩa là "(Xứ) Buổi sáng Tươi đẹp".
Hiện nay Triều Tiên được chia ra hai chính thể: Đại Hàn Dân quốc ở phía nam là một nước dân chủ tự do và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ở phía bắc là một nước chuyên chính cộng sản.
Là một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới, Triều Tiên có lịch sử được ghi chép khoảng 3000 năm. Trong thế kỷ thứ 4, họ đã bắt đầu dùng hệ thống Hán tự và chịu ảnh hưởng của Phật giáo, và nhiều khía cạnh văn hóa khác có ảnh hưởng sâu sắt đến xã hội này. Sau này Triều Tiên đã đem những bước tiến này cũng như những kỹ thuật họ tự khám phá vào Nhật Bản.
Sau khi thống nhất Tam Quốc vào năm 676, Triều Tiên đã được quản lý bởi một nhà nước và giữ được độc lập về chính trị cũng như văn hóa cho đến khi bị Mông Cổ xâm lược trong thế kỷ 13. Trong nhiều thế kỷ, Triều Tiên giữ một mối liên hệ gần gũi với Trung Quốc, cường quốc trong khu vực này, trong khi đồng thời giữ bản chất của mình.
Nền văn hóa Triều Tiên đã đem lại máy in đầu tiên, đồng hồ tự gõ, máy đo lượng nước mưa và tàu chiến bọc sắt. Văn hóa Triều Tiên đến được tột đỉnh trong thế kỷ 15, dưới thời Thế Tông Đại Vương (세종대왕). Sau đó Triều Tiên lao vào cảnh đình trệ vào phần sau của nhà Joseon (Triều Tiên), và đến cuối thế kỷ 19 đã bị các đế quốc dòm ngó.
Năm 1905, Triều Tiên bị Nhật Bản đóng chiếm và trở thành thuộc địa cho đến cuối Đệ nhị thế chiến. Hoa Kỳ và Liên Xô chiếm giữ nước này và lập ra những chính phủ trung thành với tư tưởng của họ, tạo ra tình huống ngày nay.
*
***
*
Mục lục[giấu]
1 Tên gọi Triều Tiên
2 Lịch sử
2.1 Cổ Triều Tiên
2.2 Tam Quốc
2.3 Bột Hải và Tân La thống nhất
2.4 Triều đại Cao Ly (918-1392)
2.5 Triều đại Triều Tiên (1392-1905)
2.6 Nhật Bản chiếm đóng
2.7 Đất nước chia cắt
2.8 Chiến tranh Triều Tiên và hy vọng thống nhất
3 Địa lý
4 Nhân khẩu
4.1 Ngôn ngữ
5 Văn hóa
5.1 Tôn giáo và giáo dục
5.2 Ẩm thực
5.3 Thể thao
6 Khoa học và kỹ thuật
7 Tham khảo
8 Đọc thêm
9 Xem thêm
10 Liên kết ngoài
*
***
*
Tên gọi Triều Tiên
Xem chi tiết: Tên gọi Triều Tiên
Tên gọi "Korea" xuất phát từ thời kỳ Cao Ly trong lịch sử Triều Tiên, cũng xuất phát từ nước Cao Cú Ly (hay Cao Câu Ly). Nay tên gọi "Korea" được quốc tế sử dụng để chỉ đến cả hai nước.
[sửa] Lịch sử
Xem chi tiết: Lịch sử Triều Tiên
Đã có bằng chứng khảo cổ cho thấy người đã sống trên bán đảo Triều Tiên khoảng 700.000 năm trước, trong thời kỳ Hạ Đồ đá cũ. Đồ gốm Triều Tiên cổ xưa nhất có từ khoảng năm 7000 TCN, và thời kỳ Đồ đá mới bắt đầu khoảng năm 6000 TCN. Thời kỳ đồ gốm Trất Văn kéo dài từ 3500 TCN đến 2000 TCN.
[sửa] Cổ Triều Tiên
Theo sự tích Đàn Quân, Triều Tiên được thành lập năm 2333 TCN. Quốc gia này được biết đến với tên Triều Tiên, thường được gọi là Cổ Triều Tiên để phân biệt với nhà Triều Tiên. Các nhà khảo cổ đã khai quật được các đồ tạo tác của Cổ Triều Tiên và các thành cổ khắp Triều Tiên và miền nam Mãn Châu.
Các tài liệu khảo cổ và sử sách cho biết nó có thể được thành lập từ một liên minh của các thành thành một nhà nước tập trung vào giữa thế kỷ 7 và 4 TCN, khi nó tự xưng là một vương triều và tuyên chiến với nhà Chu. Năm 108 TCN, nhà Hán tại Trung Quốc đã đánh bại Cổ Triều Tiên và lập ra 4 quận tại miền bắc Triều Tiên (kể cả một quận gần Bình Nhưỡng) và Mãn Châu chủ yếu để làm tiền đồn buôn bán. Đến 75 TCN, ba trong bốn quận đã bị thất thủ, nhưng còn một quận nằm dưới sự cai trị của nhà Hán cho tới năm 313.
Một quốc gia với tên gọi Thìn Quốc tồn tại ở miền nam Triều Tiên trước khi Cổ Triều Tiên bị sụp đổ. Tuy rất ít được biết về tổ chức chính trị của quốc gia này, các tạo tác bằng đồng thiếc từ thế kỷ 3 và 2 TCN đã được khai quật trong khu vực. Tam Hàn, ba liên minh có nguồn gốc từ Thìn, thay nước Thìn. Tại miền bắc, quốc gia Cao Câu Ly đã thống nhất Phù Dư, Ốc Tự và Đông Uế trong lãnh thổ Cổ Triều Tiên trước kia, và tiêu diệt quận của người Hán vào năm 313
*
***
*
Tam Quốc
Ba nước Cao Câu Ly, Tân La và Bách Tế (hai nước sau phát sinh từ Tam Hàn) giành quyền với nhau và thâu tính các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực. Tổ chức nhà nước tinh vi được phát triển dưới dạng Khổng giáo và Phật giáo.
Cao Câu Ly là nước mạnh nhất, nhưng luôn giao chiến với nhà Tùy và nhà Đường tại Trung Quốc. Trong thế kỷ thứ 7, Dượng Đế của nhà Tùy đã đem 100 vạn quân qua xâm lấn Cao Câu Ly. Tuy nhiên, người Triều Tiên, dưới sự chỉ huy của tướng Eulji Mundeok (Ất Chi Văn Đức) đã đánh bại quân Hán. Việc này đã dẫn đến sự sụp đổ của nhà Tùy. Nhà Đường cũng tiếp tục giao chiến với Cao Câu Ly.
Tuy là nước lạc hậu nhất trong lĩnh vực văn hóa trong Tam Quốc, Tân La có một truyền thống quân sự xung quanh các chiến sĩ được gọi là hoa lang (hwarang). Thoạt tiên Tân La sát nhập khối Gia Da (Gaya), rồi liên minh với nhà Đường để thâu tính Bách Tế và sau này Cao Câu Ly. Việc này tạo ra nhà nước thống nhất đầu tiên tại Triều Tiên, thường được gọi là Tân La Thống Nhất.
[sửa] Bột Hải và Tân La thống nhất
Tân La cuối cùng đuổi được quân nhà Đường ra khỏi lãnh thổ Cao Cú Ly. Vì lẽ đó, đến thế kỷ thứ 8, Tân La đã quản lý hầu hết bán đảo Triều Tiên và vì thế được gọi là Tân La Thống nhất. Đến cuối thế kỷ thứ 9, Tân La Thống Nhất sụp đổ và thời Hậu Tam Quốc bắt đầu.
Sau khi Cao Câu Ly sụp đổ, tướng Đại Tộ Vinh (Dae Joyeong) lãnh đạo quân dân đến khu vực Cát Lâm của Mãn Châu. Vị tướng này thành lập nước Bột Hải như nhà nước tiếp kế Cao Cú Ly và giành lại được khu vực miền bắc bị mất. Cuối cùng, lãnh thổ Bội Hải đã trải dài từ Tùng Hoa Giang và Hắc Long Giang ở miền bắc Mãn Châu đến các tỉnh miền bắc Triều Tiên. Trong thế kỷ thứ 10, Bột Hải đã bị người Khiết Đan chiếm đóng.
*
***
*
[sửa] Triều đại Cao Ly (918-1392)
Vương triều Cao Ly thay thế Tân La Thống Nhất. Nhiều hoàng thân từ nước Bột Hải cũng tham gia vào quốc gia mới này, có lãnh thổ rộng hơn bán đảo Triều Tiên (xem Gian Đảo, nay dưới sự quản lý của Trung Quốc). Trong thời kỳ này, luật pháp đã được soạn ra, một hệ thống quan lại cũng ra mắt vào thời điểm này, và Phật giáo trở thành thịnh hành tại Triều Tiên.
Trong thế kỷ thứ 10 và 11, Triều Tiên tiếp tục bị người Nữ Chân và Khiết Đan tấn công tại biên giới phía bắc. Xung đột giữa các quan lại văn và võ ngày càng tăng khi các quan võ bị hạ thấp địa vị và được trả tiền ít hơn. Việc này khiến nhiều tướng cầm quân kháng cự và một số khác di cư tại nơi khác.
Trong năm 1238, quân Mông Cổ xâm chiếm Triều Tiên. Sau gần 30 năm kháng chiến, Triều Tiên tiêu tàn và hai nước ký hiệp ước có lợi cho Mông Cổ. Dưới sự điều khiển của Mông Cổ, Cao Ly tham gia vào hai cuộc xâm chiếm Nhật Bản không thành. Trong thập niên 1340, Đế quốc Mông Cổ bị nhanh chóng suy sụp vì có xung đột nội bộ. Lúc này Triều Tiên có thể cải cách chính trị mà không bị Mông Cổ quấy rối. Vào thời điểm này, tướng Lý Thành Quế (Yi Seong-gye) lập danh cho mình bằng cách đánh đuổi hải tặc Nhật Bản, được gọi là Nụy khấu (giặc lùn), đã cướp bóc từ các tàu lái buôn của Trung Quốc và Triều Tiên và tàn phá bờ biển Triều Tiên
*
***
*
[sửa] Triều đại Triều Tiên (1392-1905)
Năm 1392, Ly Thành Quế thành lập nhà Triều Tiên (Joseon), dời thủ đô đến Hán Thành (Hanseong), (nay Seoul). Trong 200 năm đầu của triều đại này, lãnh thổ miền Bắc được thêm vào, diện tích đất trồng trọt được tăng gấp hai, khoa học và kỹ thuật phát triển, chữ viết mới Hangul phù hợp với tiếng Triều Tiên được sáng chế, và nhiều sách vở về giáo dục cơ bản được xuất bản, trong khi hiến pháp và luật pháp được hoàn thành.
Trong cuối thập niên 1590, Nhật Bản hai lần xâm lăng Triều Tiên nhưng không thành, gây ra nhiều sự tàn phá. Những người xâm lược đốt hết những gì họ không đem về Nhật Bản được và nhiều tạo tác văn hóa bị mất tích. Với sự giúp đỡ của quân Minh và tàu chiến bọc sắc của đô đốc Lý Thuấn Thần (Yi Sunsin), quân Joseon đẩy lùi được quân Nhật.
Tuy thế, sau sự xâm lăng của Nhật Bản, trong thập niên 1620 và 1630 nhà Joseon không thể kháng cự quân Mãn Châu. Cuối cùng nó phải công nhận nhà Thanh là triều đại tại Trung Quốc. Sau đó Triều Tiên được hai thế kỷ hoà bình. Quốc gia này đã cách ly với thế giới bên ngoài vào thời điểm này và được gọi là "Vương triều ẩn dật".
Nhà Joseon được cho là triều đại cai trị lâu dài nhất tại Đông Á.
[sửa] Nhật Bản chiếm đóng
Bắt đầu từ đầu thập niên 1870, Nhật Bản bắt đầu cưỡng bức Triều Tiên ra khỏi khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc và vào khu vực của Nhật. Năm 1895, Hoàng hậu Minh Thành (Myeongseong) bị quân Nhật dưới sự chỉ đạo của Miura Goro ám sát. Sau chiến tranh Trung-Nhật và chiến tranh Nga-Nhật, Nhật Bản giành được ưu thế tại Triều Tiên. Năm 1910, Nhật Bản cưỡng bức Triều Tiên ký Điều ước Sát nhập Hàn-Nhật.
Sự cai trị của Nhật rất tàn bạo và nhiều người Triều Tiên đã kháng cự, cuối cùng dẫn đến phong trào đòi độc lập. Phong trào này đã bị Nhật đàn áp dã man và hàng ngàn người đã bị Nhật giết hại.
Trong Đệ nhị thế chiến, nhiều người Triều Tiên đã bị cưỡng bức hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Nhật. Hàng vạn người đàn ông đã bị bắt đi lính trong quân đội Nhật, trong khi đến 200.000 phụ nữ đã bị cưỡng bức lao động hay làm nô lệ tình dục, được gọi là "úy an phụ" (慰安婦, 위안부). Khoảng 60.000 người Triều Tiên làm việc trong hầm mỏ đã bị thiệt mạng giữa 1939 và 1945, và vô số khác bị dùng làm thí nghiệm cho Đơn vị 731.
Thái độ bài Nhật vẫn còn mạnh mẽ tại Triều Tiên, đặc biệt là trong thế hệ già, vì họ tin rằng Nhật Bản không tỏ ra hối hận cho những điều sai trái này.
[sửa] Đất nước chia cắt
Sau khi Nhật Bản đầu hàng năm 1945, chính phủ đế quốc Nhật được thay thế bởi sự hiện diện của Hoa Kỳ và Liên Xô. Liên Xô ủng hộ chính quyền miền bắc, đồng thời cũng có quan hệ với Trung Cộng; Hoa Kỳ có quan hệ gần gũi với chính quyền miền nam, giúp đỡ những người có kinh nghiệm dưới Nhật lên cầm quyền và đàn áp những người cộng sản. Người Triều Tiên bị chia rẽ: những người tay sai Nhật thiếu sự tín nhiệm của người dân, nhưng họ có nhiều kinh nghiệm và giữ quyền. Chủ nghĩa cộng sản ngày càng thâm nhập vào Triều Tiên, và những người Triều Tiên chiến đấu với Trung Quốc được nhiều quyền lực và danh tiếng.
[sửa] Chiến tranh Triều Tiên và hy vọng thống nhất
Xem chi tiết: Chiến tranh Triều Tiên
Theo một số nhà khoa học chính trị, Chiến tranh Triều Tiên là kết quả trực tiếp của chính sách ngăn chận của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã ủng hộ những người theo chủ nghĩa dân tộc chống cộng, hậu thuẫn quân đội Nam Hàn, và ảnh hưởng Liên Hiệp Quốc để ủng hộ quân đội này. Trong năm 1945, sau Đệ nhị thế chiến, Liên Hiệp Quốc dự định tạo ra một chính quyền ủy nhiệm, Hoa Kỳ điều khiển bán đảo này phía nam vĩ tuyến 38 và Liên Xô điều khiển phía bắc. Tình thế chính trị của Chiến tranh Lạnh đã dẫn đến sự hình thành của hai chính phủ.
Tuy nhiên, sau khi Hoa Kỳ rời khỏi Nam Hàn và chỉ để lại một số cố vấn, Bắc Triều Tiên tấn công vào miền nam. Chiến tranh bắc đầu vào tháng 6 năm 1950 và diễn tiến đến năm 1953. Hoa Kỳ hậu thuẫn miền nam và Trung Quốc hậu thuẫn miền bắc. Hàng triệu người Triều Tiên bị thiệt mạng. Sau ba năm dữ dội, chiến tranh kết thúc với một hiệp ước đình chiến, và ranh giới của hai nước trở lại gần như cũ (Nam Hàn chiếm được nhiều lãnh thổ hơn là mất). Hai nước vẫn chưa ký hiệp ước hòa bình. Cả hai bên đều tuyên bố thống nhất là mục đích cuối của họ.
Từ thập niên 1990, với chính quyền ở Hàn Quốc (Nam Hàn) ngày càng tự do hơn, cũng như sau cái chết của lãnh tụ cộng sản Bắc Triều Tiên Kim Nhật Thành, hai bên đã có những bước tiến đến cộng tác, trong các cuộc thi thể thao quốc tế, việc đoàn tụ thân nhân, kinh tế và du lịch.
Gần đây, trong nỗ lực hòa giải, hai quốc gia đã chọn một Cờ Thống nhất. Trong khi lá cờ này tượng trưng cho Triều Tiên trong các cuộc thi thể thao quốc tế, nó không phải là quốc kỳ của Hàn Quốc hay CHDCND Triều Tiên. Cả hai vẫn dùng quốc kỳ mà họ dùng từ khi nhà nước thành lập năm 1948.
*
***
*
Địa lý
Xem chi tiết: Bán đảo Triều Tiên
Triều Tiên nằm trên bán đảo Triều Tiên tại đông bắc châu Á. Nó có ranh giới với hai quốc gia và ba biển. Ở phía tây bắc, Áp Lục Giang chia Triều Tiên ra khỏi Trung Quốc và về hướng bắc, Đồ Môn Giang tách Triều Tiên từ Nga. Hoàng Hải nằm tại hướng tây, Đông Trung Quốc Hải ở phía nam, và Biển Nhật Bản (Triều Tiên Đông Hải) ở hướng đông. Các đảo đáng kể gồm có Tể Châu Đảo, Uất Lăng Đảo và Độc Đảo.
Phần phía nam và phía tây của vùng đất lục địa Triều Tiên là những đồng bằng phát triển, trong khi phần phía tây và phía bắc có nhiều đồi núi. Núi cao nhất Triều Tiên là núi Bạch Đầu (Baekdu) (2744 m, Trung Quốc gọi là "núi Trường Bạch"). Biên giới với Trung Quốc chạy qua dãy núi này. Phần kéo dài về phía nam của núi Bạch Đầu là một cao nguyên gọi là Gaema Gowon. Cao nguyên này chủ yếu được nâng lên vào thời Đại Tân Sinh và một phần bị bao phủ bởi tro núi lửa. Về phía nam của Gaema Gowon, nhiều dãy núi kế tiếp toạ lạc dọc theo bờ biển phía đông của bán đảo Triều Tiên. Những dãy núi này được đặt tên là Bạch Đầu đại cán (Baekdudaegan). Một số núi quan trọng bao gồm Sobaeksan (2.184 m), Baeksan (1.724 m), Kim Cương sơn (1.638 m), Seoraksan (1.708 m), Taebaeksan (1.567 m) và Jirisan (1.915 m). Có một số núi thấp hơn, những dãy núi thứ hai có hướng gần như vuông góc với hướng núi Baekdudaegan. Chúng phát triển dọc theo đường nối lục địa thời Đại Trung Sinh và hướng của chúng là tây bắc và tây tây bắc.
Tương phản với những dãy núi cổ trên lục địa, một số đảo quan trọng của Triều Tiên được hình thành bởi các hoạt động núi lửa trong Đại Tân Sinh gần đây. Đảo Tể Châu, tọa lạc xa về phía nam của bán đảo Triều Tiên, là một đảo núi lửa lớn với núi chính là Hán Noa (1950 m). Đảo Úc Lăng và Độc Đảo là những đảo núi lửa trên Biển Nhật Bản, mà thành phần có nhiều felsic hơn Tể Châu. Những đảo núi lửa có xu hướng trẻ hơn đối với các núi di chuyển về phía tây.
Bởi vì những vùng núi có hướng ngả về phần đông của bán đảo, những con sông lớn có xu hướng chảy về phía tây. Hai trường hợp ngoại lệ là sông Lạc Đông và sông Seomjin chảy về phía nam. Các con sông quan trọng chảy về phía tây bao gồm sông Áp Lục, sông Cheongcheon, sông Đại Đồng, sông Hán, sông Cẩm và sông Vinh San. Những con sông này làm lụt các đồng bằng và cung cấp một môi trường lý tưởng cho việc trồng lúa.
Phía nam và tây nam bờ biển của bán đảo Triều Tiên là đường bờ biển Lias khá phát triển. Nó được biết đến như là Dadohae trong tiếng Triều Tiên. Đường bờ biển phức tạp tạo ra những biển ôn hòa và môi trường biển tĩnh lặng cho phép tàu thuyền đi lại an toàn, đánh cá và trồng rong biển. Thêm vào đường bờ biển phức tạp, bờ phía tây của bán đảo Triều Tiên có cường độ thủy triều rất cao (tại Nhân Xuyên, khoảng giữa bờ biển phía tây, nó cao đến 9 m). Những tấm chắn thủy triều lớn đang được phát triển trên bờ biển phía nam và tây của bán đảo Triều Tiên.
[sửa] Nhân khẩu
Xem: Nhân khẩu của Hàn Quốc, Nhân khẩu của Bắc Triều Tiên
Triều Tiên được định cư bởi một sắc tộc thuần nhất là người Triều Tiên. Họ sử dụng một ngôn ngữ riêng là tiếng Triều Tiên và hệ thống chữ viết đặc thù hangul.
Sắc tộc thiểu số sinh sống trên bán đảo Triều Tiên có thể kể tới người Hoa (khoảng gần 20.000) ([1]) chủ yếu ở Hàn Quốc. Ngoài ra có một vài nhóm cộng đồng người gốc Hoa và gốc Nhật được cho là còn định cư ở phía bắc Triều Tiên [[2]).
Lực lượng lao động nước ngoài ở Hàn Quốc chủ yếu bao gồm những lao động đến từ các nước như Bangladesh, Pakistan, Philippines và Việt Nam, tổng cộng khoảng hơn nửa triệu. Cũng có thể kể tới hơn 10.000 người Mỹ, Úc, Anh, Canada, Ireland làm công tác giảng dạy tiếng Anh tại đây. Và khoảng 30.000 lính Mỹ đồn trú thường trực trên lãnh thổ Hàn Quốc.
Tổng dân số trên bán đảo Triều Tiên là khoảng 73 triệu người.
[sửa] Ngôn ngữ
Xem chi tiết: Tiếng Triều Tiên, Hangul
Xem thêm: Chữ số Triều Tiên, Tên Triều Tiên
[sửa] Văn hóa
Xem chi tiết: Văn hóa Triều Tiên
Xem thêm: Kiến trúc Triều Tiên, Nghệ thuật Triều Tiên, Đồ gốm Triều Tiên
Hình:Korea south kangnung kyongpodae.jpg
Kiến trúc Phật giáo Triều Tiên
Trong sách Trung Quốc cổ, Triều Tiên được nhắc đến như là "Cẩm tú giang sơn" (錦繡江山) và "Đông phương lễ nghi chi quốc" (東方禮儀之國). Trong suốt thế kỉ thứ 7 và thứ 8, buôn bán thương mại đường bộ và đường thủy nối Triều Tiên với Arabia. Xưa nhất là từ năm 845, những thương Ả Rập đề cập Triều Tiên với câu nói "Phía bên kia biển qua khỏi Trung Quốc là một đất nước nhiều đồi núi gọi là 'Silla', giàu vàng. Người Muslim lạc đến nơi đó bị thu hút bởi những tính cách ở đó đến nỗi mà họ ở lại luôn nơi đó và không muốn rời đi."
Theo sử sách Nhật Bản, các học giả Triều Tiên đã giới thiệu kiến thức và kỹ thuật của Trung Quốc, kể chữ Hán và những tác phẩm kinh điển, như là Luận ngữ vào Nhật Bản. Vào năm 554, vương quốc Triều Tiên tên là Bách Tế gửi bác sỹ, chuyên gia dược thảo và làm lịch và thầy tu đến Nhật Bản, và năm 602, một sư Bách Tế tên là Kwalluk, được gửi đi để đem các sách về thiên văn học, làm lịch, địa lý và tôn giáo.
Những hội hè Triều Tiên thường phô diễn nhiều màu sắc sặc sỡ, được gán cho những ảnh hưởng từ Mông Cổ: đỏ sáng, vàng và xanh thường đánh dấu những motif truyền thống của Triều Tiên [3]. Những màu sáng này đôi lúc được thấy trong bộ quần áo truyền thống được biết đến như là hanbok.
[sửa] Tôn giáo và giáo dục
Xem chi tiết: Khổng giáo Triều Tiên, Phật giáo Triều Tiên, Thiên chúa giáo ở Triều Tiên
Truyền thống Khổng giáo đã thống trị ý nghĩ của người Triều Tiên, cùng với các đóng góp của Phật giáo, Lão giáo và Shaman giáo. Tuy nhiên, từ giữa thế kỉ 20 Cơ Đốc giáo đã cạnh tranh với Phật giáo để trở thành một ảnh hưởng tôn giáo chính ở Nam Triều Tiên, trong khi tôn giáo bị cấm đoán ở Bắc Triều Tiên.
Theo thống kê năm 2003 bởi Nhà nước Nam Triều Tiên, khoảng 46% công dân thú nhận là không theo một tôn giáo đặc biệt nào. Cơ Đốc giáo chiếm 27,3% tổng dân số và Phật giáo 25.3%.
Người Triều Tiên coi trọng học thức và ưu đãi giáo dục và học hỏi các kinh điển Trung Quốc; những đứa bé Yangban được giáo dục kỹ trong Hanja. Cho đến thời hiện đại, người Triều Tiên đặt nặng vào địa vị cha truyền con nối. Cho đến thế kỉ thứ 10, "địa vị cốt lõi" của một người đàn ông (xác định bởi thứ bậc của cha và mẹ anh ta) định ra vị trí xã hội của anh ta và vị trí nào trong nhà nước anh ta được chỉ định. Từ thế kỉ thứ 10 đến hết thế kỉ 19, vị trí xã hội của cha và mẹ của anh quyết định các kì thi dân sự, nếu có, anh có thể tham dự nhưng không bảo đảm sẽ có được vị trí đó.
Vào tháng 4 năm 2006, Nam Triều Tiên trở thành nước đầu tiên trên thế giới cung cấp dịch vụ nối mạng Internet tốc độ cao đến tất cả các trường tiểu học và trung học. [4]
[sửa] Ẩm thực
Xem chi tiết: Ẩm thực Triều Tiên
Xem thêm: Lễ trà Triều Tiên, Món ăn triều đình Triều Tiên
Ẩm thực Triều Tiên nổi tiếng với món kimchi, sử dụng một quá trình lên men đặc trưng để bảo quản rau cải. Ớt cũng được sử dụng nhiều, do vậy các món ăn nổi tiếng là cay. Bulgogi (bò hay heo nướng tẩm sốt), galbi (xườn) và samgyeopsal (thịt heo mỡ) là những món thịt khai vị phổ biến. Những bữa ăn Triều Tiên hay đi kèm theo súp hay món hầm, thường được làm với bột đậu dwenjang.
*
***
*
Thể thao
Xem thêm: Korean martial arts
Nam Triều Tiên là nước chủ nhà trong Thế vận hội mùa hè 1988 ở Seoul, giúp thúc đẩy kinh tế nước này thông qua tăng cường du lịch và sự công nhận rộng rãi hơn của thế giới. Vào thời điểm đó, Bắc Triều Tiên tẩy chay sự kiện đó với cớ là họ không được mời làm nước đồng chủ nhà.
Một đội thống nhất dưới lá cờ thống nhất vào năm 1991 đã thi đấu trong giải Vô địch bóng bàn thế giới lần thứ 41 ở Chiba, Nhật Bản và trong Giải bóng đá trẻ thế giới lần thứ 6 ở Lisbon, Portugal. Một đội tuyển của toàn bộ Triều Tiên diễu hành dưới cờ Thống nhất trong lễ khai mạc Thế vận hội mùa hè 2000 ở Sydney, Á vận hội 2002 ở Busan, Thế vận hội mùa hè 2004 ở Athena và Thế vận hội mùa đông 2006 ở Torino nhưng thi đấu riêng trong các sự kiện thể thao. Cũng như trong Á vận hội 2006, các viên chức Nam Triều Tiên đã công bố rằng cả hai nước sẽ thi đấu trong cùng một đội.
Vào mùa hè năm 2002, Giải vô địch bóng đá thế giới 2002 được tổ chức bởi Nam Triều Tiên và Nhật bản trên 10 sân vận động của mỗi nước. Tuy nhiên hai nước Triều Tiên thi đấu như hai đội khác nhau. Đã có vài đề nghị là Bắc Triều Tiên nên đứng ra làm chủ nhà cho một hay hai trận, nhưng không có điều gì như thế đã xảy ra. Trong khi Nam Triều Tiên tự động được vào vòng chung kết vì là nước đồng chủ nhà và đã vào tận bán kết (xếp thứ 4, thua Thổ Nhĩ Kỳ), Bắc Triều Tiên đã không qua được vòng loại khu vực châu Á (thuộc liên đoàn bóng đá châu Á) và không tham dự vòng chung kết.
[sửa] Khoa học và kỹ thuật
Một trong những di tích nổi tiếng nhất trong lịch sử khoa học và kỹ thuật của Triều Tiên là Chiêm tinh đài (Cheomseongdae), một đài quan sát thiên văn cao 9 mét xây dựng vào năm 633. Nó phục vụ như là một trong những trạm quan sát thiên văn cổ xưa nhất của thế giới.
Tài liệu được in ấn xưa nhất trên thế giới là một quyển kinh Phật in tại Triều Tiên vào khoảng 750-751. Bản in bằng kim loại di chuyển được được phát minh ở Triều Tiên vào năm 1232, trước khi Johann Gutenberg phát triển bản in chữ bằng kim loại (Cumings 1997: 65). Mặc dù người Triều Tiên sử dụng các khuôn in bằng gỗ vào năm 751, đây là một phát triển đáng kể trong việc in ấn cho phép tiếp tục sử dụng một khuôn in cũ. Hangul, một trong những ngôn ngữ phiên âm khoa học nhất thế giới, được tạo ra bởi vua Thế Tông vào năm 1443. Một trong những đồng hồ nước tự động đầu tiên trên thế giới được sáng chế năm 1434 bởi Chang Yong-sil, người sau này phát triển các loại đồng hồ nước phức tạp hơn với các thiết bị thiên văn, đo nước, đo lượng mưa.
Trong suốt thời đại nhà Joseon, tơ lụa Triều Tiên được đánh giá cao bởi Trung Quốc và đồ gốm Triều Tiên tráng men xanh có giá trị cao ở Nhật. Người Trung Quốc nghĩ rằng đồ sành sứ Triều Tiên có chất lượng cao, nhưng điều này chỉ đúng cho đến hết triều đại Cao Ly. Trong suốt giai đoạn này, Triều Tiên đạt được nhiều tiến bộ trong các nghệ thuật và đồ thủ công truyền thống, chẳng hạn như men sứ trắng, tơ lụa mịn và giấy. Cũng trong thời gian này, tàu chiến bọc sắt đầu tiên trên thế giới, Geobukseon (hay "Tàu con rùa"), được phát minh.
Tuy nhiên, sự ngưng trệ bắt đầu xảy ra trong thời gian sau của triều đại Joseon và Triều Tiên trở nên lạc hậu so với phương Tây.
Ngày nay, Nam Triều Tiên dẫn đầu thế giới với số lượng kết nối mạng Internet tốc độ cao tính trên đầu người. Nam Triều Tiên cũng là nhà sản xuất lớn các sản phẩm công nghệ cao như điện thoại di động và màn ảnh plasma. Nam Triều Tiên cũng chỉ đứng thứ hai trên thế giới trong việc sử dụng các kỹ thuật tiêu thụ mới, chí sau Đài Loan [http://www.parksassociates.com/press/press_releases/2005/gdl6.html1. Bắc Triều Tiên tiếp tục sử dụng hầu hết các kỹ thuật lạc hậu từ thập niên 1960 và thập niên 1970.
[sửa] Tham khảo
Cumings, Bruce. Korea's Place in the Sun, Norton, 1997. ISBN 0-393-31681-5
Kim, et al. Women of Korea: A History from Ancient Times to 1945, Ewha Womans University Press, 1976. ISBN 89-7300-1167.
[sửa] Đọc thêm
Chun, Tuk Chu. "Korea in the Pacific Community." Social Education 52 (March 1988), 182. EJ 368 177.
Cumings, Bruce. The Two Koreas. New York: Foreign Policy Association, 1984.
Focus On Asian Studies. Special Issue: "Korea: A Teacher's Guide." No. 1, Fall 1986.
Lee Ki-baik. A New History Of Korea. Cambridge: Harvard UP, 1984.
Lee Sang-sup. "The Arts and Literature of Korea." The Social Studies 79 (July-August 1988): 153-60. EJ 376 894.
*
***
*
Xem thêm
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và tài liệu khác về:
Triều Tiên
Lịch sử Triều Tiên
Tên gọi Triều Tiên
Hàn Quốc
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
[sửa] Liên kết ngoài
CIA World Factbook Entry for South Korea
CIA World Factbook Entry for North Korea
Country study South Korea
Country study North Korea
Korea tại Dự án thư viện mở (suggest site)
Tiêu bản:Wikicities
Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/Triá»u_Tiên”
*
***
*
http://vi.wikipedia.org/wiki/Triá»u_Tiên
Chiến tranh Triều Tiên: Kỷ niệm 50 năm hiệp định đình chiến ...
Ngày 27 tháng 7 năm 1953, một hiệp định đình chiến đã chấm dứt các cuộc xung đột trong chiến tranh Triều Tiên, như lời loan báo của Tổng Thống Eisenhower ...www.voanews.com/vietnamese/archive/2003-07/a-2003-07-28-28-1.cfm
VOA News - Bắc, Nam Triều Tiên ấn định thời điểm cho ...
Đó là hiệp định đình chiến năm 1953 đã giúp đình chỉ cuộc giao tranh, nhưng không chính thức chấm dứt chiến tranh Triều Tiên. ...www.voanews.com/vietnamese/2007-05-31-voa18.cfm
CSVN Va Bon Toi Phan Boi To Quoc
Hai năm sau Chiến Tranh Triều Tiên kết thúc bởi Hiệp Định Đình Chiến Bàn Môn Điếm tháng 7, 1953. Thất bại trong chiến tranh Triều Tiên, từ 1953 Trung Cộng ...www.hdvnbtdt.org/article.php3?id_article=690
BBC Vietnamese
Các đại biểu tới thăm nghĩa trang quốc gia Seoul, nơi nhiều người thiệt mạng trong cuộc chiến tranh Triều tiên đã được chôn cất, và sẽ tới xem một trận bóng ...www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2005/08/050814_koreas_independence.shtml
.: Hướng Dương - CHIẾN TRANH THÁI BÌNH DƯƠNG THẾ CHIẾN THỨ 2: 1939 ...
Trong chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam, Hoa Kỳ cũng đã tính tới việc dùng đại bác nguyên tử hay bom nguyên tử. Rất may, hoàn cảnh chưa thuận tiện để ra ...www.huongduong.com.au/article_185.html?PHPSESSID=4d5
New Page 1
Trong chiến tranh Triều Tiên ta thấy quân Nam Hàn rút hẳn về phía Nam gần như thua trận, nhưng sau đó quật ngược lại quân xâm lăng từ phương Bắc như vũ bão ...www.quocgianghiatu.com/36.htm
BBC Vietnamese
Mới đây khi đọc một số bài trên trang www.nuocnga.net tôi mới được biết về những người lính Liên Xô bắn cháy máy bay Mỹ ra sao trong chiến tranh Triều Tiên ...www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2005/08/050814_hoangminhthaolistener.shtml
vietnam : Bài học Triều Tiên
Trước chiến tranh, Triều Tiên còn mang tên là Cao Ly và được mệnh danh là "Xứ Bình Minh Yên Tịnh", nổi tiếng có nhân sâm quý giá. Giống như Việt Nam, ...www.lmvntd.org/vndc0800/bai06.htm
Những sự kiện quan trọng trong quan hệ đối ngoại của Hoa Kỳ, bài 3 ...
Quyết định cách chức Tướng Douglas MacArthur của Tổng thống Truman năm 1951 đã dẫn tới quyết định tiến hành cuộc Chiến tranh Triều Tiên để bảo vệ Nam Triều ...vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_ej0406_iii.html
talawas Như Huy - Về triển lãm “Xin chào, My Darling”
... trạm giải phẫu quân sự tạm thời số 4077 (4077th Mobile Army Surgical Hospital) ở Uijeongbu, Hàn Quốc, trong thời gian diễn ra chiến tranh Triều Tiên. ...www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=8793&rb=0202
talawas Nam Dao - Việt Nam, con người từ những bóng ma
Khi đó, cái kinh nghiệm chiến tranh Triều Tiên cho thấy Mỹ đã đổ quân trực tiếp tham chiến, từ phía Nam đánh bật lên phía Bắc Triều Tiên, chắc ‚anh em’ ...www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=4378&rb=0307
Trungpt - Links
... trong đó có 104.000 cựu binh, bao gồm những người đã từng tham gia thế chiến thứ II, chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Triều Tiên và vùng Vịnh ...my.opera.com/Trungpt/links/
Khái quát về lịch sử nước Mỹ - Đại sứ quán Hoa Kỳ - Hanoi, Vietnam
Sau khi cuộc Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Truman đã miễn cưỡng phê chuẩn ... Cuộc Chiến tranh Triều Tiên đã làm bùng nổ cuộc xung đột vũ trang giữa Hoa Kỳ ...vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_ushistory_12.html
Lạc lối vào thiên đường Bắc Triều Tiên.
Hàn Quốc cho hay 485 công dân của họ đã bị Bắc Triều Tiên bắt cóc kể từ khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc hồi năm 1953 tới nay. ...www.abc.net.au/ra/bayvut/baivo/s1832894.htm
NHM: Những Bí Ẫn Trong Quan Hệ Trung - Việt
Lý do chúng tôi muốn có quân đội trú đóng ở đó chỉ vì dự phòng tình huống có thể xảy ra như chiến tranh Triều Tiên trước kia thôi. ...www.ykien.net/hmbian.html
vendredi 15 juin 2007
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire